Luận văn ThS: Pháp luật Việt Nam về tên miền liên quan đến nhãn hiệu

Luận văn ThS Pháp luật Việt Nam về tên miền liên quan đến nhãn hiệu nghiên cứu tìm hiểu một số vấn đề lý luận chung về tên miền nói chung và tên miền liên quan đến nhãn hiệu nói riêng, cụ thể là việc cấp phát, sử dụng, định đoạt và giải quyết tranh chấp tên miền liên quan đến nhãn hiệu

Luận văn ThS: Pháp luật Việt Nam về tên miền liên quan đến nhãn hiệu

1. Mở đầu

1.1 Lý do chn đề tài

Trong xu hướng toàn cầu hóa, các công cụ Internet, trong đó đặc biệt là tên miền và trang web ngày càng đóng vai trò quan trong đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Không chỉ là một địa chỉ định danh trên Internet, tên miền đã trở thành một công cụ quảng bá cho hoạt động kinh doanh và là một tài sản giá trị của doanh nghiệp. Trong môi trường số hóa như hiện nay, một tên miền độc đáo, dễ nhớ sẽ giúp cho người tiêu dùng tìm đến doanh nghiệp một cách dễ dàng hơn. Xuất phát từ tính năng vượt trội của tên miền là công cụ để quảng bá trên internet về các hình ảnh và các sản phẩm, dịch vụ, các doanh nghiệp sẽ gặp nhiều nguy cơ phát sinh tranh chấp tên miền với các chủ thể khác. Với các doanh nghiệp ở những quốc gia đang phát triển như Việt Nam, nơi mà các quy định pháp luật về tên miền còn chưa hoàn thiện, việc tiệm cận giữa yêu cầu thực tế với các quy định pháp luật giải quyết tranh chấp tên miền luôn là một thách thức lớn

1.2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Những tranh chấp tên miền trùng hay tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đang có xu hướng gia tăng nhưng chưa có hướng giải quyết thực sự hiệu quả. Sự chồng chéo hoặc thiếu hụt trong cơ chế, chính sách về tên miền liên quan đến nhãn hiệu đã trở thành một đề tài được một số nhà nghiên cứu, bình luận hoặc cơ quan báo chí đánh giá và phân tích

1.3 Mc tiêu nghiên cu

Mục đích nghiên cứu đề tài là nhằm làm sáng tỏ một cách có hệ thống về mặt lý luận những nội dung cơ bản của các quy định pháp luật Việt Nam về tên miền liên quan đến nhãn hiệu. Bên cạnh đó, đề tài cũng xác định những bất cập trong thực tiễn áp dụng pháp luật và đề xuất những giải pháp tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật trong thời gian tới và nâng cao hiệu quả việc thực hiện, bảo vệ quyền của các tổ chức, cá nhân đối với tên miền liên quan đến nhãn hiệu

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Pháp luật Việt Nam về tên miền liên quan đến nhãn hiệu được nghiên cứu trong luận văn này bao gồm các quy định pháp luật về tên miền nói chung và tên miền liên quan đến nhãn hiệu nói riêng. Trong phạm vi luận văn, tác giả tập trung vào việc phân tích các quy định pháp luật Việt Nam về việc xác lập, sử dụng, định đoạt giải quyết tranh chấp tên miền liên quan đến nhãn hiệu; thực tiễn áp dụng pháp luật và hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật này

1.5 Phương pháp nghiên cu

Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng khi phân tích các vấn đề về tên miền nói chung và tên miền liên quan đến nhãn hiệu nói riêng và khái quát những nội dung cơ bản của từng vấn đề được nghiên cứu trong luận văn

1.6 Ý nghĩa ca lý luận và thực tiễn của luận văn

Đề tài nghiên cứu nhằm sáng tỏ các những các quy định pháp luật Việt Nam có về tên miền cụ thể là các quy định pháp luật về xác lập, sử dụng, định đoạt và giải quyết tranh chấp tên miền liên quan đến nhãn hiệu; thực tiễn áp dụng pháp luật về tên miền liên quan đến nhãn hiệu. Đồng thời, đề tài cũng chỉ ra những vấn đề còn bất cập của pháp luật Việt Nam về tên miền liên quan đến nhãn hiệu, những nguyên nhân của các bất cập này và đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật có liên quan

2. Nội dung

2.1 Một số vấn đề lý luận chung về tên miền và tên miền liên quan đến nhãn hiệu

Những vấn đề lý luận về tên miền

Khái quát về nhãn hiệu và mối liên hệ giữa tên miền với nhãn hiệu

Kinh nghiệm bảo hộ tên miền tại một số nước trên thế giới

2.2 Pháp luật Việt Nam về tên miền liên quan đến nhãn hiệu

Thực trạng pháp luật Việt Nam về tên miền liên quan đến nhãn hiệu

Một số hạn chế, bất cập của pháp luật Việt Nam về tên miền liên quan đến nhãn hiệu

2.3 Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật Việt Nam về tên miền liên quan đến nhãn hiệu

Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật Việt Nam về tên miền liên quan đến nhãn hiệu

Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật

Việt Nam về tên miền liên quan đến nhãn hiệu

3. Kết luận

Trong thời gian qua, Việt Nam đã có một số bước tiến đáng kể trong hoạt động lập pháp liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin. Tuy nhiên, những nỗ lực đó chưa đáp ứng đúng mức nhu cầu thực tiễn đặt ra khi các tranh chấp từ hoặc liên quan đến tên miền phát sinh ngày càng phổ biến với mức độ và tính chất phức tạp ngày càng tăng. Do vậy bên cạnh nhiều giải pháp khác nhau, Chính phủ và các cơ quan chức năng cần ban hành một văn bản quy định cụ thể, chi tiết hơn để tiếp tục củng cố và hoàn thiện hệ thống pháp luật về tên miền nói riêng cũng như pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung ở Việt Nam, hướng đến mục tiêu xây dựng và phát triển một nền kinh tế tri thức vững mạnh và hiệu quả

4. Tài liệu tham khảo

Bộ Thông tin và Truyền thông (2008), Thông tư 10/2008/TT-BTTTT ngày 24/12/2008 của Bộ thông tin và truyền thông quy định về giải quyết tranh chấp tên miền quốc gia “.vn”.

Bộ Thông tin và Truyền thông (2008), Thông tư số 09/2008/TT-BTTTT ngày 24 tháng 12 năm 2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet, Hà Nội

Bộ Thông tin và Truyền thông (2008). Thông tư số 19/2014/TT-BTTTT ngày 05 tháng 12 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet, Hà Nội

-- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn ThS Luật trên--

Ngày:19/08/2020 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM