Luận văn ThS: Quyền của người đồng tính

Luận văn ThS Quyền của người đồng tính nghiên cứu phân tích và làm rõ nhận thức của xã hội Việt Nam qua các thời kỳ về bản chất, nguyên nhân và biểu hiện của hiện tượng đồng tính.

Luận văn ThS: Quyền của người đồng tính

1. Mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài

Hiện tượng đồng tính đã tồn tại từ rất lâu trong lịch sử, văn hóa và tôn giáo ở mọi thời đại của xã hội loài người. Tình yêu và tình dục đồng tính được khai thác khá nhiều trong các tác phẩm nghệ thuật từ thời La Mã cổ đại, thời Phục Hưng, khắp từ Châu Âu sang Trung Đông, Ả Rập, từ Ấn Độ sang Trung Quốc, Nhật Bản. Tại Trung Quốc còn phát hiện ra những di phẩm về chủ đề đồng tính có từ thời Đồ Đồng. Cũng tại Trung Quốc, thời nhà Minh được xem là kỳ cực thịnh cho các sáng tạo lấy cảm hứng từ quan hệ đồng tính. Những bước chuyển của lịch sử, kéo theo là thay đổi xã hội và nhận thức của con người đã đẩy người đồng tính vào góc tối, phải sống giấu mình. Trong thời gian khá dài đó thì hầu hết các dân tộc trên thế giới đã xếp đồng tính là một căn bệnh hoặc một tội lỗi, và bị luật pháp cấm thậm chí còn bị xử rất nặng bao gồm cả tử hình. Cho đến nửa cuối thế kỷ XX, các phong trào đấu tranh vì quyền bình đẳng, tự do, người đồng tính bắt đầu dần dần bước lại ra ánh sáng – đòi lại quyền sống là chính mình.

1.2 Tình hình nghiên cứu

Vấn đề về quyền của người đồng tính ở Việt Nam hiện nay đang là tâm điểm chú ý trên nhiều diễn đàn, các trang thông tin điện tử, các mặt báo… Trong đó, có rất nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc nên hay không nên thừa nhận quyền của người đồng tính và đặc biệt được nhắc nhiều đến đó là quyền kết hôn giữa những người đồng tính. Chính vì vậy các nhà lập pháp Việt Nam, chủ trì là Bộ Tư Pháp hiện đang tiến hành các cuộc khảo sát, thăm dò ý kiến dư luận về vấn đề có những quy định pháp luật đảm bảo quyền của nhóm người thiểu số này

1.3 Mục đích, nhiệm vụ của luận văn

Tim hiểu về lịch sử, văn hóa và pháp luật Việt Nam về người đồng tính và quyền của người đồng tính.

Phân tích và làm rõ nhận thức của xã hội Việt Nam qua các thời kỳ về bản chất, nguyên nhân và biểu hiện của hiện tượng đồng tính.

Từ đó đưa ra nhận định và hướng giải pháp cho Việt Nam về vấn đề bảo đảm quyền của người đồng tính hiện nay

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng về nhà nước, pháp luật, về con người; những thành tựu của khoa học, triết học, lịch sử Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp hệ thống, lịch sử, logic, phân tích, so sánh, tổng hợp. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, tác giả tham khảo ý kiến chuyên gia liên quan đến đề tài.

1.5 Những nét mới của luận văn

So với các đề tài nghiên cứu về người đồng tính trước đây đề cập nhiều đến thái độ kỳ thị của xã hội đối với người đồng tính, nhận thức của một nhóm người về người đồng tính, hay tập trung chủ yếu vào vấn đề hôn nhân đồng tính. Luận văn đưa ra một cách hệ thống từ lịch sử, văn hóa và tôn giáo về người đồng tính và quyền của người đồng tính tại Việt Nam. Từ đó, đưa ra nhận định và kiến nghị giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về quyền của người đồng tính hiện nay

2. Nội dung

2.1 Lịch sử và những vấn đề lý luận chung về người đồng tính và quyền của người đồng tính

Lịch sử về đống tính ở một số nơi trên thế giới

Hệ thống khái niệm

Quan điểm của một số tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam về người  đồng tính và quyền của người đồng tính

Nhận thức về người đồng tính và quyền của người đồng tính trên thế giới và Việt Nam

2.2 Quyền của người đồng tính trong Pháp luật Quốc tế và Pháp luật Việt Nam

Cơ sở lý luận tiếp cận quyền của người đồng tính

Những quy định về quyền của người đồng tính trong khuôn khổ Liên Hợp quốc

Những quy định liên quan đến quyền của ngƣời đồng tính trong Pháp luật Việt Nam

2.3 Thực trạng và phương hướng bảo đảm quyền của người đồng tính ở Việt Nam hiện nay

Thực trạng về quyền người đồng tính ở Việt Nam hiện nay

Một số phương hướng, giải pháp bảo đảm quyền của người đồng tính ở Việt Nam

3. Kết luận

Vấn đề quyền con người của người đồng tính trên thế giới đã được đề cập từ đầu những năm 1990 còn ở Việt Nam thì chỉ một vài năm trở lại đây. Các kênh thông tin về vấn đề này còn hạn chế so với các quốc gia khác. Vấn đề chính mà Việt Nam quan tâm và còn nhiều tranh cãi hiện nay là vấn đề kết hôn và nhận con nuôi của những người đồng tính. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng người đồng tính là con người nên đơn giản là người đồng tính được hưởng đầy đủ quyền con người. Nhưng các bên trong xã hội liên tục đặt ra các câu hỏi: Cho phép kết hôn đồng giới có đi ngược lại truyền thống, đạo đức xã hội Việt Nam, những đứa trẻ trong gia đình có cha mẹ là người đồng tính chịu ảnh hưởng như thế nào, nếu không cho phép kết hôn, nhận con nuôi thì giải pháp tốt nhất là gì? Chính những hoạt động tự đánh giá và lấy ý kiến người dân sẽ đẩy mạnh và nâng cao nhận thức của người dân về quyền con người của người đồng tính và đồng thời cũng là cơ hội để điều chỉnh các Văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp nhất trước khi đưa vào thực hiện. Do đó, Nhà nước cần tạo điều kiện và thúc đẩy các hoạt động này một mặt hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam mặt khác tạo cơ hội cho người đồng tính và những người ủng hộ người đồng tính lên tiếng bảo vệ lợi ích chính đáng của người đồng tính

4. Tài liệu tham khảo

Bạo loạn stonewall. Nguồn: vi.wikipedia.org.

Bảo vệ trẻ em đồng tính đường phố: Nhiều bất cập về thực thi chính sách. Nguồn: http://www.baomoi.com.

Bi kịch khó nói của những „bóng kín‟. Nguồn: http://vietnamnet.vn

Bộ luật dân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc  hội thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005.

-- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn ThS Luật trên--

Ngày:21/08/2020 Chia sẻ bởi:Minh Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM