Muồng trĩn - Chữa trị ho

Cây Muồng trĩn là cây như thế nào, mọc ở đâu, bộ phận nào dùng để làm thuốc, tác dụng chữa bệnh như thế nào? Cùng eLib.VN tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Muồng trĩn - Chữa trị ho

Muồng trĩn - Cassia absus L., thuộc họ Đậu - Fabaceae.

1. Mô tả

Cây thảo cao đến 60cm, có lông trĩn. Lá có cuống chung dài 6-8cm, có một tuyến đứng giữa lá chét (2 cặp); lá chét mỏng, xoan thon, dài 2-3cm, rộng 1-2cm, gốc không cân; lá bắc hẹp, dài 1- 4mm. Chùm hoa ở ngọn hay nách lá, dài đến 12cm; hoa thưa, vàng hay cam; Lá đài 3mm; cánh hoa 5- 7mm; nhị 5, gần bằng nhau; bầu có lông cứng. Quả hẹp, dài 4-5cm, rộng 0,7-9,8cm; xoan dẹp, rộng 3- 4mm.

2. Bộ phận dùng

Lá và hạt - Folium et Semen Cassiae Absi.

3. Nơi sống và thu hái

Loài của Ân Độ và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc hoang ở Gia Lai.

4. Thành phần hóa học

Hạt chứa 1-5% base tổng số bao gồm cả chaksine và isochaksine. Chaksine là chất làm giảm sút hoạt động của tim, hô hấp và thần kinh, trung tâm hành tuỷ và cả ruột, không có tác dụng đối với cơ vân. Alcaloid có tính kháng khuẩn. Hạt còn chứa dầ u mà trong thành phần có □-sitosterol.

5. Tính vị, tác dụng

Lá có vị đắng, chát; có tác dụng thu liễm. Hạt chát, gây tẩy rửa nhẹ.

6. Công dụng

Ở Ân Độ, lá được dùng trị ho. Hạt dùng trị nấm tóc, bệnh về da, viêm màng tiếp hợp và đau mắt.

Trên đây là hình ảnh, đặc điểm tự nhiên và công dụng làm thuốc của cây Muồng trĩn. Ngoài ra, để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn khi dùng, nên tham khảo và thực hiện bài thuốc theo hướng dẫn của lương y.

Ngày:21/09/2020 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM