Luật văn ThS: Quyền xét xử công bằng và vấn đề bảo đảm quyền xét xử công bằng ở Việt Nam

Luật văn ThS Quyền xét xử công bằng và vấn đề bảo đảm quyền xét xử công bằng ở Việt Nam làm rõ lý do vì sao phải đảm bảo quyền được xét xử công bằng. Đồng thời tìm hiểu, phân tích làm rõ thực trạng vấn đề đảm bảo quyền được xét xử công bằng ở Việt Nam, làm rõ các quyền thường bị vi phạm trong thực tiễn và nguyên nhân của nó. Để từ đó, đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao quyền được xét xử công bằng trong pháp luật Việt Nam được thực thi tốt hơn

Luật văn ThS: Quyền xét xử công bằng và vấn đề bảo đảm quyền xét xử công bằng ở Việt Nam

1. Mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài

Quyền được xét xử công bằng là một trong những quyền cơ bản của con người được ghi nhận trong Bộ luật nhân quyền quốc tế như: tuyên ngôn thế giới về nhân quyền của Liên Hợp quốc (UDHR), trong công ước về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR). Quyền này là một tập hợp các đảm bảo tố tụng nhằm đảm bảo quá trình xét xử được công bằng, bao gồm các khía cạnh như được bình đẳng trước tòa án, được suy đoán vô tội, không bị áp dụng hồi tố, không bị bỏ tù chỉ vì không hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng… Quyền này sau đó cũng đã được quy định trong nhiều công ước quốc tế khác như: Công Ước Châu Âu về quyền con người, quy chế tòa án hình sự quốc tế, Trong pháp luật Việt Nam quyền được xét xử công bằng trước tiên được ghi nhận trong Điều 52 Hiến Pháp 1992: “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”, Điều 72 quy định: “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật. Người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự. Người làm trái pháp luật trong việc bắt, giam giữ, truy tố, xét xử gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý nghiêm minh” Quyền được xét xử công bằng giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong một nhà nước Pháp quyền- là nhân tố quan trọng của Nhà nước Pháp quyền. Là công cụ, phương tiện hữu hiệu để bảo vệ quyền con người. Là cơ sở của an ninh con người, phát triển kinh tế -xã hội. Một người được xét xử đúng với những hành vi mà họ gây ra, nghĩa là đảm bảo quyền được xét xử công bằng thì sẽ không ảnh hưởng, hạn chế đến các quyền khác của họ

1.2 Tình hình nghiên cứu

Vấn đề quyền xét xử công bằng đã được một số tác giả, học giả có đề tài, bài viết. Như “Quyền được xét xử công bằng – đề tài nghiên cứu khoa học: Luật tố tụng hình sự Việt Nam đối với việc bảo vệ quyền con người” của tác giả Nguyễn Ngọc Chí, Quyền con người trong tố tụng hình sự Việt Nam của tác giả Đỗ Thị Phượng, trong Tòa án Việt Nam trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền - Nhà xuất bản khoa học xã hội 2012... Tuy nhiên, việc làm rõ nội dung cũng như tầm quan trọng của quyền xét xử công bằng và tìm hiểu thực trạng vấn đề đảm bảo quyền được xét xử công bằng ở Việt Nam dường như chưa có nhiều công trình nghiên cứu, chưa có nhiều bài viết

1.3 Mục đích, nhiệm vụ của luận văn

Nêu khái quát nội dung của quyền được xét xử công bằng

Làm rõ vai trò, vị trí và tầm quan trọng của quyền được xét xử công bằng

Nêu những quy định của pháp luật Việt Nam về quyền được xét xử công bằng. Những nét tương đồng với luật quốc tế và những hạn chế bất cập của nó

Tìm hiểu, phân tích thực tiễn việc đảm bảo quyền được xét xử công bằng ở Việt Nam

Tìm hiểu những vi phạm quyền được xét xử công bằng ở Việt Nam thường xảy ra trên thực tế và nguyên nhân của nó

Đưa ra những đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao quyền được xét xử công bằng được thực thi tốt hơn trên thực tế.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phân tích, tổng hợp, đánh giá để làm sáng tỏ những vấn đề liên quan. Luận văn cũng khai thác thông tin tư liệu của các công trình nghiên cứu đã công bố để chứng minh cho các luận điểm.

1.5 Những nét mới của luận văn

Trên cơ sở những thành quả nghiên cứu được, Luận văn làm sáng tỏ lý do vì sao phải đảm bảo quyền được xét xử công bằng. Đồng thời tìm hiểu thực trạng vấn đề đảm bảo quyền được xét xử công bằng ở Việt Nam. Luận văn cũng đưa ra những kiến nghị, đề xuất nhằm góp phần nâng cao quyền được xét xử công bằng ở Việt Nam trong thời gian tới

2. Nội dung

2.1 Sự cần thiết phải đảm bảo quyền được xét xử công bằng

Khái quát về Quyền được xét xử công bằng

Vai trò, vị trí và tầm quan trọng của quyền được xét xử công bằng

Hậu quả của việc vi phạm quyền được xét xử công bằng

Bảo vệ quyền được xét xử công bằng là một thách thức toàn cầu

2.2 Thực trạng vấn đề đảm bảo quyền được xét xử công bằng ở Việt Nam 

Quy định của pháp luật Việt Nam về quyền được  xét  xử  công  bằng: Những nét tương đồng với luật quốc tế và những hạn chế, bất cập

Thực tiễn vấn đề đảm bảo quyền được xét xử công bằng ở Việt Nam

2.3 Giải pháp nâng cao quyền được xét xử công bằng ở Việt Nam 

Giải pháp nâng cao quyền được xét xử bởi tòa án độc lập, không thiên vị và công khai

Giải pháp nâng cao quyền được suy đoán vô tội

Giải pháp nâng cao quyền bào chữa và nhờ người bào chữa

Giải pháp nâng cao quyền được bồi thường do bị xét xử oan sai

3. Kết luận

Quyền được xét xử công bằng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội chúng tôi. Thứ nhất: nó là công cụ, phương tiện hữu hiệu để bảo vệ các quyền con người. Xuất phát từ đặc điểm của quyền được xét xử công bằng, đó là nó có mối quan hệ hai chiều với các quyền con người khác. Do đó, khi quyền này được đảm bảo thực thi tốt nghĩa là các quyền con người khác cũng được đảm bảo, tôn trọng, ngược lại khi quyền được xét xử công bằng bị vi phạm thì các quyền con người khác cũng bị đe dọa. Thứ hai: quyền được xét xử công là là cơ sở, nền tảng và là trung tâm của pháp quyền. Nói đến pháp quyền là nói đến một nhà nước mà ở đó pháp luật được thượng tôn, không ai được đứng lên trên pháp luật, mọi công dân đều được bảo vệ trước những hành động tùy tiên của các cấp chính quyền nếu như các quyền của họ được ghi nhận trong pháp luật. Nói đến xét xử là nói đến việc thực thi pháp luật thông qua các thể chế tòa án, công tố và cảnh sát. Xét xử công bằng là việc thực thi pháp luật một cách công bằng, hiệu quả và đảm bảo được quyền bình đẳng của tất cả mọi người trước pháp luật

4. Tài liệu tham khảo

Vũ Ngọc Bình (tuyển chọn) (2000), Các nguyên tắc cơ bản về tính độc lập của Tòa án trong quyền con người trong quản lý Tư pháp, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Vũ Ngọc Bình (tuyển chọn), Các nguyên tắc bảo vệ tất cả những người bị giam giữ hay tù dưới bất kỳ hình thức nào, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

Vũ Ngọc Bình (tuyển chọn), Các nguyên tắc cơ bản về vai trò của Luật sư, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội

-- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn ThS Luật trên--

Ngày:21/08/2020 Chia sẻ bởi:Phuong

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM