Luận văn ThS: Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng

Luận văn ThS Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng nghiên cứu mối quan hệ giữa việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay với việc xử lý tài sản bảo đảm trong các giao dịch dân sự khác để làm rõ nhu cầu thực tiễn của việc ban hành các quy định xử lý tài sản bảo đảm tiền vay trong hoạt động tín dụng ngân hàng

Luận văn ThS: Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng

1. Mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài

Bộ luật Dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ban hành năm 1995 và Luật các tổ chức tín dụng ban hành năm 1997 đã có những thay đổi đáng kể trong các quy định trao quyền chủ động cho các tổ chức tín dụng xử lý tài sản bảo đảm khi bên bảo đảm không thực hiện cam kết. Trên cơ sở các quy định này, Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng, Thông tư liên tịch số 03/2002/TTLT/NHNN-BTP-BCA-BTC-TCĐC ngày 23/4/2001 của Ngân hàng Nhà nước Việt nam, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Tổng cục Địa chính hướng dẫn việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ cho các tổ chức tín dụng và một số văn bản của Chính phủ, các Bộ, ngành đã được ban hành.

1.2 Tình hình nghiên cứu

Liên quan đến việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay, đã có một số công trình khoa học, báo cáo khoa học, một số bài báo tìm hiểu về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, bảo đảm thực hiện hợp đổng kinh tế, hoặc đi sâu nghiên cứu từng khía cạnh của vấn đề xử lý tài sản bảo đảm tiền vay. Có thể kể đến các công trình khoa học như: Luận án Thạc sỹ Luật học "Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng kinh tế" của tác giả Lê Quốc Hiền; Luận án Thạc sỹ Luật học "Thế chấp quyền sử dụng đất bảo đảm hợp đồng tín dụng ngân hàng ở nước ta hiện nay" của tác giả Bùi Thị Thanh Hằng; Luận án Thạc sỹ Luật học "Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đổng tín dụng ngân hàng" của tác giả Trương Thị Kim Dung; Luận án Thạc sỹ Luật học "Công chứng hợp đồng kinh tế và thoả thuận các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng kinh tế, thực trạng và giải pháp" của tác giả Nguyễn Thị Hạnh; Luận án Thạc sỹ Luật học "Chế định hợp đồng vay tài sản trong Bộ luật Dân sự Việt Nam" của tác giả Trần Công Đoàn; Luận án tiến sỹ kinh tế “Những giải pháp về bảo đảm tiền vay” của tác giả Nguyễn Như Minh; Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở "Một số vấn đề về các biện pháp bảo đảm thực hiệnnghĩa vụ dân sự trong Bộ luật Dàn sự Việt Nam" của tác giả Phan Xuân Tuy

1.3 Mục đích, nhiệm vụ của luận văn

Thông qua việc nghiên cứu một cách có hệ thống cơ sở lý luận về xử lý tài sản bảo đảm trong các giao dịch dân sự nói chung, giao dịch bảo đảm tiền vay nói riêng, đổng thời xem xét, đánh giá về thực trạng pháp luật, chúng tôi mong muốn làm sáng tỏ cơ sở lý luận và bản chất của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay, làm tiền đề cho việc bổ sung, hoàn thiện pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp cụ thể được sử dụng trong việc nghiên cứu và thực hiện Luận văn gồm: phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp nhằm làm sáng tỏ những vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu đề tài.

1.5 Những nét mới của luận văn

Nghiên cứu, so sánh giữa bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự nói chung với bảo đảm tiền vay để làm rõ bản chất của giao dịch bảo đảm tiền vay bằng tài sản và việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay, cũng như sự cần thiết và yêu cầu của pháp luật xử lý tài sản bảo đảm tiền vay

2. Nội dung

2.1 Những vấn đề lý luận cơ bản về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng

Khái luận chung về bảo đảm tiền vay

Khái niệm, đặc điểm và các nguyên tắc của việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay

Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay

2.2 Pháp luật xử lý tài sản bảo đảm tiền vay - Thực trạng và những vấn đề đặt ra

Tổng quan về thực trạng pháp luật xử lý tài sản bảo đảm tiền vay

Các quy định về quyền xử lý tài sản bảo đảm tiền vay

Thủ tục, phương thức xử lý tài sản bảo đảm tiền vay

Thanh toán thu nợ từ việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay

Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền 

2.3 Vấn đề hoàn thiện pháp luật xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng

sở hoàn thiện pháp luật xử lý tài sản bảo đảm tiền vay

Định hướng hoàn thiện pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay

3. Kết luận

Việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ cho các tổ chức tín dụng có những đặc điểm chung của việc xử lý tài sản để thực hiện nghĩa vụ trong giao dịch dân sự, kinh tế, đồng thời cũng có những điểm đặc thù, xuất phát từ đặc trưng, tính chất của hoạt động tín dụng ngân hàng. Các đặc điểm này quyết định tới việc xây dựng pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay, cơ chế xử lý và cơ chế áp dụng pháp luật xử lý tài sản bảo đảm tiền vay

4. Tài liệu tham khảo

Văn kiện Đợi hội đại biểu toàn quốc lẩn thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2001

Nghị quyết s ố 51/2001/NQ-UBTVQH ngày 25/12/2001 của Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2002.

-- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn ThS Luật trên--

Ngày:21/08/2020 Chia sẻ bởi:Nhi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM