Luận văn ThS: Tội giết người theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh

Luận văn ThS Tội giết người theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu những vấn đề lý luận, những quy định pháp lý về tội Giết người, tổng kết thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội phạm này từ đó đưa ra những đề xuất để hoàn thiện những quy định về tội danh này trong Bộ luật Hình sự

Luận văn ThS: Tội giết người theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh

1. Mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài

Trong Tuyên Ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà (nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “… tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” và Tuyên ngôn nhân quyền thế giới ngày 10/12/1948, tại Điều 3 Quy định: “Mọi người đều có quyền sống, được tự do và bảo đảm an ninh”. Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam cũng đã quy định tại Chương II về Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh “Mọi người đều có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật” (Điều 19) [37]

1.2 Tình hình nghiên cứu

Các công trình nghiên cứu trên đã góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về tội Giết người, lịch sử lập pháp hình sự về tội Giết người, dấu hiệu pháp lý cấu thành và đường lối xử lý đối với tội Giết người theo quy
định của pháp luật hiện hành. Đồng thời làm rõ nhiều nội dung liên quan đến công tác đấu tranh phòng, chống tội Giết người như: Tình hình tội Giết người, nguyên nhân, điều kiện, giải pháp phòng, chống tội Giết người…

1.3 Mục đích, nhiệm vụ của luận văn

Nêu và phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận và pháp luật về tội Giết người theo pháp luật Hình sự Việt Nam

Thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội Giết người trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Từ thực trạng việc áp dụng các quy định về tội Giết người, tác giả đưa ra một số giải pháp đảm bảo áp dụng đúng các quy định của pháp luật hình sự về tội Giết người

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử cũng như lý luận về luật hình sự và tội phạm học

Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phân tích, so sánh, đánh giá, tổng hợp, thống kê… để thực hiện các nhiệm vụ của luận văn.

1.5 Những nét mới của luận văn

Luận văn góp phần làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về luật hình sự và tội phạm học đối với tội Giết người. Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên trong các trường Đại học, Học viện chuyên
về Luật

2. Nội dung

2.1 Những vấn đề lý luận về tội Giết người theo pháp luật hình sự Việt Nam

Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội giết người

Tội Giết người theo quy định của Bộ Luật Hình sự năm 1999

Lịch sử phát triển các quy định của pháp luật hình sự về tội giết người

2.2 Thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội Giết người trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Khái quát về tình hình tội giết người trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Thực tiễn định tội danh tội giết người trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Thực tiễn quyết định hình phạt đối với tội giết người trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

2.3 Các giải pháp bảo đảm đúng quy định của pháp luật hình sự về tội giết người trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Hoàn thiện quy định pháp luật về tội giết người

Tổng kết thực tiễn áp dụng quy định về tội giết người

Nâng cao năng lực cán bộ áp dụng pháp luật

Các giải pháp khắc phục nguyên nhân tội giết người

3. Kết luận

Trên cơ sở nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật Hình sự Việt Nam về tội giết người, chúng ta có thể thấy quy định về tội Giết người ngày càng hoàn thiện. BLHS năm 1999 hiện hành đã được xây dựng
trên cơ sở kế thừa những kinh nghiệm lập pháp của cha ông ta. Nó vừa mang tính sáng tạo, đổi mới phù hợp với xu thế phát triển và hội nhập của đất nước vừa giữ được những bản sắc văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục phù hợp với truyền thống lâu đời của dân tộc ta

4. Tài liệu tham khảo

Ban Chấp hành Trung ương - Bộ Chính trị (2002), Nghị quyết số 08/NQ/TW, ngày 02/01/2002 về “Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”.

Ban chỉ đạo Chương trình Quốc gia phòng chống tội phạm (năm 2016), Đề án II “Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tội phạm; tăng cường tuyên truyền giáo dục pháp luật và trách nhiệm công dân về bảo vệ an ninh trật tự”.

-- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn ThS Luật trên--

Ngày:21/08/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM