Luận văn ThS: Tư tưởng quyền con người của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trước cách mạng tháng 8/1945

Luận văn ThS Tư tưởng  quyền con người của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trước cách mạng tháng 8/1945 nghiên cứu, đánh giá, phân tích và nhìn nhận khách quan, toàn diện tư tưởng về quyền con người của các nhà hoạt động cách mạng, sỹ phu yêu nước Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trước cách mạng tháng 8/1945

Luận văn ThS: Tư tưởng  quyền con người của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trước cách mạng tháng 8/1945

1. Mở đầu

1.1 Lý do chn đề tài

Quyền con người là một trong những vấn đề thiêng liêng, cơ bản của mỗi con người, của xã hội, Nhà nước và cũng luôn luôn là khát vọng của toàn thể nhân loại. Từ khi có con người trên trái đất đến nay, con người luôn phải
đấu tranh để tồn tại, để khẳng định, để bảo vệ và phát triển quyền của mình với người khác, tổ chức, xã hội và Nhà nước. Có thể đó chỉ là đấu tranh với thiên nhiên, hay những thế lực khác ngoài thiên nhiên nhưng trong trí tưởng tượng của con người

1.2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Mới đây nhất,Tác giả Laura Lam có bài viết “Chủ tịch Hồ Chí Minh và hành trình đi tìm tự do” đăng ngày 1/2/2010 trên Báo Dân trí điện tử bản tiếng Anh, do Việt Hà dịch. Trên Tạp chí cộng sản số tháng 1 năm 2014, TS. Vũ Ngọc Am có bài viết “Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quyền con người”. Ngoài ra, còn có các bài viết trên các Tạp chí, bài báo riêng lẻ về tư tưởng lập pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của Hồ Chí Minh, trong đó tập trung đề cập việc xây dựng hệ thống pháp luật bảo vệ quyền con người

1.3 Mc tiêu nghiên cu

Làm nổi bật những giá trị của tư tưởng về quyền con người của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trước cách mạng tháng 8/1945. Các giá trị tư tưởng đó thể hiện như thế nào trong các tác phẩm do các sỹ phu Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết. Và những giá trị quyền con người đó đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay, đặc biệt là với việc xây dựng và hoàn
thiện hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Quá trình nghiên cứu cũng nhằm tìm được chân lý, triết lý của quyền con người nói chung và tư tưởng về quyền con người của Việt Nam nói riêng. Luận văn đi sâu tìm hiểu, phân tích những giá trị cốt lõi trong tư tưởng của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trước cách mạng tháng 8/1945 và sự kế thừa, tiếp thu các tư tưởng đó thể hiện như thế nào trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay

1.5 Phương pháp nghiên cu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở áp dụng các phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh cùng các quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước Việt Nam về pháp luật và xây dựng pháp luật, tư tưởng quyền con người của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Nhà nước Việt Nam hiện nay. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong luận văn này bao gồm: Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh

2. Nội dung

2.1 Nội dung cơ bản và giá trị tư tưởng quyền con người của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh

Sự chuyển biến của xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX

Tư tưởng quyền con người của Phan Bội Châu

Tư tưởng quyền con người của Phan Châu Trinh

Giá trị tư tưởng quyền con người của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh

Những hạn chế trong tư tưởng quyền con người của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh

2.2 Nội dung cơ bản và giá trị tư tưởng quyền con người của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trước Cách mạng Tháng 8/1945

Thân thế, sự nghiệp của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh

Tư tưởng quyền con người của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trước Cách mạng Tháng 8/1945

Giá trị tư tưởng quyền con người của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trước cách mạng tháng 8/1945

Sự kế thừa tư tưởng quyền con người của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trong các bản Hiến pháp và pháp luật

3. Kết luận

Các quyền về kinh tế, xã hội, văn hóa, đặc biệt như thể hiện ở quyền sở hữu, tự do sản xuất, kinh doanh, an sinh xã hội, sáng tạo và thụ hưởng các thành quả văn hoá, bình đẳng giới, quyền cho những nhóm dễ bị tổn thương như trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, về giáo dục, y tế của người dân được bảo đảm ngày càng tốt đã góp phần quan trọng để Việt Nam đạt được các thành tựu nổi bật, được quốc tế ghi nhận về phát triển kinh tế - xã hội, trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình. Đồng thời, các thành tựu đó cũng tạo thêm nguồn lực và điều kiện thực tế cho việc thụ hưởng các quyền về dân sự, chính trị. Cộng đồng quốc tế đặc biệt đánh giá cao, coi Việt Nam như một điểm sáng trên nhiều vấn đề thuộc chương trình nghị sự của Hội đồng Nhân quyền như xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực, nâng cao chỉ số phát triển con người, hoàn thành trước thời hạn nhiều Mục tiêu Thiên niên kỷ về Phát triển

4. Tài liệu tham khảo

Vũ Ngọc Am (2014), “Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quyền con người”, Tạp chí Cộng sản, (tháng 1/2014).

Báo Nam Định (2012), Phong trào đòi tự do dân chủ ở Nam Định những năm 1925 – 1926, Báo Nam Định số ra ngày 11/10/2012, Bản điện tử: http://baonamdinh.com.vn/channel/5093/201210/Phong-trao-doi-tu-do-dan-chuo-Nam-dinh-nhung-nam-1925-1926-2197627, (truy cập ngày 28/5/2014)

Phan Bội Châu (1957), Niên biểu, Nxb Văn – sử - địa, Hà Nội

-- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn ThS Luật trên--

Ngày:19/08/2020 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM