Luận án TS: Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế - Nghiên cứu trường hợp Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội

Luận án Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế - Nghiên cứu trường hợp Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội được hoàn thành với mục tiêu nhằm hệ thống các lý thuyết căn bản liên quan đến việc tăng cường tính cạnh tranh của dịch vụ viễn thông nói chung và kinh doanh dịch vụ viễn thông nói riêng. Trong đó, luận án sẽ nghiên cứu về khả năng cạnh tranh của kinh doanh dịch vụ viễn thông, các yếu tố ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của kinh doanh dịch vụ viễn thông.

Luận án TS: Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế - Nghiên cứu trường hợp Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 

Kể từ khi gia nhập WTO đến nay, ngành Viễn thông đã và đang thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài, thực tế đã đạt được thành tích tăng trưởng cao song vẫn còn nhiều hạn chế như giá dịch vụ còn cao, chất lượng chưa tốt, hạ tầng chưa đồng bộ, mất cân đối giữa nông thôn và thành thị, chưa phong phú về dịch vụ cũng như chăm sóc khách hàng còn chưa được chuyên nghiệp, v.v... Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn cấp bách như nêu trên, Nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế: Nghiên cứu trường hợp Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội” để thực hiện luận án tiến sĩ kinh tế của mình. 

1.2  Mục đích nghiên cứu

Hệ thống các lý thuyết căn bản liên quan đến việc tăng cường tính cạnh tranh của dịch vụ viễn thông nói chung và kinh doanh dịch vụ viễn thông nói riêng. Trong đó, luận án sẽ nghiên cứu về khả năng cạnh tranh của kinh doanh dịch vụ viễn thông, các yếu tố ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của kinh doanh dịch vụ viễn thông;

Phân tích và chỉ ra các điểm yếu, các hạn chế của các kết quả nghiên cứu trước liên quan đến khả năng cạnh tranh của việc kinh doanh dịch vụ viễn thông để xác định các thiếu sót, các vấn đề còn tồn đọng trong ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông tại Việt Nam, những vấn đề còn chưa được giải quyết trong các nghiên cứu trước đó;

1.3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Phân tích bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay và vai trò, vị thế của dịch vụ viễn thông trong quá trình hội nhập quốc tế.

Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn tình hình phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông nói chung tại Việt Nam.

Đánh giá thực trạng kinh doanh dịch vụ viễn thông, khả năng phát triển của sản phẩm viễn thông tại Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội.

Nghiên cứu các các giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động phát triển dịch vụ viễn thông Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nghiên cứu riêng trường hợp của Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội. 

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng, bối cảnh hội nhập quốc tế và sản phẩm dịch vụ viễn thông di động của Công ty CP viễn thông Hà Nội giai đoạn từ 2010 đến 2017, từ đó đề ra các định hướng giải pháp nâng cao khả năng phát triển của dịch vụ viễn thông tại Việt Nam từ 2018 đến năm đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035.

1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

Ý nghĩa khoa học: Luận án góp phần làm rõ các định nghĩa về dịch vụ viễn thông, kinh doanh dịch vụ viễn thông, các loại hình dịch vụ viễn thông, các phương thức kinh doanh dịch vụ viễn thông

 Ý nghĩa thực tiễn: Luận án đã đánh giá được thực trạng phát triển dịch vụ viễn thông, phân tích được những điểm mạnh, điểm yếu và những nguyên nhân dẫn đến thành công và hạn chế trong quá trình phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam. 

1.6 Phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp thu thập số liệu

Nghiên cứu tổng quan 

Xây dựng cơ sở lý luận về khả năng phát triển đối với phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông

Đánh giá thực trạng phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông và khả năng phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông tại Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội

Nghiên cứu các định hƣớng, giải pháp nâng cao hiệu quả và nâng cao khả năng phát triển kinh doanh của các công ty viễn thông Việt Nam trong bối cảnh hội nhập

2. Nội dung

2.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

Tổng quan tình hình nghiên cứu lĩnh vực viễn thông trong và ngoài nước

Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu về việc kinh doanh dịch vụ viễn thông

2.2  Một số vấn đề lý luận về kinh doanh dịch vụ viễn thông trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Khái niệm

Phân loại các dịch vụ viễn thông

Các giai đoạn phát triển của dịch vụ viễn thông di động

Lý thuyết cạnh tranh trên nền tảng sự cạnh tranh của ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông tại Việt Nam

Kinh nghiệm kinh doanh dịch vụ viễn thông của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm rút ra cho các doanh nghiệp kinh doanh viễn thông tại Việt Nam

2.3  Thực trạng kinh doanh dịch vụ viễn thông Việt Nam thời gian qua - nghiên cứu trường hợp Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội (Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội)  

Đánh giá thực trạng phát triển ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông Việt Nam

Vài nét về kinh doanh dịch vụ viễn thông tại các doanh nghiệp Việt Nam

Thực trạng phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông của công ty viễn thông Hà Nội

Đánh giá thực trạng phát triển kinh doanh của Công  ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội

Cơ hội và thách thức đối với sự phát triển kinh doanh viễn thông của Công  ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội

Bối cảnh hội nhập quốc tế của viễn thông Việt Nam

Đánh giá chung về kinh doanh viễn thông Việt Nam theo mô hình SWOT và đặt vấn đề phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế

2.4 Một số giải pháp phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở việt nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Mục tiêu, chiến lược của kinh doanh viễn thông Việt Nam

Giải pháp phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông và nâng cao khả năng cạnh tranh của Viễn thông Việt Nam

Kiến nghị đề xuất

3. Kết luận

Luận án đã nghiên cứu về quá trình, đặc điểm và thực trạng kinh doanh dịch vụ viễn thông trong trường hợp của Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội. Qua đó, đánh giá thực trạng kinh doanh dịch vụ viễn thông, những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển kinh doanh của dịch vụ viễn thông tại Việt Nam. Thông qua việc phân tích tình hình phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông tại Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội, vấn đề phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập được đặt ra để phân tích và đưa ra giải pháp phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam ở những phần sau. Đưa ra tổng quan tình hình nghiên cứu lĩnh vực kinh doanh dịch vụ viễn thông trong và ngoài nước; qua đó, chỉ ra những đóng góp của luận án đối với sự phát triển của kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông, phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2030.

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Bộ Bưu chính - Viễn thông (2004), Đề án phát triển và thành lập Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam”, Hà Nội.

Bộ Bưu chính - Viễn thông (2007), Chỉ thị số 07/CT-BCVT ngày 7/7/2007 về Định hướng chiến lược phát triển CNTT và truyền thông Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 (gọi tắt là "Chiến lược cất cánh"), Hà Nội.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông và UNDP thực hiện (2003), Điều tra nhu cầu thông tin của nông dân.

Bộ thông tin và truyền thông (2007), Dự thảo Quy hoạch nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2010 và định hướng đến 2020.

Bộ Thông tin và Truyền thông (2009), Sách trắng về công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam 2009, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông, Hà Nội. 

4.2 Tiếng Anh

Abeysinghe, D., & Paul, H. (2005). “Privatization and technological capability development in the telecommunications sector: a case study of Sri Lanka Telecom”. Technology in Society, 27, 487–516.

Anderson, M., & Sohal, A. (1999). “A study of the relationship between quality management practices and performance in small businesses”. International Journal of Quality and Reliability Management, 16(9), 859−877.

Bourreau, M., & Dogyan, P. (2001). “Regulation and innovation in the telecommunications Industry”. Telecommunications Policy, 25, 167 – 184.

Cai, J., & Tylecote, A. (2008). “Corporate governance and technological dynamism of Chinese firms in mobile telecommunications: A quantitative study”. Research Policy, 37, 1790–1811.

Garbacz, C., & Thompson, H. G., (2007). “Demand for telecommunication services in developing countries”. Telecommunications Policy, 31, 276–289

5. Phụ lục

Phụ lục 1: Tổng hợp báo cáo của các doanh nghiệp 

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án tiến sĩ kinh tế trên ---

Ngày:26/08/2020 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM