Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Nam Việt (NAVIBANK)

Luận văn Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Nam Việt (NAVIBANK) tìm hiểu về rủi ro tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng. Phân tích tình hình thực tiễn quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt

Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Nam Việt (NAVIBANK)

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng thì tín dụng chiếm tỷ trọng cao nhất, mang lại nhiều lợi nhuận nhất. Đồng thời tín dụng cũng là hoạt động kinh doanh phức tạp nhất so với các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng thương mại (NHTM), đem lại nhiều rủi ro nhất cho ngân hàng. Vì vậy,rủi ro tín dụng nếu xảy ra sẽ có tác động rất lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của mỗi tổ chức tín dụng (TCTD), cao hơn nó tác động ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế. Bên cạnh đó, công tác quản trị rủi ro tín dụng có vai trò cực kỳ quan trọng đối với các ngân hàng nói riêng và cả hệ thống tài chính nói chung. Việc đánh giá, thẩm định và quản lý tốt các khoản cho vay, các khoản dự định giải ngân sẽ hạn chế những rủi ro tín dụng mà ngân hàng sẽ gặp phải, và tất yếu sẽ giảm bớt nợ xấu cho Ngân hàng

1.2 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu về rủi ro tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng. Phân tích tình hình thực tiễn quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt. Từ đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt

1.3 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là những lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng. Trong đó trọng tâm là nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng.

Phạm vi nghiên cứu: khảo sát hoạt động của ngân hàng Nam Việt trong ba năm 2007, 2008, 2009. Từ đó, đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận sử dụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với các học thuyết kinh tế, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp.

Thu thập số liệu: các báo cáo, tài liệu của ngân hàng TMCP Nam Việt, thông tin trên báo chí và internet

2. Nội dung

2.1 Tổng quan về tín dụng ngân hàng và quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng

Tín dụng ngân hàng và vai trò của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường

Rủi ro tín dụng trong hoạt động của NHTM

Quản trị rủi ro tín dụng

Áp dụng các mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam

2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt

Áp dụng các mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam

Thực trang hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Nam Việt

Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Nam Việt

Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Nam Việt

Đánh giá tình hình quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Nam Việt

2.3 Một số giải pháp nhằm nâng cáo chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Nam Việt

Triển vọng và định hướng phát triển của Navibank

Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt

Kiến nghị

3. Kết luận

Rủi ro luôn tiềm ẩn trong mọi hoạt động của cuộc sống con người, là những tình huống xảy ra mà con người không thể lường hết được dẫn đến tổn thất. Và trong hoạt động tín dụng, nguy cơ không thu hồi được nợ, xác suất khách hàng không trả nợ gốc và lãi vay khi đến hạn là tất yếu khách quan. Cùng với những khó khăn của nền kinh tế và cuộc khủng hoảng tài chính trên phạm vi toàn cầu, chất lượng tín dụng của Ngân hàng TMCP Nam Việt cũng chịu tác dộng không nhỏ.  Do đó nâng cao chất lượng tín dụng thông qua hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng là nhiệm vụ hàng đầu của Navibank trong giai đoạn hiện nay

4. Tài liệu tham khảo

Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng.

Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007, luật sửa đổi bổ sung về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng

TS.Hồ Diệu, 2002, Quản trị ngân hàng, TP.HCM, Nhà xuất bản thống kê

TS.Hồ Diệu, 2003, Tín dụng ngân hàng, TP.HCM, Nhà xuất bản thống kê

 Peter.S.Rose, 2004, Quản trị ngân hàng thương mại, Hà Nội, Nhà xuất bản tài chính

-- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn ngân hàng trên--

Ngày:05/08/2020 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM