Luận văn ThS: Tội trộm cắp tài sản từ thực tiễn Quận Đống Đa, Thành Phố Hà Nội

Luận văn ThS Tội trộm cắp tài sản từ thực tiễn Quận Đống Đa, Thành Phố Hà Nội  chỉ ra những bất cập hạn chế trong thực tiễn áp dụng pháp luật về tội trộm cắp tài sản, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự và các giải pháp khác nhằm bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự đối với tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Đống Đa nói riêng, thành phố Hà Nội nói chung

Luận văn ThS: Tội trộm cắp tài sản từ thực tiễn Quận Đống Đa, Thành Phố Hà Nội

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Thực tiễn công tác đấu tranh, phòng chống và xử lý tội phạm cho thấy, nhờ sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan tiến hành tố tụng, chất lượng hoạt động điều tra, truy tố, xét xử ngày càng được nâng cao. Số vụ trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Đống Đa đã được phát hiện chiếm tỷ lệ cao và được đưa ra xét xử nghiêm minh trước pháp luật. Tuy nhiên, công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm nói chung, tội trộm cắp tài sản nói riêng trên địa bàn quận Đống Đa vẫn còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, Tác giả lựa chọn đề tài “Tội trộm cắp tài sản từ thực tiễn quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội” làm luận văn Thạc sĩ với mong muốn trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn xử lý loại tội này sẽ góp phần bảo đảm việc áp dụng đúng pháp luật hình sự, qua đó nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội trộm cắp tài sản tại quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội

1.2 Tình hình nghiên cứu

Trong những năm gần đây, vấn đề xây dựng pháp luật hình sự áp dụng cho tội trộm cắp tài sản đã thu hút không ít sự quan tâm của các nhà tội phạm học, đặc biệt là các nhà nghiên cứu Luật. Tính đến thời điểm nghiên cứu có thể chia các công trình nghiên cứu về tội trộm cắp tài sản trong pháp luật hình sự thành hai nhóm lớn 

1.3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, pháp luật và phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019, luận văn chỉ ra những bất cập hạn chế trong thực tiễn áp dụng pháp luật về tội trộm cắp tài sản, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự và các giải pháp khác nhằm bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự đối với tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Đống Đa nói riêng, thành phố Hà Nội nói chung. 

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận về tội trộm cắp tài sản; các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội trộm cắp tài sản và thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự, trong đó giới hạn các hoạt động là định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu dưới góc độ Luật hình sự về tội trộm cắp tài sản trong pháp luật hình sự Việt Nam thời gian qua, đặc biệt nghiên cứu tội trộm cắp tài sản theo quy định của Bộ hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 có so sánh với quy định của Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009

1.5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của Triết học Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; các quan điểm của Đảng và Nhà nước về nhà nước và pháp luật; quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về chiến lược xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn năm 2016 đến năm 2015 và định hướng đến năm 2030 và các quan điểm đấu tranh phòng chống tội phạm

1.6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Về mặt lý luận của đề tài: Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần vào nâng cao nhận thức và áp dụng pháp luật cũng như hoàn thiện lý luận về tội trộm cắp tài sản trong khoa học luật hình sự Việt Nam

Về mặt thực tiễn của đề tài: Với kết quả đạt được trong nghiên cứu của luận văn thì có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong thực tiễn công tác chỉ đạo, điều hành và tiến hành hoạt động áp dụng pháp luật, đặc biệt là nâng cao hiệu quả công tác của các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng khi giải quyết các vụ án trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Với kết quả đạt được trong quá trình nghiên cứu, luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác đào tạo Luật và nghiên cứu khoa học

2. Nội dung

2.1 Những vấn đề lý luận và pháp luật về tội trộm cắp tài sản

Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội trộm cắp tài sản

Các dấu hiệu pháp lý của tội trộm cắp tài sản trong pháp luật hình sự Việt Nam

Lịch sử hình thành và phát triển của tội trộm cắp tài sản theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam

2.2 Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật hình sự Việt Nam về tội trộm cắp tài sản trên địa bàn Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội

Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội và tình hình giải quyết các vụ án hình sự trên địa bàn Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội

Thực tiễn định tội danh tội trộm cắp tài sản trên địa bàn Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội

2.3 Những giải bảo đảm áp dụng đúng các quy định pháp luật hình sự Việt Nam về tội trộm cắp tài sản trên địa bàn Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội

Yêu cầu và phương hướng hoàn thiện pháp luật về tội trộm cắp tài sản

 Các giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về tội trộm cắp tài sản

Các giải pháp về tổ chức thực hiện các quy định pháp luật hình sự Việt Nam về tội trộm cắp tài sản trên địa bàn Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội

3. Kết luận

Luận văn đã đưa ra giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan các quy định pháp luật, các giải pháp về tổ chức thực các quy định về tội trộm cắp tài sản trên địa bàn Quận Đống Đa. Qua đó nâng cao chất lượng giải quyết các vụ án tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Đống Đa, tiết kiệm thời gian, công sức của người tiến hành tố tụng, các chi phí tố tụng khác liên quan đến việc giải quyết vụ án hình sự nhưng vẫn đảm bảo không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội

4. Tài liệu tham khảo

Đảng cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 08/ NQ – TW của Bộ chính trị ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới

Đảng cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 48 – NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020

-- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn ThS Luật trên--

Ngày:19/09/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM