Luận án TS: Xung đột tâm lý trong giao tiếp của học sinh trung học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh

Luận án Xung đột tâm lý trong giao tiếp của học sinh trung học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn của học sinh trung học cơ sở nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài; hệ thống hóa và xác định các vấn đề lý luận về xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn của học sinh trung học cơ sở và các yếu tố ảnh hưởng tới xung đột tâm lý này ở các em; đánh giá thực trạng mức độ biểu hiện xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn của học sinh trung học cơ sở và tác động của các yếu tố chủ quan, khách quan tới xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn của các em; đề xuất một số biện pháp tâm lý sư phạm nhằm phòng ngừa và giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn của HS THCS một cách hiệu quả hơn.

Luận án TS: Xung đột tâm lý trong giao tiếp của học sinh trung học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận và thực trạng xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn của học sinh trung học cơ sở, từ đó đề xuất một số biện pháp tâm lý – sư phạm để giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn của học sinh trung học cơ sở một cách hiệu quả hơn

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Mức độ và biểu hiện của xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn của HS THCS.

Phạm vi nghiên cứu:

  • Về nội dung nghiên cứu: xung đột tâm lý trong giao tiếp, không nghiên cứu xung đột tâm lý bên trong mỗi chủ thể; mức độ biểu hiện xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn về các vấn đề học tập, bạn bè 
  • Về khách thể nghiên cứu: Địa bàn nghiên cứu: Học sinh THCS ở các quận Gò Vấp, Bình Tân, Quận 10. Khách thể nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn cùng tuổi của học sinh lớp 7, 8, 9 trong các hoạt động học tập, vui chơi, hoạt động ngoại khóa của các em tại trường

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Phương pháp chuyên gia

Phương pháp phỏng vấn sâu

Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình

Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

2. Nội dung

2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Các nghiên cứu về xung đột tâm lý

  • Nghiên cứu về xung đột tâm lý ở nước ngoài
  • Nghiên cứu về xung đột tâm lý ở Việt Nam

Các nghiên cứu về xung đột tâm lý trong giao tiếp

  • Nghiên cứu về xung đột tâm lý trong giao tiếp ở nước ngoài
  • Nghiên cứu xung đột tâm lý trong giao tiếp ở Việt Nam

2.2 Cơ sở lí luận

Lý luận về xung đột tâm lý

  • Khái niệm xung đột
  • Khái niệm xung đột tâm lý
  • Phân loại xung đột tâm lý
  • Đặc điểm của xung đột tâm lý

Lý luận về giao tiếp và giao tiếp của học sinh trung học cơ sở

  • Lý luận về giao tiếp
  • Học sinh trung học cơ sở và đặc điểm tâm – sinh lý của các em
  • Giao tiếp của học sinh trung học cơ sở

Xung đột tâm lý trong giao tiếp của học sinh trung học cơ sở

  • Khái niệm xung đột tâm lý trong với bạn của học sinh trung học cơ sở
  • Biểu hiện và mức độ xung đột tâm lý trong giao tiếp của học sinh trung học cơ sở

Các yếu tố ảnh hưởng đến xung đột tâm lý trong giao tiếp của học sinh trung học cơ sở

  • Yếu tố chủ quan
  • Yếu tố khách quan

Các cách giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp của học sinh trung học cơ sở

2.3 Tổ chức và phương pháp nghiên cứu

Tổ chức nghiên cứu

  • Khách thể nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu
  • Các giai đoạn nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

  • Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản
  • Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
  • Phương pháp chuyên gia
  • Phương pháp phỏng vấn sâu
  • Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
  • Phương pháp xử lý tài liệu bằng thống kê toán học (Phần mềm spss 16.0)

2.4 Kết quả nghiên cứu thực tiễn

Thực trạng xung đột tâm lý trong giao tiếp của học sinh trung học cơ sở

  • Đánh giá chung thực trạng xung đột tâm lý trong giao tiếp
  • Biểu hiện xung đột tâm lý trong giao tiếp của học sinh trung học cơ sở
  • Thực trạng xung đột tâm lý trong giao tiếp của học sinh trung học cơ sở theo các biến số

Các yếu tố ảnh hưởng đến xung đột tâm lý trong giao tiếp của học sinh trung học cơ sở

  • Yếu tố chủ quan
  • Yếu tố khách quan

Nghiên cứu trƣờng hợp điển hình

  • Trường hợp 1
  • Trường hợp 2

Các cách giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp của học sinh trung học cơ sở

3. Kết luận 

Xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn của HS THCS ở Thành phố Hồ Chí Minh ở mức độ trung bình, được biểu hiện ở 3 mặt nhận thức, cảm xúc và hành vi. Trong đó, xung đột tâm lý ở mặt cảm xúc cao hơn mặt nhận thức và hành vi, nghĩa là mức độ biểu hiện xung đột về mặt cảm xúc có các em rõ ràng hơn khi các em có xung đột với nhau trong giao tiếp với bạn đặc biệt là về vấn đề bạn bè. Có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê khi so sánh biểu hiện xung đột với các biến số giới tính, học lực và nghề nghiệp của cha mẹ. Không thấy sự khác biệt khi so sánh với biến số mức sống gia đình. Yếu tố khách quan và chủ quan đều ảnh hưởng đến xung đột của các em ở mức bình thường, trong đó yếu tố khách quan có mức ảnh hưởng đến xung đột trong giao tiếp với bạn nhiều hơn yếu tố chủ quan. Trong đó, tính cách hướng ngoại, mạng xã hội và Internet được các em và thầy cô đánh giá là có ảnh hưởng nhiều hơn các yếu tố khác.

4. Tài liệu tham khảo

Hoàng Anh (chủ biên), (2007), Hoạt động giao tiếp nhân cách, NXB Đại học sư phạm.

Đào Thanh Âm (1997), Giáo dục Mầm non, tập 1,2,3, NXBĐHQG Hà Nội.

Nguyễn Ngọc Bích (1998), Tâm lý học nhân cách, NXB Giáo dục.

Lục Trác Bình và Ngô Vĩnh Cường (2014), Giáo dục giới tính cho học sinh trung học cơ sở, NXB Văn hóa thông tin.

V.A Cruchetxki (1980), Những cơ sở của tâm lý học sư phạm, NXB Giáo dục....

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án Tiến sĩ Tâm lý học trên ---

Ngày:17/09/2020 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM