Luận án TS: Tâm thế chiến đấu của Bộ đội Tăng thiết giáp trong Quân đội nhân dân Việt Nam

Luận án Tâm thế chiến đấu của Bộ đội Tăng thiết giáp trong Quân đội nhân dân Việt Nam xây dựng cơ sở lý luận về tâm thế chiến đấu của Bộ đội Tăng thiết giáp trong Quân đội nhân dân Việt Nam; khảo sát, đánh giá thực trạng mức độ biểu hiện tâm thế chiến đấu và các yếu tố ảnh hưởng đến tâm thế chiến đấu của Bộ đội Tăng thiết giáp; đề xuất biện pháp tâm lý - xã hội nâng cao tâm thế chiến đấu của Bộ đội Tăng thiết giáp; tổ chức thực nghiệm tác động nhằm nâng cao tâm thế chiến đấu của Bộ đội Tăng thiết giáp.

Luận án TS: Tâm thế chiến đấu của Bộ đội Tăng thiết giáp trong Quân đội nhân dân Việt Nam

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về tâm thế chiến đấu của Bộ đội Tăng thiết giáp, đề xuất các biện pháp tâm lý - xã hội nâng cao tâm thế chiến đấu cho Bộ đội Tăng thiết giáp trong Quân đội nhân dân Việt Nam; góp phần xây dựng nhân tố tinh thần, tâm lý, nâng cao sức mạnh chiến đấu và khả năng sẵn sàng chiến đấu của Bộ đội Tăng thiết giáp trong tình hình hiện nay.

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các mặt biểu hiện tâm thế chiến đấu và các yếu tố ảnh hưởng đến tâm thế chiến đấu của Bộ đội Tăng thiết giáp trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu

  • Phạm vi nội dung: Xem xét tâm thế chiến đấu ở khía cạnh thái độ đối với hoạt động chiến đấu, biểu hiện qua nhận thức, xúc cảm - tình cảm, hành động của Bộ đội Tăng thiết giáp trong hoạt động huấn luyện - sẵn sàng chiến đấu ở đơn vị.
  • Phạm vi khách thể khảo sát: Luận án nghiên cứu tâm thế chiến đấu của cán bộ quản lý, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan - binh sĩ đơn vị tăng thiết giáp làm nhiệm vụ huấn luyện - sẵn sàng chiến đấu: Lữ đoàn 215/ Binh chủng tăng thiết giáp, Lữ đoàn 201/ Binh chủng tăng thiết giáp, Lữ đoàn 206/ Quân khu 4, Tiểu đoàn 7/ Trường Sĩ quan tăng thiết giáp/ Binh chủng tăng thiết giáp, Tiểu đoàn 3/ Trường Hạ sĩ quan Xe tăng 1/ Binh chủng tăng thiết giáp.
  • Phạm vi thời gian: Luận án được tiến hành nghiên cứu từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 11 năm 2018.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Nhóm phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài đã công bố, các tài liệu: Sách, báo, luận án, chiến lệ tăng thiết giáp, các văn kiện… có liên quan đến tâm thế, tâm thế chiến đấu quân nhân, tâm thế chiến đấu của Bộ đội Tăng thiết giáp làm tiền đề xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu.

Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu, chuyên gia, thực nghiệm, nghiên cứu sản phẩm hoạt động.

Nhóm phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học: Các số liệu điều tra, thực nghiệm sau thực tế được sử dụng một số công thức toán học thống kê với sự trợ giúp của phần mềm SPSS 20.0 trong môi trường Window nhằm làm tăng thêm độ tin cậy và tính chính xác của các kết quả nghiên cứu.

2. Nội dung

2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến tâm thế, tâm thế chiến đấu

  • Các nghiên cứu về bản chất của tâm thế, tâm thế chiến đấu
  • Các nghiên cứu về cấu trúc, biểu hiện của tâm thế, tâm thế chiến đấu
  • Các nghiên cứu về tiêu chí, phương pháp đánh giá tâm thế, tâm thế chiến đấu
  • Các nghiên cứu về sự hình thành tâm thế, tâm thế chiến đấu

Các công trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến tâm thế, tâm thế chiến đấu

  • Các nghiên cứu về bản chất của tâm thế, tâm thế chiến đấu
  • Các nghiên cứu về cấu trúc, biểu hiện tâm thế, tâm thế chiến đấu
  • Các nghiên cứu về tiêu chí, phương pháp đánh giá tâm thế, tâm thế chiến đấu
  • Các nghiên cứu về sự hình thành tâm thế, tâm thế chiến đấu

Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết

  • Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã công bố
  • Những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết

2.2 Cơ sở lí luận

Một số vấn đề lí luận cơ bản về tâm thế, tâm thế chiến đấu của Bộ đội Tăng thiết giáp trong Quân đội Nhân dân Việt Nam

  • Tâm thế và tâm thế chiến đấu
  • Tâm thế chiến đấu của Bộ đội Tăng thiết giáp
  • Đặc điểm hoạt động huấn luyện - sẵn sàng chiến đấu của Bộ đội Tăng thiết giáp

Biểu hiện tâm thế chiến đấu của Bộ đội Tăng thiết giáp trong Quân đội Nhân dân Việt Nam

  • Tâm thế chiến đấu của Bộ đội Tăng thiết giáp biểu hiện qua những hoạt động huấn luyện - sẵn sàng chiến đấu
  • Biểu hiện tâm thế chiến đấu của Bộ đội Tăng thiết giáp

Các yếu tố ảnh hưởng đến tâm thế chiến đấu của Bộ đội Tăng thiết giáp trong Quân đội Nhân dân Việt Nam

  • Các yếu tố bên trong
  • Các yếu tố bên ngoài

2.3 Tổ chức và phương pháp nghiên cứu

Tổ chức nghiên cứu

  • Đơn vị nghiên cứu:
  • Phân bố khách thể nghiên cứu
  • Nội dung nghiên cứu
  • Các giai đoạn nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

  • Phương pháp nghiên cứu tài liệu
  • Phương pháp chuyên gia
  • Phương pháp quan sát
  • Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
  • Phương pháp phỏng vấn sâu
  • Phương pháp nghiên cứu kết quả hoạt động
  • Phương pháp thực nghiệm
  • Phương pháp xử lý số liệu thống kê toán học

2.4 Kết quả nghiên cứu thực trạng

Thực trạng mức độ tâm thế chiến đấu của Bộ đội Tăng thiết giáp trong Quân đội nhân dân Việt Nam

  • Thực trạng biểu hiện tâm thế chiến đấu của Bộ đội Tăng thiết giáp
  • Mức độ tâm thế chiến đấu, mối quan hệ giữa tâm thế chiến đấu với mức độ hoàn thành nhiệm vụ huấn luyện - sẵn sàng chiến đấu của Bộ đội Tăng thiết giáp

Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến tâm thế chiến đấu của Bộ đội Tăng thiết giáp trong Quân đội Nhân dân Việt Nam

  • Các yếu tố bên trong
  • Các yếu tố bên ngoài

Biện pháp tâm lý - xã hội nâng cao tâm thế chiến đấu của Bộ đội Tăng thiết giáp trong Quân đội nhân dân Việt Nam

  • Nâng cao nhận thức của Bộ đội Tăng thiết giáp về hoạt động chiến đấu thông qua giáo dục các nội dung huấn luyện - sẵn sàng chiến đấu ở đơn vị
  • Giáo dục truyền thống chiến đấu của Bộ đội Tăng thiết giáp gắn với xây dựng bầu không khí tích cực, tinh thần đoàn kết gắn bó với tập thể trong thực hiện nhiệm vụ huấn luyện - sẵn sàng chiến đấu
  • Hình thành những biểu tượng trong chiến đấu hiện đại thông qua đổi mới hoạt động huấn luyện - sẵn sàng chiến đấu sát với yêu cầu chiến đấu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
  • Nâng cao trình độ thành thạo chuyên môn nghiệp vụ, trình độ sử dụng vũ khí trang bị, kỹ thuật của Bộ đội Tăng thiết giáp đáp ứng yêu cầu chiến tranh hiện đại
  • Nâng cao năng lực, trình độ tổ chức chỉ huy huấn luyện - sẵn sàng chiến đấu cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ huy ở các đơn vị Tăng thiết giáp
  • Bảo đảm tốt hơn các điều kiện, phương tiện và chế độ chính sách đối với Bộ đội Tăng thiết giáp trong thực hiện nhiệm vụ huấn luyện - sẵn sàng chiến đấu

Kết quả thực nghiệm

  • Kết quả điều tra phát hiện trước thực nghiệm
  • Kết quả khảo sát, kiểm tra sau thực nghiệm
  • Một số vấn đề rút ra từ phân tích kết quả thực nghiệm

3. Kết luận 

Kết quả nghiên cứu thực trạng tâm thế chiến đấu của Bộ đội Tăng thiết giáp cho thấy: tâm thế chiến đấu của Bộ đội Tăng thiết giáp hiện nay ở mức cao; ba mặt biểu hiện tâm thế chiến đấu của Bộ đội Tăng thiết giáp có mức tương đồng nhau: Nhận thức sâu sắc, xúc cảm - tình cảm tích cực và hành động thành thục. Mức độ tâm thế chiến đấu của cán bộ quản lý cao hơn quân nhân chuyênh nghiệp, hạ sĩ quan - binh sĩ, sự khác biệt đó có ý nghĩa thống kê, sự khác biệt đó xuất phát từ các mối quan hệ giữa hạ sĩ quan - binh sĩ và quân nhân chuyên nghiệp, sĩ quan trung cấp và quân nhân chuyên nghiệp, sĩ quan sơ cấp và sĩ quan trung cấp. Trong nhóm cán bộ quản lý không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm cán bộ quản lý khác nhau chức vụ; tuy nhiên có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm cán bộ quản lý khác nhau ngạch sĩ quan về mức độ tâm thế chiến đấu, sự khác biệt đó từ mối quan hệ giữa giữa sĩ quan hậu cần với sĩ quan kỹ thuật. Kết quả kiểm định tương quan giữa các mặt biểu hiện với nhau và với tâm thế chiến đấulà mối tương quan thuận, mạnh đến rất mạnh.

4. Tài liệu tham khảo

Hoàng Anh (2009), Hoạt động - Giao tiếp - Nhân cách, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

Nguyễn Tuấn Anh (2016), “Tâm thế của sinh viên trước khi bước vào thị trường lao động”, Tạp chí Tâm lý học, Số 10 (10/2016), tr. 54-65.

Ăng ghen Ph., Lênin V. I., Stalin J. (1970), Bàn về chiến tranh nhân dân, Nxb Sự thật. Hà Nội.

Nguyễn Ngọc Bích (2000), Tâm lý học nhân cách - Một số vấn đề lý luận, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội....

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án Tiến sĩ Tâm lý học trên ---

Ngày:18/09/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM