Luận án TS: Phát triển một số năng lực dạy học Toán cho Giáo viên Tiểu học đáp ứng yêu cầu trường học mới Việt Nam

Luận án được hoàn thành với mục tiêu nhằm xác định và phân tích những điểm đặc trưng cơ bản của THMVN. Đồng thời, chỉ ra những biểu hiện và mức độ của một số NLDH Toán của GVTH đáp ứng yêu cầu các đặc trưng đó. Tác giả đề xuất các nhóm biện pháp nhằm phát triển một số NLDH Toán cho GVTH đáp ứng yêu cầu THMVN.

Luận án TS: Phát triển một số năng lực dạy học Toán cho Giáo viên Tiểu học đáp ứng yêu cầu trường học mới Việt Nam

1. Mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài

Thực tế triển khai mô hình cho thấy: Giai đoạn đầu kết quả mang lại rất khả quan. Tuy nhiên, khi triển khai đại trà trên phạm vi cả nước, đã nổi lên nhiều vấn đề bất cập: nhiều lớp học sĩ số HS quá đông so với quy định, không gian nhỏ hẹp đã ảnh hưởng đến việc tổ chức học nhóm và đánh giá toàn diện HS; GV được đào tạo và đã quen dạy với cách dạy truyền thống, nay chuyển sang cách dạy tổ chức, hỗ trợ HS hoạt động nhóm hợp tác nên có tâm lí ngại đổi mới và cách thức tổ chức còn khá nhiều lúng túng; PHHS chưa hiểu rõ bản chất của mô hình THMVN, chủ yếu là theo dõi những thông tin trái chiều từ dư luận nên cũng còn băn khoăn, chưa tin tưởng vào cách tổ chức dạy học này... dẫn đến vài nơi tạm dừng. Theo đánh giá chung thì trong nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên có nguyên nhân chủ yếu vẫn là vấn đề về NLDH của người GV chưa đáp ứng, đây là vấn đề then chốt không chỉ cho việc dạy học theo mô hình THMVN mà còn cho việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới trong thời gian tới.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Tìm hiểu tổng quan về vấn đề nghiên cứu trong và ngoài nước.

- Nghiên cứu khái quát về nguồn gốc, bản chất, cơ sở khoa học, các thành tố và các đặc trưng cơ bản của THMVN.

- Tìm hiểu các vấn đề cơ bản về NL và NLDH, NLDH môn Toán của GVTH

- Xác định những biểu hiện và mức độ cụ thể của một số NLDH Toán ở người GVTH phù hợp với các đặc trưng của THMVN.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Một số NLDH Toán của GVTH đáp ứng yêu cầu THMVN.

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu, các biện pháp nhằm phát triển các NLDH Toán cho đội ngũ GVTH đáp ứng yêu cầu THMVN ở khu vực ĐBSCL; chú ý xem xét một số yếu tố khác biệt về NLDH đối với GVTH khi dạy học ở trường học truyền thống với GVTH dạy theo THMVN.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

Nhóm phương pháp nghiên cứu phỏng vấn - điều tra - quan sát

Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

Phương pháp nghiên cứu trường hợp

1.5 Đóng góp của luận án

- Luận án góp phần làm rõ thêm cơ sở lí luận về THMVN và về NLDH môn Toán của GVTH; chỉ ra mức độ và các biểu hiện cụ thể của một số NLDH môn Toán phù hợp với các đặc trưng cơ bản của THMVN.

- Khảo sát và phân tích những số liệu trong đánh giá bước đầu về thực trạng NLDH Toán của GVTH đáp ứng yêu cầu THMVN ở các tỉnh thuộc ĐBSCL.

- Đề xuất ba nhóm biện pháp phát triển NLDH môn Toán cho GVTH để đáp ứng yêu cầu THMVN.

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài

Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Cơ sở lí luận của đề tài

Cơ sở thực tiễn của đề tài

2.2 Nhóm biện pháp phát triển một số NLDH môn Toán cho GVTH đáp ứng yêu cầu THMVN

Căn cứ đề xuất biện pháp

Đề xuất các nhóm biện pháp

2.3 Thực nghiệm sư phạm

Mục đích thực nghiệm

Nội dung và cách thức thực nghiệm

Thời gian, đối tượng, địa bàn thực nghiệm

Kế hoạch và biện pháp thực nghiệm

Kết quả thực nghiệm

Phân tích và nhận định về kết quả thực nghiệm

Kết luận chung về kết quả thực nghiệm

3. Kết luận

Từ những kết quả của việc tìm hiểu và phân tích các vấn đề lí luận về THMVN như: nguồn gốc, xuất xứ, bản chất, các thành tố đặc trưng cơ bản của THMVN, cũng như chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của việc triển khai thí điểm THMVN trong thực tiễn, chứng tỏ rằng: THMVN đã tiếp thu những tinh hoa của GDTH thế giới, kế thừa những giá trị của trường học truyền thống và tạo nên những “lát cắt” riêng phù hợp với định hướng đổi mới GDTH theo hướng phát triển NL HS. Mặt khác, các NL cần hình thành và phát triển cho HS tiểu học trong giai đoạn hiện nay đó là: NL tự học, tự giải quyết vấn đề; NL hợp tác; NL tự quản, tự phục vụ đã được THM chú trọng từ trước.

NL chỉ được hình thành và phát triển dựa trên một nền tảng kiến thức, kĩ năng, thái độ vững chắc, thông qua việc cá thể tiến hành các hoạt động trong một môi trường phù hợp, tạo nên những sản phẩm nhất định có thể quan sát được. Tương ứng với một hoạt động nào thì sẽ có những NL của dạng hoạt động đó. Trong quá trình dạy học, người GV nói chung, GVTH dạy Toán đáp ứng yêu cầu THMVN nói riêng cần có rất nhiều những NL cần thiết. Các NL mà luận án đề cập đến chỉ là những NL cơ bản, nền tảng.

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Đặng Tự Ân (2017), Mô hình trường học mới tại Việt Nam, phương pháp giáo dục, NXB GD

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Phương pháp dạy học các môn ở lớp 2, 3, 4, NXB GD.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), “Kỉ yếu hội thảo: Nâng cao năng lực đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục các trường sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông”, Đà Nẵng, 2/2015.

Vũ Quốc Chung (chủ biên), Đào Thái Lai, Đỗ Tiến Đạt, Trần Ngọc Lan, Nguyễn Hùng Quang, Trần Ngọc Sơn (2005), Giáo trình phương pháp dạy học toán ở tiểu học, NXB GD.

Đỗ Tiến Đạt (2011), Dạy học môn Toán ở tiểu học trên cơ sở tổ chức các hoạt động trải nghiệm, khám phá và phát hiện, Chuyên đề Giáo dục Tiểu học tập 51/2011.

4.2 Tiếng Anh

Giselle O. Martin, Kniep (2013), Becoming a Better teacher Eight Innovations that work (Tám đổi mới để trở thành người giáo viên giỏi- Lê Văn canh dịch), NXB GD.

Jean-Marc Denommé, Madeleine Roy (2000), Pour Une Pédagogie Interactive (Tiến tới một phương pháp sư phạm tương tác- Nguyễn Quang Thuấn, Tống Văn Quán dịch) , NXB Thanh Niên, HN.

Robert J. Marzano, Debra J. Pickering, Jane E. Pollock (2013), Classroom Instruction that Works (Các phương pháp dạy học hiệu quả- Nguyễn Hồng Vân dịch, NXB GD.

Scott D. Wurdinger (2016), Teaching for Experiential Learning, Five Approaches that Work

Thomas Armstrong (2011), Multiple Intelligences in the classroom (Đa trí tuệ trong lớp học- Lê Quang Long dịch), NXB GD.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục trên ---

Ngày:25/09/2020 Chia sẻ bởi:Nhi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM