Luận án TS: Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học cho học sinh trường trung học phổ thông và sinh viên sư phạm hóa học trong dạy học hóa học

Luận án được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học nhằm góp phần phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học của học sinh trường THPT và sinh viên SPHH, nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên tại trường sư phạm và chất lượng dạy học hóa học ở trường THPT.

Luận án TS: Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học cho học sinh trường trung học phổ thông và sinh viên sư phạm hóa học trong dạy học hóa học

1. Mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài

Chương trình và sách giáo khoa (SGK) hóa học trường Trung học phổ thông (THPT) sử dụng NNHH làm phương tiện chủ yếu, tích cựu trong hoạt động nhận thức hóa học, góp phần thực hiện các nhiệm vụ dạy học. Trong môn Hóa học, kiến thức và kĩ năng là một xâu chuỗi có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Kiến thức về NNHH luôn được củng cố và vận dụng thông qua các kĩ năng sử dụng (KNSD) chúng trong học tập. KNSD NNHH là một trong những kĩ năng quan trọng nhất, quyết định đến chất lượng DHHH ở trường THPT. Rèn luyện KNSD NNHH sẽ góp phần phát triển các năng lực học tập khác cho học sinh (HS). Tuy nhiên do đặc thù bộ môn, kiến thức và kĩ năng cơ bản của NNHH thường được nghiên cứu và rèn luyện trước trong các nội dung lý thuyết chủ đạo, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình nhận thức của HS.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài.

Đề xuất biện pháp và quy trình rèn luyện KNSD NNHH cho HS trường THPT trên cơ sở nghiên cứu chương trình môn Hóa học trường phổ thông.

Đề xuất biện pháp và quy trình rèn luyện KNSD NNHH cho SV SPHH trong dạy học học phần Các kĩ năng dạy học cơ bản trong DHHH.

Thiết kế học liệu điện tử (HLĐT) để hỗ trợ rèn luyện KNSD NNHH cho HS trường THPT và SV SPHH. 

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: biện pháp rèn luyện KNSD NNHH trong DHHH cho HS trường THPT và SV SPHH.

Phạm vi nghiên cứu:

- Nội dung nghiên cứu: hệ thống kiến thức và KNSD NNHH của HS trong DHHH ở trường THPT (chương trình nâng cao) và các biện pháp rèn luyện KNSD NNHH trong DHHH cho HS trường THPT và SV SPHH.

- Địa bàn nghiên cứu: một số trường THPT và Đại học sư phạm ở khu vực miền Bắc và miền Nam.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phối hợp các nhóm phương pháp (PP) nghiên cứu đặc trưng của nghiên cứu khoa học giáo dục:

- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp thống kê toán học

1.5 Đóng góp mới của luận án

- Phân tích nội dung NNHH và KNSD NNHH trong trong DHHH ở trường THPT.

- Đề xuất 7 nguyên tắc, 3 biện pháp và quy trình rèn luyện KNSD NNHH cho HS trường THPT qua 3 giai đoạn và 7 bước, góp phần hoàn thiện PP học tập bộ môn Hóa học.

- Đề xuất 7 nguyên tắc, biện pháp và quy trình rèn luyện KNSD NNHH cho SV SPHH qua 3 giai đoạn và 9 bước, một nội dung chưa được chú ý nghiên cứu nhiều trong đào tạo GV hóa học.

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học cho học sinh trường trung học phổ thông và sinh viên sư phạm hóa học trong dạy học hóa học

Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Những cơ sở lý luận của quá trình nhận thức hóa học và quá trình dạy học hóa học

Kĩ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học

Chuẩn đầu ra của sinh viên sư phạm hóa học

Định hướng đổi mới giáo dục phổ thông trong giai đoạn mới

Thực trạng rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học trong dạy học của giáo viên, học sinh trường trung học phổ thông và sinh viên sư phạm hóa học

2.2 Rèn luyện KNSD ngôn ngữ hóa học cho học sinh trường trung học phổ thông và sinh viên sư phạm hóa học trong dạy học hóa học

Hình thành và rèn luyện kĩ năng

Các quan điểm chỉ đạo và nguyên tắc rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học cho học sinh trường trung học phổ thông và sinh viên sư phạm hóa học

Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học cho học sinh trường trung học phổ thông

Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học cho sinh viên sư phạm hóa học

Thiết kế bộ công cụ đánh giá kĩ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học của học sinh trường trung học phổ thông và sinh viên sư phạm hóa học

2.3 Thực nghiệm sư phạm

Mục đích của thực nghiệm sư phạm

Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm

Nội dung và phương pháp tiến hành thực nghiệm sư phạm

Kết quả thực nghiệm sư phạm

3. Kết luận

Luận án đã thực hiện đầy đủ các mục đích và nhiệm vụ được đề ra, thể hiện ở các nội dung sau đây:

Quá trình nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có mối liên hệ rõ rệt giữa trình độ nhận thức hoá học với trình độ KNSD NNHH. KNSD NNHH giữ vai trò quyết định đến chất lượng DHHH.

Kết quả nghiên cứu đã phản ánh thực trạng rèn luyện KNSD NNHH của HS trường THPT và SV SPHH.

Những khó khăn HS trường THPT và SV SPHH gặp trong quá trình rèn luyện KNSD NNHH là cơ sở để chúng tôi đã đề xuất biện pháp rèn luyện KNSD NNHH cho HS trường THPT gồm: lựa chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập; sử dụng kết hợp một số PPDH và KTDH tích cực; ứng dụng công nghệ thông tin và 139 quy trình rèn luyện qua 3 giai đoạn và 7 bước. Đề xuất biện pháp rèn luyện KNSD NNHH cho SV SPHH trong quá trình học tập các học phần nghiệp vụ và qua việc thiết kế và tổ chức các hoạt động ngoại khoá với quy trình 3 giai đoạn và 9 bước.

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Nguyễn Duy Ái (2011). Định luật tuần hoàn và hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học, NXB Giáo dục, Việt Nam.

Nguyễn Duy Ái, Nguyễn Tinh Dung, Trần Thành Huế, Trần Quốc Sơn, Nguyễn Văn Tòng (2001). Một số vấn đề chọn lọc của hóa học tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội.

Nguyễn Như An (1991). Quy trình rèn kĩ năng dạy học cho sinh viên sư phạm. Tạp chí nghiên cứu giáo dục, Số 2.

Nguyễn Như An (1993). Hệ thống kĩ năng giảng dạy trên lớp về môn Giáo dục học và quy trình rèn luyện hệ thống kĩ năng đó cho sinh viên khoa Tâm lí - iáo dục, Luận án Phó tiến sĩ khoa học Sư phạm Tâm lý, trường ĐHSP Hà Nội.

Đào Thị Việt Anh (2006). Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy hóa học theo phương pháp kiến tạo. Tạp chí iáo dục, 141, 35-37. 

4.2 Tiếng Anh

A. H. Johnstone and D. Selepeng (2001). "A language problem revisited", Chem. Educ. Res. Pract. Eur, 2, 19 -29.

Akoobhai, B., Bradley, J.D., and Steenberg, E. (2006). Macro, micro, symbolic: tools for all to construct the chemist’s triangle. Proc 19th ICCE, Seoul, 146.

Baah, R. and Anthony-Krueger, C (2012). An investigation into senior high school students’ understanding and difficulties in writing chemical formulae of inorganic compound. International Journal of Research Studies in Educational Technology, vol.1, number 2, 31-39.

Bradley, J.D (1985). Excellence and the accurate use of language, symbols and representations in chemistry. Proc 8th ICCE, Tokyo, 135-138.

Chimeno, J. (2000). How to make learning chemical nomeclature fun, exciting and palatable, Journal of Chemical Education, 77, 144.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục trên ---

  • Tham khảo thêm

Ngày:25/09/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM