Luận án TS: Nghiên cứu chữ Nôm và Tiếng Việt trong văn bản

Luận án được hoàn thành với mục tiêu nhằm chỉ ra được mối quan hệ kế thừa, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các bản diễn Nôm truyện Nhị độ mai như một hiện tượng phổ biến trong quá trình lưu truyền các tác phẩm truyện Nôm nói chung. Từ đó khẳng định Nhị độ mai tinh tuyển là một sáng tạo có chủ đích, mang nhiều giá trị văn học độc lập với Nhị độ mai diễn ca.

Luận án TS: Nghiên cứu chữ Nôm và Tiếng Việt trong văn bản

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong hệ thống truyện Nôm Việt Nam có một số lượng lớn truyện lấy nguồn đề tài từ các truyện cổ của Trung Quốc như Song Tinh, Nữ tú tài, Phan Trần, Truyện Kiều, Hoa Tiên, Ngọc Kiều Lê, Nhị độ mai,… Trong đó, Nhị độ mai nổi lên như một hiện tượng được nhiều học giả Việt Nam và Trung Quốc quan tâm do sự đa dạng và không kém phần phức tạp khi lưu truyền, phóng tác, chuyển thể từ tiểu thuyết chương hồi bằng chữ Hán Trung hiếu tiết nghĩa Nhị độ mai. Riêng về thể loại truyện Nôm, ở Việt Nam đã có đến ba tác phẩm khác nhau cùng vay mượn cốt truyện này là NĐMDC (khuyết danh), CDNĐM của Thiện Đình Tiến Sĩ Đặng Xuân Bảng, NĐMTT do Song Đông Ngâm Tuyết Đường soạn. Đây là một trường hợp rất đặc biệt ẩn chứa nhiều điều lí thú cần được quan tâm khai thác. Mặc dù vậy, cho đến nay, chỉ có Nhị độ mai diễn ca được lưu truyền rộng rãi với rất nhiều bản chữ Nôm khắc in và chép tay; được phiên âm và chú thích nhiều lần bằng chữ quốc ngữ; được phân tích và đánh giá giá trị trên nhiều bình diện. Hai truyện Nôm còn lại đều tồn tại ở dạng độc bản chữ Nôm, chưa được phiên âm nên rất xa lạ với độc giả. Vì diễn Nôm không trọn vẹn toàn bộ cốt truyện, việc truyện Nôm CDNĐM ít được nhắc đến là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, việc truyện Nôm NĐMTT cũng chịu số phận tương tự khi chỉ được giới nghiên cứu lướt qua với nhận định đây là tác phẩm “dựa” trên truyện Nôm NĐMDC, ít giá trị hơn NĐMDC lại là điều cần xem xét lại. Theo chúng tôi, NĐMTT thực sự là một truyện Nôm lục bát đặc sắc với nhiều điểm mới mẻ về thể loại (truyện được chia thành các hồi, mỗi hồi có hai câu thơ mở đầu) và nội dung, nghệ thuật. Vì thế, chúng tôi muốn phiên âm, chú thích để giới thiệu văn bản này với độc giả.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Luận án cần khái quát được đặc điểm chữ Nôm sử dụng trong văn bản NĐMTT thông qua thống kê phân loại cấu trúc chữ Nôm trong văn bản, có sự so sánh, đối chiếu với các văn bản Nôm khác.

Luận án cần chỉ ra được những biến đổi trong cấu trúc chữ Nôm và mô hình ghi âm của chữ Nôm hậu kì trong văn bản NĐMTT.

Luận án cần chỉ ra được một số đặc điểm về ngữ âm và từ vựng tiếng Việt cận hiện đại (cuối thế kỉ XIX) thể hiện qua cách ghi âm chữ Nôm trong văn bản NĐMTT. 

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là những đặc điểm văn tự học (về hình thể, âm đọc, ý nghĩa) của chữ Nôm trong văn bản NĐMTT kí hiệu AB.350 Thư viện VNCHN. Ngoài ra, luận án còn tìm hiểu vai trò của chữ Nôm trong văn bản đối với tiếng Việt thông qua bình diện ngữ âm và từ vựng thể hiện trong văn bản tác phẩm.

Phạm vi nghiên cứu:

- Về nội dung: Từ góc độ văn bản học, mô tả văn bản, niên đại, tác giả, tính chân ngụy của văn bản, dị bản, dị văn,… Từ góc độ văn tự học, luận án tìm hiểu đặc điểm chữ Nôm trong văn bản thông qua cấu trúc chữ Nôm. Từ góc độ ngôn ngữ học, luận án tìm hiểu các đặc điểm của tiếng Việt thể hiện trong truyện Nôm NĐMTT ở hai bộ phận quan trọng là ngữ âm, từ vựng. Đối với bộ phận ngữ pháp, phong cách, do ít liên quan đến chữ Nôm trong văn bản NĐMTT, chúng tôi tạm thời không khảo sát.

- Về tư liệu: Ngoài văn bản NĐMTT mang kí hiệu AB.350 của Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, luận án còn khảo sát đối chiếu với nhiều văn bản Nôm khác như các bản sao của AB.350, NĐMDC, Truyện Kiều, QÂTT, TTBH, Thiên chúa Thánh giáo khải mông, CNNÂ,…

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp văn bản học

Phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ học

Phương pháp cấu trúc luận

1.5 Đóng góp mới của luận án

- Làm sáng tỏ nguồn gốc tác phẩm, ý nghĩa nhan đề truyện Nôm Nhị độ mai tinh tuyển và những ảnh hưởng “phản chiếu” của truyện Nôm ra đời sau đối với tác phẩm ra đời trước. Cung cấp bản phiên âm và chú giải khả tín của văn bản Nhị độ mai tinh tuyển có thể dùng để công bố và truyền bá rộng rãi.

- Cung cấp những số liệu đáng tin cậy về các loại cấu trúc chữ Nôm và cách ghi âm chữ Nôm trong văn bản Nhị độ mai tinh tuyển. Thông qua nghiên cứu cấu trúc chữ Nôm trong một văn bản Nôm cụ thể cuối thế kỉ XIX, luận án đưa ra những kết luận có tính khái quát về đặc điểm cấu trúc chữ Nôm hậu kì. Đồng thời, thông qua những chữ Nôm có sự thay đổi trong mô hình ghi âm trong văn bản Nhị độ mai tinh tuyển, luận án có những phương án phân chia nhỏ hơn về quá trình diễn biến cấu trúc chữ Nôm với sự mô hình hóa quan hệ giữa âm xuất phát (âm Hán Việt) với âm Nôm.

2. Nội dung

2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết

Tổng quan về tình hình nghiên cứu

Cơ sở lí thuyết của đề tài

2.2 Khảo cứu về văn bản, tác phẩm truyện Nôm Nhị độ mai tinh tuyển

Tình hình chung về các bản diễn Nôm từ truyện Nhị độ mai

Một số vấn đề văn bản học của NĐMTT

Các bản sao của “Nhị độ mai tinh tuyển”

Một số vấn đề về tác giả, tác phẩm truyện Nôm NĐMTT

2.3 Nghiên cứu chữ Nôm trong văn bản Nhị độ mai tinh tuyển

Thống kê phân loại cấu trúc chữ Nôm

Nhận xét về các loại cấu trúc chữ Nôm trong NĐMTT

Đặc điểm riêng trong phong cách viết chữ Nôm của NĐMTT

2.4 Nghiên cứu tiếng Việt trong văn bản Nhị độ mai tinh tuyển

Cách ghi âm chữ Nôm trong văn bản NĐMTT

Đặc điểm ngữ âm tiếng Việt thể hiện qua chữ Nôm trong NĐMTT

Đặc điểm từ vựng tiếng Việt thể hiện qua chữ Nôm trong NĐMTT

3. Kết luận

Từ góc độ ngữ âm, thông qua các mô hình ghi âm chữ Nôm trong NĐMTT có sự thay đổi so với các văn bản Nôm trước đó, chúng tôi đi tới phác thảo sơ đồ diễn biến của cấu trúc chữ Nôm từ phương diện lịch sử ngữ âm tiếng Việt. Sơ đồ này chỉ ra giai đoạn xuất hiện sự đồng qui một số nhóm phụ âm đầu (r/d/gi; tr/gi; d/nh, s/x,…) dẫn tới sự thay thế các mô hình ghi âm chữ Nôm cổ thành các mô hình ngữ âm mới trong chữ Nôm hậu kì (từ CH(tr) thành CH(ch), từ TR(l) thành TR(gi), từ S(l) thành S(s),…).

Từ góc độ từ vựng, luận án chỉ ra được sự Việt hóa các từ song tiết, thành ngữ gốc Hán thành các từ, cụm từ thuần Việt trong NĐMTT. Sự Việt hóa giúp việc đọc và ghi nhớ cũng như lưu truyền phổ biến tác phẩm được thuận lợi, không bị cản trở bởi các từ Hán Việt khó hiểu. Trên cơ sở thống kê định lượng từ Hán Việt và những từ ngữ gốc Hán, chúng tôi khẳng định xu hướng Việt hóa các thuật ngữ, thành ngữ, từ song tiết Hán Việt diễn ra mạnh mẽ và là qui luật tất yếu của văn chương cuối thời trung đại. Chính xu hướng này cũng ảnh hưởng lớn đến cách sử dụng văn tự, nhất là đối với chữ Nôm, thứ chữ viết ra đời từ động cơ muốn thoát li chữ Hán.

4. Tài liệu tham khảo

Đào Duy Anh (khảo đính, chú thích, giới thiệu) (1978), Truyện Hoa tiên (nguyên tác của Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Thiện nhuận chính), Nxb Văn học, Hà Nội.

Trần Kim Anh, Hoàng Thị Ngọ (1987), “Vài nét về tình hình ghi từ lấp láy bằng chữ Nôm trong “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi”, Tạp chí Hán Nôm, số 2, tr. 3-11.

Nguyễn Tài Cẩn (1985), Một số vấn đề về chữ Nôm, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp.

Hoàng Thị Châu (1989), Tiếng Việt trên các miền đất nước, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

Đỗ Quang Chính (1972), Lịch sử chữ quốc ngữ 1620 – 1659, Tủ sách Ra khơi, Sài Gòn.

Nguyễn Thạch Giang (2000), Từ điển văn học quốc âm, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.

Cao Xuân Hạo, Hoàng Dũng (2005), Từ điển thuật ngữ Ngôn ngữ học đối chiếu Anh – Việt, Việt – Anh, Nxb Khoa học xã hội.

Piere Pegneaux de Béhaine (Bá Đa Lộc Bỉ Nhu) (1999), Dictionnarium Annamitico – Latinum 1772-1772 (Tự vị An nam La tinh), Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên dịch và giới thiệu, Nxb Trẻ.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án tiến sĩ Ngữ văn trên ---

Ngày:25/09/2020 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM