Luận án TS: Nhân tố hấp dẫn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các nước Đông Bắc Á vào Việt Nam

Luận án được hoàn thành với mục tiêu nhằm làm rõ lý luận chung về nhân tố hấp dẫn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một quốc gia; vận dụng phân tích thực trạng về nhân tố hấp dẫn vốn đầu tư trực tiếp ngước ngoài từ một số nước Đông Bắc Á vào Việt Nam để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường các nhân tố hấp dẫn vốn đầu tư trực tiếp từ một số nước Đông Bắc Á.

Luận án TS: Nhân tố hấp dẫn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các nước Đông Bắc Á vào Việt Nam

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

“Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) làm gia tăng lượng vốn cho các quốc gia nhận đầu tư và là công cụ quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế của rất nhiều nước trên thế giới” (Wang, 2009). “FDI ảnh hưởng đến nền kinh tế nước nhận đầu tư bằng cách tăng thu nhập quốc gia, năng suất lao động và việc làm. FDI cũng có nhiều tác động lan tỏa, bao gồm chuyển giao công nghệ, chuyển giao kỹ năng quản lý và kỹ thuật sản xuất hiện đại” (Bwalya, 2006). Chính vì tầm quan trọng của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với tất cả các nước nhận đầu tư (nước chủ nhà) đã dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, phải nỗ lực trở nên hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài nhằm thu hút tốt hơn dòng vốn này.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.

Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến đề tài và xây dựng cơ sở lý luận chung về nhân tố hấp dẫn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một quốc gia.

Đánh giá thực trạng và phân tích các nhân tố hấp dẫn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ một số nước Đông Bắc Á vào Việt Nam.

Xây dựng các giải pháp tăng cường nhân tố hấp dẫn của Việt Nam cho giai đoạn đến năm 2030.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố hấp dẫn hấp dẫn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ một số nước Đông Bắc Á vào Việt Nam trên góc độ các nhà đầu tư.

Phạm vi nghiên cứu:

- Không gian nghiên cứu: Khu vực Đông Bắc Á theo Bách khoa toàn thư mở Wipimedia bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Mông cổ, một phần diện tích của Trung Quốc và Nga.

- Thời gian nghiên cứu: Dữ liệu thứ cấp được thu thập trong gian đoạn 1995 - 2017.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Phương pháp định tính kết hợp phân tích, suy luận biện chứng từ thực trạng FDI Nhật Bản và Hàn Quốc, thực trạng về môi trường đầu tư của Việt Nam để khẳng định các nhân tố hấp dẫn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Nhật Bản và Hàn Quốc vào Việt Nam. Và Phương pháp định lượng nhằm kiểm định mối quan hệ giữa các nhân tố hấp dẫn của Việt Nam với vốn FDI Nhật Bản và Hàn Quốc.

1.5 Đóng góp của luận án

Luận án đã thực hiện nghiên cứu định tính và định lượng xác định các nhân tố hấp dẫn của Việt Nam đối với các nhà đầu tư Nhật Bản và Hàn Quốc trong 23 năm giai đoạn từ 1995 - 2017. Đối với kết quả của quá trình nghiên cứu định tính, nghiên cứu đã xác định được mô hình cụ thể về nhân tố hấp dẫn vốn FDI một số quốc gia Đông Bắc Á vào Việt Nam với các biến độc lập bao gồm: Quy mô và nhu cầu của thị trường (GDP), độ mở thương mại (TRADE), chính sách tiền tệ và lãi suất (INFLA), chính sách thu hút đầu tư (TAX), mức lương rẻ (WAGE) và vị trí địa lý thuận lợi (LOCA); còn biến phụ thuộc là số vốn FDI đăng ký đại diện cho quyết định đầu tư của các nhà đầu tư Nhật Bản và Hàn Quốc.

2. Nội dung

2.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án và phương pháp nghiên cứu

Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án

Phương pháp nghiên cứu

2.2 Hệ thống cơ sở lý luận về nhân tố hấp dẫn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Các khái niệm liên quan

Các nhân tố hấp dẫn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Kinh nghiệm và bài học quốc tế tăng cường nhân tố hấp dẫn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

2.3 Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài và các nhân tố hấp dẫn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ một số nước Đông Bắc Á vào Việt Nam

Thực trạng về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ một số nước Đông Bắc Á tại Việt Nam

Đặc điểm các nhân tố về môi trường đầu tư tại Việt Nam

Kết quả đánh giá về các nhân tố hấp dẫn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam đối với các nhà đầu tư Nhật Bản và Hàn Quốc thông qua cuộc khảo sát

Phân tích nhân tố hấp dẫn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ một số nước Đông Bắc Á tại Việt Nam bằng mô hình ARDL đối vói chuỗi dữ liệu thời gian

Đánh giá chung về nhân tố hấp dẫn vốn đầu tư trực tiếp từ một số nước Đông Bắc Á vào Việt Nam

2.4 Một số giải pháp tăng cường nhân tố hấp dẫn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các nước Đông Bắc Á vào Việt Nam

Triển vọng và thách thức đối với hấp dẫn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ một số nước Đông Bắc Á tại Việt Nam

Chủ trương đối với tăng cường nhân tố hấp dẫn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các nước Đông Bắc Á tại Việt Nam

Một số giải pháp tăng cường nhân tố hấp dẫn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ một số nước Đông Bắc Á tại Việt Nam

3. Kết luận

Luận án đã xây dựng các chủ trương để tăng cường và các giải pháp cụ thể để tăng cường các nhân tố hấp dẫn vốn FDI Nhật Bản và Hàn Quốc giai đoạn đến năm 2013, trong đó, các giải pháp để tăng cường hướng đến 4 nhân tố hấp dẫn chính: Hình thành nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo dựng nhân tố hấp dẫn về cơ sở hạ tầng, phát huy và tăng cường nhân tố hấp dẫn độ mở thương mại, phát huy và tăng cường nhân tố hấp dẫn của nhân tố chính sách như chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách ổn định tiền tệ.

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Đặng Hùng Võ (2015), Thực trạng công tác quản lý khai thác tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và nhu cầu tăng cường tính minh bạch.

Hoàng Chí Cương và cộng sự (2013), “Tự do hóa thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam: Một cách tiếp cận thông qua mô hình Lực hấp dẫn và Phương pháp ước lượng Hausman - Taylor”. Tạp chí Khoa học và Phát triển, 11 (1): 85-96.

Hoàng Chí Cương và cộng sự (2013), “Tự do hóa thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam: Một cách tiếp cận thông qua mô hình Lực hấp dẫn và Phương pháp ước lượng Hausman - Taylor”. Tạp chí Khoa học và Phát triển, 11(1): 85-96.

Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Tập 1,2, Tp. Hồ Chí Minh: nhà xuất bản Hồng Đức.

Hồ Nhựt Quang (2010), Quan hệ giữa các biến số kinh tế vĩ mô và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ Trường Đại học Kinh tế - Luật.

4.2 Tiếng Anh

Alan A. Bevan and Saul Estrinb, (2004), “The determinants of foreign direct investment into European transition economies”, Journal of Comparative Economics, 32: 775-787.

Beliak, c., Leibrecht, M., & Stehrer, R. (2010). “The role of public policy in closing Foreign Direct Investment gaps: An empirical analysis”. Empirica, 37 (1), 19-46.

Colin O'Reilly (2015), “Firm Investment Decisions in the Post Conflict Context”, Economics of Transition, Vol. 23, Issue 4, pp. 717-751.

Don, A. W. (2007), Determinant of the Factors Affecting Foreign Direct Investment (FDI) Flow to Sri Lanka and Its Impact on the Sri Lankan Economy, University of the Thai Chamber of Commerce.

Fawaz, B. (2009), Factors affecting foreign direct investment location in the petrochemicals industry, the case of Saudi Arabia, Bbs doctoral symposium 23rd & 24th march 2009.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án tiến sĩ Kinh tế trên ---

Ngày:24/09/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM