Luận văn ThS: Quyền của người khuyết tật trong Luật Nhân quyền quốc tế và pháp luật Việt Nam

Luận văn ThS Quyền của người khuyết tật trong Luật Nhân quyền quốc tế và pháp luật Việt Nam có mục tiêu nghiên cứu nhằm tổng hợp các kiến thức cơ bản pháp luật về quyền của NKT ở Việt Nam, xây dựng hệ thống thông tin tư liệu quy định về quyền của NKT trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam

Luận văn ThS: Quyền của người khuyết tật trong Luật Nhân quyền quốc tế và pháp luật Việt Nam

1. Mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài

Người khuyết tật (person with disabilities) là một bộ phận dân cư trong xã hội loài người. NKT có ở tất cả các nƣớc trên thế giới. Theo thống kê gần đây của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tổng số NKT vào khoảng 650 triệu, chiếm 10% dân số thế giới [16, tr.288]. Ở Việt Nam, theo thống kê của Bộ Lao động và thương binh xã hội, hiện có khoảng 6,7 triệu NKT. NKT được coi là một trong những nhóm thiểu số lớn nhất thế giới và cũng là một trong những nhóm dễ bị tổn thương nhất (bên cạnh các nhóm người dễ bị tổn thương khác như: phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người dân tộc thiểu số…), vì tình trạng khuyết tật khiến họ phải chịu những thiệt thòi trên các phương diện của đời sống xã hội. Vấn đề quyền của NKT không chỉ là mối quan tâm của một quốc gia mà là mối quan tâm của cả cộng đồng quốc tế. Tôn trọng và bảo đảm quyền của NKT là vấn đề mang ý nghĩa nhân đạo, từ thiện và là vấn đề mang ý nghĩa kinh tế, xã hội và pháp lý.

1.2 Tình hình nghiên cứu

Vấn đề quyền của NKT, pháp luật về quyền của NKT liên quan đến mọi quốc gia trên thế giới, cho nên đã có một số công trình khoa học nghiên cứu trong và ngoài nước dƣới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, các công trình nói trên còn để lại nhiều khoảng trống, chưa đề cập một cách toàn diện nội dung, tính khả thi của pháp luật về quyền của NKT. Chưa có công trình nào tiếp cận dưới góc độ quyền con người để nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận của pháp luật về quyền của NKT.

1.3 Mục đích, nhiệm vụ của luận văn

Mục đích của việc nghiên cứu là tổng hợp các kiến thức cơ bản pháp luật về quyền của NKT ở Việt Nam, xây dựng hệ thống thông tin tư liệu quy định về quyền của NKT trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, trang bị cho người khuyết tật các quyền cụ thể để tạo cơ hội cho NKT hòa nhập và phát triển. Đồng thời, tác giả cũng kêu gọi xã hội đẩy mạnh việc tôn trọng NKT, sự đồng cảm đối với NKT, để NKT và người không khuyết tật được sống chung trong môi trường công bằng.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lí luận dùng để nghiên cứu đề tài này là chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề NKT; quan điểm của cộng đồng quốc tế về quyền của NKT; quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta về bảo đảm thực hiện quyền của NKT. Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phân tích – tổng hợp, xã hội học, so sánh, đánh giá để làm sáng tỏ những vấn đề liên quan. Luận văn cũng khai thác thông tin tƣ liệu của các công trình nghiên cứu đã công bố để chứng minh cho các luận điểm.

1.5 Những nét mới của luận văn

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, phân tích, đánh giá, luận văn cũng đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm thúc đẩy, bảo đảm quyền của NKT. ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay, cũng như đưa ra những giải pháp lâu dài góp phần xây dựng pháp luật về quyền của NKT ở Việt Nam.

2. Nội dung

2.1 Lý luận về người khuyết tật, quyền của người khuyết tật, pháp luật về quyền của người khuyết tật

Người khuyết tật

Quyền của người khuyết tật

Pháp luật về quyền của người khuyết tật

2.2 Quyền của người khuyết tật trong luật nhân quyền quốc tế và pháp luật Việt Nam

Các quyền dân sự, chính trị

Các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa.

Quyền của phụ nữ khuyết tật

Quyền của trẻ em khuyết tật

Cơ chế thúc đẩy và bảo vệ quyền của người khuyết tật

2.3 Hoàn thiện pháp luật và cơ chế bảo đảm quyền của người khuyết tật ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Hoàn thiện pháp luật về quyền của người khuyết tật phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế

Xây dựng chủ trương, chính sách đúng đắn về quyền của người khuyết tật

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vấn đề khuyết tật và Luật Người khuyết tật

Hoàn thiện cơ chế thúc đẩy và bảo vệ quyền của người khuyết tật.

3. Kết luận

ICRPD đã thừa nhận rằng khuyết tật là một khái niệm mới, điều này thể hiện tại điểm e – Lời nói đầu – Phụ lục I: “Công nhận rằng khuyết tật là một khái niệm đang phát triển và khuyết tật là kết quả của sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa người bị suy giảm chức năng và những rào cản về quan điểm và môi trường ngăn cản sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của họ vào xã hội một cách bình đẳng với những người khác”. Sự ra đời của Công ước là một bước quan trọng vừa đánh dấu sự quan tâm của cộng đồng thế giới tới NKT, xác định các quyền của NKT, vừa là cơ sở nền tảng cơ bản để các quốc gia thực hiện nghĩa vụ thúc đẩy và bảo vệ quyền của NKT.

4. Tài liệu tham khảo

Nguyễn Thị Báo (2011), Pháp luật về quyền của người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay, Nxb Tƣ pháp, tr. 48, 49, 64.
Bình luận chung số 14 - Quyền đạt được mức độ sức khỏe cao nhất có thể, Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội (2010),
Quyền con người: Tập hợp những bình luận/khuyến nghị chung của ủy ban công ước Liên hợp quốc, Nxb Công an nhân dân, tr.111.

-- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn ThS Luật trên--

Ngày:21/08/2020 Chia sẻ bởi:ngan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM