Luận văn ThS: Thi pháp xây dựng nhân vật phản diện trong một số truyện Nôm bình dân

Luận văn Thi pháp xây dựng nhân vật phản diện trong một số truyện Nôm bình dân tìm hiểu những vấn đề chung có liên quan tới đề tài như một số vấn đề truyện Nôm, thi pháp và thi pháp nhân vật, vài nét khái quát về nội dung các truyện Nôm tiêu biểu …; tìm hiểu và phân tích thi pháp xây dựng nhân vật phản diện cơ bản trong ba truyện Nôm bình dân tiêu biểu là Thạch Sanh, Tống Trân - Cúc Hoa, Phạm Tải - Ngọc Hoa. 

Luận văn ThS: Thi pháp xây dựng nhân vật phản diện trong một số truyện Nôm bình dân

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Chỉ ra những nét thi pháp cơ bản trong việc xây dựng nhân vật phản diện  ở một số truyện Nôm bình dân. Qua đó, chúng tôi làm rõ hơn quan niệm của tác giả truyện Nôm về kiểu con người phản diện trong đời sống lịch sử, xã hội. Đồng thời, luận văn này cũng góp phần làm rõ hơn về giá trị, sự phong phú của truyện Nôm bình dân nói riêng trong lịch sử phát triển của thể loại truyện Nôm nói chung.

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu về thi pháp xây dựng nhân vật phản diện trong một số truyện Nôm bình dân. Trong luận văn này, chúng tôi lựa chọn một số truyện Nôm tiêu biểu là: Thạch Sanh, Tống Trân - Cúc Hoa, Phạm Tải - Ngọc Hoa .

Phạm vi nghiên cứu: chủ yếu tập trung vào nghiên cứu một số truyện Nôm bình dân tiêu biểu cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX. Chúng tôi lựa chọn những tác phẩm gần gũi, điển hình cho những đặc trưng nghệ thuật của thể loại truyện Nôm bình dân để nghiên cứu. Cụ thể là ba truyện Nôm bình dân tiêu biểu: 

  • Truyện Thạch Sanh 
  • Truyện Tống Trân - Cúc Hoa 
  • Truyện Phạm Tải - Ngọc Hoa

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu thi pháp học để lý giải, cắt nghĩa các hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm.

Phương pháp nghiên cứu lịch sử - văn hóa học để xác định mối tương quan giữa hình tượng nhân vật trong tác phẩm và sự liên hệ với hiện thực đời sống, bối cảnh văn hóa - xã hội đương thời.

hao tác thống kê, phân loại (nhằm cung cấp những số liệu chính xác, tạo cơ sở tin cậy cho những kết luận đưa ra ở luận văn).

Thao tác so sánh: So sánh thi pháp xây dựng nhân vật phản diện giữa một số truyện Nôm bình dân tiêu biểu để thấy được sự giống và khác nhau giữa thi pháp xây dựng nhân vật, từ đó có những lý giải cụ thể.

Thao tác phân tích tổng hợp: Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi vận dụng đan xen, phối hợp hài hòa giữa các thao tác và các phương pháp trên để làm rõ vấn đề nghiên cứu.

2. Nội dung

2.1 Một số vấn đề chung

Một số vấn đề chung của truyện Nôm

  • Khái niệm truyện Nôm
  • Quá trình hình thành và phát triển truyện Nôm
  • Phân loại truyện Nôm

Thi pháp và thi pháp nhân vật

  • Thi pháp
  • Thi pháp nhân vật

Nhân vật văn học và nhân vật phản diện trong truyện Nôm bình dân

  • Nhân vật văn học
  • Nhân vật phản diện trong truyện Nôm bình dân

Giới thiệu khái quát một số tác phẩm truyện Nôm bình dân

  • Truyện Thạch Sanh
  • Truyện Tống Trân - Cúc Hoa
  • Truyện Phạm Tải - Ngọc Hoa 

2.2 Xuất thân, ngoại hình, tâm lí và ngôn ngữ

Xuất thân và ngoại hình của nhân vật

  • Xuất thân
  • Ngoại hình

Tâm lý nhân vật

Ngôn ngữ

  • Ngôn ngữ đối thoại
  • Ngôn ngữ độc thoại

2.3 Tính cách và hành vi của nhân vật

Tích cách nhân vật

Hành vi của nhân vật

3. Kết luận

Xuất thân và ngôn ngữ là một trong những phương diện có ý nghĩa quan trọng trong thi pháp xây dựng hình tượng nhân vật phản diện trong truyện Nôm bình dân. Ở mỗi truyện Nôm, các nhân vật phản diện đại diện cho từng tầng lớp khác nhau trong xã hội, từ vua quan phong kiến thối nát - tiêu biểu trong truyện Phạm Tải - Ngọc Hoa, từ quan lại đến địa chủ giàu có ở địa phương - tiêu biểu trong truyện  Tống Trân - Cúc Hoa đến tầng lớp nhân dân lao động - tiêu biểu qua giới con buôn trong truyện Thạch Sanh. Để xây dựng nhân vật phản diện, không thể không kể đến ngôn ngữ nhân vật. Qua việc nghiên cứu ngôn ngữ của các nhân vật phản diện, chúng tôi nhận thấy, các tác giả truyện Nôm bình dân chủ yếu khắc họa nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại mà rất ít có ngôn ngữ độc thoại. Ngôn ngữ độc thoại chỉ xuất hiện một vài lần ở nhân vật Lý Thông. Trong ba truyện Nôm nghiên cứu, đây cũng là nhân vật có ngôn ngữ đặc sắc hơn cả. Đặc điểm ngôn ngữ của các góp phần khắc họa tính cách, bản chất của mỗi nhân vật phản diện trong truyện Nôm bình dân. Những nhân vật phản diện trong các truyện Nôm bình dân Thạch Sanh, Tống Trân - Cúc Hoa, Phạm Tải - Ngọc Hoa không đơn thuần chỉ là nhân vật trong tác phẩm mà là một sự phản ánh những lực lượng phá hoại xã hội, bộ mặt xấu xa của chế độ phong kiến từ triều đình trung ương đến quan lại địa phương và ngay chính trong nội bộ nhân dân ở giai đoạn suy tàn, mục nát của chế độ phong kiến. Tất cả thi pháp xây dựng nhân vật phản diện được tác giả triển khai trong tác phẩm đều góp phần làm nổi bật hình tượng nhân vật phản diện - những kẻ xấu xa trong lòng xã hội phong kiến đương thời.

4. Tài liệu tham khảo

Lại Nguyên Ân (2009), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. 

Hoa Bằng (1957), Khảo luận về truyện Thạch Sanh, NXB Văn Sử Địa, Hà Nội. 

Nguyễn Minh Cảnh (Chủ biên - 2010), Giáo trình lịch sử  Việt Nam tập 3, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 

Nguyễn Văn Dân (2003), Lí luận văn học so sánh, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. 

Đoàn Lê Giang (2000), Ý thức văn học trung đại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh....

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Văn học trên ---

Ngày:14/08/2020 Chia sẻ bởi:Phuong

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM