Tổng hợp các phương pháp nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ

Trong bài viết này eLib xin tổng hợp và chia sẻ đến các bạn tổng hợp các phương pháp nghiên cứu được thực hiện trong luận văn thạc sĩ như: Phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp quy nạp - diễn giải, phương pháp so sánh, Phương pháp liệt kê và phương pháp lịch sử...Hi vọng sẽ trở thành thông tin hữu ích giúp các bạn hoàn thành bài luận văn thạc sĩ của mình.

Tổng hợp các phương pháp nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ

1. Khái niệm phương pháp nghiên cứu luận văn thạc sĩ

Phương pháp nghiên cứu luận văn thạc sĩ là công cụ, giải pháp, cách thức, thủ pháp, con đường, bí quyết, quy trình công nghệ phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học. Đây là một trong các yếu tố quyết định thành công của quá trình nghiên cứu khoa học trong luận văn.

Bản chất của phương pháp nghiên cứu khoa học trong luận văn thạc sĩ chính là việc bạn dùng nó một cách có ý thức theo các quy luật vận động của đối tượng đang nghiên cứu trong luận văn nhằm tìm ra các phát hiện mới về đối tượng đó. Theo đó, phương pháp nghiên cứu chính là cách thức dẫn người nghiên cứu đạt đến mục đích sáng tạo.

2. Danh sách các phương pháp nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ

Có nhiều phương pháp nghiên cứu luận văn thạc sĩ khác nhau, mỗi phương pháp có những quy trình thực hiện khác nhau và phù hợp cho những mục đích nghiên cứu khác nhau. 

Vì thế bạn cần nắm rõ chi tiết từng phương pháp để có thể chọn lựa cho bài luận văn thạc sĩ của mình một phương pháp phù hợp. Sau đây là chi tiết các phương pháp nghiên cứu luận văn thạc sĩ có độ tin cậy cao và thường được dùng trong nghiên cứu khoa học.

2.1 Phương pháp phân tích - tổng hợp

Phương pháp phân tích - tổng hợp sẽ được thực hiện theo quy trình là phân tích vấn đề trước, sau đó sẽ tổng hợp lại những điểm chung và đưa ra kết luận.

Theo đó, bạn sẽ tìm hiểu cụ thể và chi tiết những khía cạnh xoay quanh một vấn đề cụ thể, phân tích từ những cái riêng để tìm ra cái chung, thông qua hiện tượng để tìm được bản chất và thông qua những điểm đặc thù để tìm ra được điểm phổ biến.

Sau khi phân tích, bạn sẽ thực hiện bước tổng hợp lại những cái chung, cái đặc thù, cái phổ biến và quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu nhằm có thể nhận thức chính xác và đầy đủ bản chất của vấn đề đề đưa ra các kết luận có tính thuyết phục cao.

Hiện nay, hầu hết các luận văn đề sử dụng phương pháp nghiên phân tích và tổng hợp trong phần giới thiệu đề tài, bàn luận về vấn đề và kết thúc vấn đề. 

2.2 Phương pháp quy nạp - diễn giải

Phương pháp quy nạp và diễn giải lá phương pháp đi sâu vào mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng. Quy nạp có nghĩa là tìm hiểu từ các hiện tượng riêng lẻ, ngẫu nhiên để liên kết chúng lại nhằm tìm ra bản chất của đối tượng nghiên cứu.

Diễn giải thì ngược lại với quy nạp. Diễn giải sẽ phân tích từ bản chất, nguyên tắc và nguyên lý của đối tượng nghiên cứu để tìm ra những hiện tượng cụ thể trong sự vận động của đối tượng.

Các hiện tượng riêng lẻ dùng trong quy nạp có thể đến từ những kinh nghiệm và hiểu biết về sự vật hoặc cũng có thể từ những giả thuyết hay những nguyên lý chung. Những hiện tượng này diễn ra sẽ có những điều trùng lặp và bạn cần quy nạp lại để tìm được nguyên lý chung nhất, tìm ra quy luật vận động, cuối cùng đưa ra giải pháp phù hợp.

Quy nạp và diễn giải có mối liên hệ chặt chẽ và bổ sung qua lại. Nhờ quy nạp mà tìm ra được các kết quả để phát triển nghiên cứu theo phương pháp diễn giải. Qua đó, việc diễn giải có thể tiếp tục mở rộng giá trị của những kết luận quy nạp vào việc nghiên cứu đối tượng.

2.3 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh bao gồm nhiều phương thức so sánh khác nhau là: so sánh tương đối, so sánh tuyệt đối, so sánh bình quân, so sánh theo chiều ngang, so sánh theo chiều dọc.

Phương pháp này thường được áp dụng vào phần nêu ra các dẫn chứng và thực trạng xoay quanh vấn đề nghiên cứu, nhằm  giúp cho bài luận thêm hấp dẫn và có sức hút hơn vì có tính đối chiếu thực tế và tính cạnh tranh. 

2.4 Phương pháp liệt kê

Phương pháp liệt kê là thực hiện việc nêu lên những thông tin tương đồng hoặc tương phản với điều mà bạn đang nghiên cứu để chứng minh cho những luận cứ của bạn.

Phương pháp liệt kê thường được sử dụng trong phần cơ sở lý luận, phần mà bạn cần trích dẫn nhiều nội dung của tài liệu tham khảo liên quan đến vấn đề đang chứng minh, nhằm xây dựng nên cơ sở lý thuyết khoa học vững chắc cho luận cứ mà bạn đang nói đến.

2.5 Phương pháp lịch sử

Phương pháp lịch sử là việc nêu bật lên quá trình phát triển của đối tượng nghiên cứu bằng cách hệ thống những diễn biến, những thay đổi theo thời gian qua những sự kiện liên tiếp nhau từ quá khứ đến hiện tại. Nói cách khác, phương pháp lịch sử là nhằm diễn tả lại toàn bộ tiến trình của lịch sử.

Phương pháp lịch sử giúp nghiên cứu ra nguồn gốc phát sinh, sự phát triển và thay đổi của đối tượng nghiên cứu, nhằm tìm được bản chất và quy luật của đối tượng nghiên cứu.

Cụ thể, phương pháp lịch sử yêu cầu bạn cần tìm ra được những điều khác những điều đã xảy ra trước để thấy những nét đặc thù lịch sử, phải theo dõi những bước biến động, thụt lùi tạm thời,… của phát triển lịch sử để đi sâu vào những uẩn khúc về sự tồn tại đan xen giữa cái cũ và cái mới.

Ngoài ra, phương pháp lịch sử còn đòi hỏi nắm rõ đến từng sự việc cụ thể, nắm rõ tên người, tên đất, không gian, thời gian nhằm mô tả theo đúng những diễn biến lịch sử.

2.6 Phương pháp logic

Phương pháp logic là phương pháp nghiên cứu quá trình phát triển lịch sử qua nhiều hiện tượng lịch sử nhằm phân tích, so sánh, tổng hợp,… để tìm được bản chất, quy luật vận động chung của chúng.

Phương pháp logic không đi sâu vào những uẩn khúc quanh co về sự tồn tại đan xen giữa cái cũ và cái mới như phương pháp lịch sử mà chỉ tập trung tìm hiểu quy luật phát triển tất yếu của đối tượng nghiên cứu 

Phương pháp này chỉ cần nắm được những nhân vật, sự kiện, giai đoạn điển hình qua những phạm trù quy luật nhất định.

2.7 Phương pháp thống kê số liệu

Phương pháp thống kê số liệu là phương pháp tập hợp các số liệu có liên quan đến đối tượng nghiên cứu, nhằm phân tích, so sánh, tổng hợp,… để tìm ra quy luật khách quan trong sự vận động của đối tượng nghiên cứu.

Phương pháp số liệu đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác tối đa thì mới đem lại kết quả chính xác và khách quan nhất. Các số liệu được thu cần cần phải đến từ những tổ chức uy tín, các cơ quan chức năng có thẩm quyền, hoặc số liệu có nguồn gốc rõ ràng.

Đây là một phương pháp hay, có tính thực tế cao và giúp cho ra những phát hiện chính xác, nhưng việc thu thập số liệu chất lượng thường sẽ mang đến nhiều khó khăn cho bạn.

Trên đây là toàn bộ những phương pháp thường được áp dụng trong luận văn thạc sĩ. Hi vọng sẽ giúp bạn hoàn thành luận của chính mình một cách xuất sắc. Chúc các bạn thành công!

Ngày:20/01/2021 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM