Luận văn ThS: Tạm đình chỉ và đình chỉ điều tra vụ án hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam

Luận văn ThS Tạm đình chỉ và đình chỉ điều tra vụ án hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ đó, có thể chỉ ra những nguyên nhân làm phát sinh những tồn tại trong việc áp dụng chế định tạm đình chỉ, đình chỉ điều tra vụ án hình sự và đưa ra kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về tạm đình chỉ và đình chỉ điều tra vụ án hình sự trên thực tế.

Luận văn ThS: Tạm đình chỉ và đình chỉ điều tra vụ án hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã được Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27/11/2015 và có hiệu lực chính thức kể từ ngày 01/7/2016 với nhiều điểm mới, sửa đổi, bổ sung một cách căn bản và toàn diện so với Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam 2003. Trong đó, một trong những điểm mới quan trọng là Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã quy định đầy đủ, cụ thể hơn về trình tự, thủ tục hoạt động tố tụng trong mỗi giai đoạn nhằm khắc phục những bất cập và hạn chế trong Bộ luật tố tụng hình sự 2003.

1.2 Tình hình nghiên cứu

Trong thời gian qua, ở nhiều mức độ khác nhau, chế định đình chỉ và tạm đình chỉ điều tra vụ án hình sự đã đề cập trong các cuốn giáo trình, bình luận, một số luận văn thạc sĩ và một số bài viết trên tạp chí nghiên cứu về đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án như: Luận văn thạc sỹ Luật học: Đình chỉ điều tra vụ án hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình (2017) của Lê Thế Thanh.

1.3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích của luận văn là nghiên cứu các quy định của BLTTHS 2015 về vấn đề tạm đình chỉ, đình chỉ điều tra dưới khía cạnh lập pháp và việc áp dụng các quy định đó trong thực tiễn. Từ đó, có thể chỉ ra những nguyên nhân làm phát sinh những tồn tại trong việc áp dụng chế định tạm đình chỉ, đình chỉ điều tra vụ án hình sự và đưa ra kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về tạm đình chỉ và đình chỉ điều tra vụ án hình sự trên thực tế.

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận chung về tạm đình chỉ và đình chỉ điều tra; bên cạnh đó là các quy định của BLTTHS 2015 và thực tiễn thi hành các quy định về tạm đình chỉ và đình chỉ điều tra vụ án hình sự, có so sánh với BLTTHS 2003 để thấy được những điểm mới của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về tạm đình chỉ và đình chỉ điều tra vụ án hình sự và thực tiễn áp dụng những quy định này của các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát từ năm 2013 đến hết tháng 06 năm 2019 trên phạm vi cả nước, bởi BLTTHS 2015 mới có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 nên thực tiễn tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ điều tra còn ít.

1.5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn áp dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đấu tranh phòng, chống tội phạm cũng như thành tựu của các ngành khoa học như triết học, lịch sử, lý luận về nhà nước và pháp luật, luật hình sự, luật tố tụng hình sự, tội phạm học, những luận điểm khoa học trong các công trình nghiên cứu, sách bình luận, sách chuyên khảo và những bài viết đăng trên tạp chí của một số nhà khoa học Việt Nam.

1.6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Luận văn làm rõ những vấn đề lý luận, khái niệm tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ điều tra, phân tích rõ các quy định của pháp luật, chỉ ra những điểm mới của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 so với Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về tạm đình chỉ, đình chỉ điều tra cũng như việc áp dụng các quy định này trong thực tiễn trong việc khắc phục những trường hợp oan, sai, bỏ lọt tội phạm do hoạt động khởi tố và điều tra vụ án hình sự gây ra, đồng thời đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, người bị hại.

2. Nội dung

2.1 Những vấn đề lý luận về tạm đình chỉ và đình chỉ điều tra vụ án hình sự

Khái niệm, đặc điểm tạm đình chỉ và đình chỉ điều tra

Cơ sở lý luận về thời hạn điều tra, gia hạn điều tra

hân biệt tạm đình chỉ, đình chỉ điều tra với một số chế định khác

Ý nghĩa của tạm đình chỉ và đình chỉ điều tra vụ án hình sự

2.2 Quy định về tạm đình chỉ và đình chỉ 

Quy định về tạm đình chỉ và đình chỉ điều tra trong vụ án hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành

Thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng hình sự về tạm đình chỉ và đình chỉ điều tra vụ án hình sự

2.3 Yêu cầu, quan điểm và các giải pháp nâng cao hiệu quả tạm đình chỉ, đình chỉ điều tra vụ án hình sự

Yêu cầu nâng cao hiệu quả tạm đình chỉ và đình chỉ điều tra

Quan điểm nâng cao hiệu quả tạm đình chỉ và đình chỉ điều tra

Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao chất lượng tạm đình chỉ và đình chỉ điều tra

3. Kết luận

Luận văn làm rõ những vấn đề lý luận, khẳng định khái niệm tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ điều tra, theo đó: Tạm đình chỉ và đình chỉ điều tra là các hình thức làm tạm ngừng hoặc chấm dứt các hoạt động điều tra do CQĐT áp dụng khi xuất hiện những lý do khách quan không thể tiếp tục tiến hành các hoạt động điều tra. Tạm đình chỉ và đình chỉ điều tra có ý nghĩa chính trị, xã hội cũng như về mặt pháp lý quan trọng. Quy định này góp phần thực hiện các yêu cầu của Nhà nước pháp quyền mà trong đó nổi bật là yêu cầu bảo đảm pháp chế và bảo đảm các quyền tự do, dân chủ của công dân.

4. Tài liệu tham khảo

Nguyễn Ngọc Anh (Chủ biên) (2009), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Trần Văn Biên – Đinh Thế Hưng (Đồng chủ biên) (2017), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Nxb. Thế giới, Hà Nội. 

Bộ Công an (2007), Thông báo kết luận của lãnh đạo Bộ Công an tại Hội nghịsơ kết 2 năm thực hiện Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự 2004, Hà Nội.

-- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn ThS Luật trên--

Ngày:19/09/2020 Chia sẻ bởi:ngan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM