Địa lý 6 Bài 2: Bản đồ cách vẽ bản đồ

Mời các em cùng tham khảo nội dung bài 2 để ôn tập các kiến thức về bản đồ và rèn luyện các kỹ năng về vẽ bản đồ. Nội dung chi tiết bài 2 Địa lý 6 các em tham khảo tại đây! 

Địa lý 6 Bài 2: Bản đồ cách vẽ bản đồ

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Vẽ bản đồ là biểu hiện mặt cong hình cầu của Trái Đất lên mặt phẳng của giấy

a. Khái niệm

- Bản đồ: là hình vẽ tương đối chính xác về một vùng đất hay toàn bộ trái đất trên một mặt phẳng.

Nửa địa cầu     Bề mặt quả cầu được dàn phẳng

- Giống và khác nhau về hình dạng lục địa trên địa cầu và trên mặt phẳng:

+ Giống nhau: Là hình ảnh thu nhỏ của Trái Đất.

+ Khác nhau:

  • Bản đồ thể hiện trên mặt phẳng.
  • Qủa địa cầu thể hiện tren mặt cong.

b. Vẽ bản đồ

- Vẽ bản đồ là biểu hiện của mặt cong hình cầu của Trái Đất lên mặt phẳng của giấy bằng các phương pháp chiếu đồ.

- Khi chuyển mặt cong của địa cầu ra mặt phẳng của giấy, các bản đồ thu được đều có sai số. Càng xa trung tâm chiếu đồ sai số càng lớn.

- Tùy theo yêu cầu sử dụng mà người ta sử dụng các phương pháp chiếu đồ khác nhau.

- Ví dụ: 

Bản đồ địa cầu sau khi đã nối những chỗ đứt

1: đảo Grơn len, 2: lục địa Nam Mĩ

+ Trên thực tế, diện tích đảo này có 2 triệu Km2, diện tích lục địa Nam Mĩ là 18 triệu Km2.

+ Vì sao diện tích đảo Grơn len trên bản đồ lại to gần bằng diện tích lục địa Nam Mĩ? 

  • Vì khi dàn mặt cong lên mặt phẳng sẽ có sai số. Với phương pháp chiếu đồ này các đường kinh tuyến và các đường vĩ tuyến là 2 đường thẳng song song  nên càng về 2 cực sự sai lệch càng lớn. Điều đó lí giải vì sao đảo Grơn len bằng 1/9 lục địa Nam Mĩ nhưng trên bản đồ thì lại bằng lục địa Nam Mĩ. 
  • Vì sử dụng phương pháp chiếu đồ khác nhau nên sẽ có sự khác nhau đó

Hình 5. Bản đồ địa cầu sau khi đã nối những chỗ đứt   Hình 6. Bản đồ các đường kinh tuyến chụm ở cực    Hình 7. Bản đồ trên địa cầu

- Dựa vào các hình vẽ ta có nhận xét sự khác nhau về hình dạng các đường kinh tuyến, vĩ tuyến trên hình 5, 6, 7.

  • Hình 5: các đường kinh tuyến, vĩ tuyến là những đường thẳng.
  • Hình 6: Kinh tuyến ở 00 là 1 đường thẳng, các kinh tuyến còn lại là những đường cong chụm lại ở cực; vĩ tuyến là những đường thẳng song song.
  • Hình 7: kinh tuyến là những đường cong chụm nhau ở cực, xích đạo là đường thẳng; các đường vĩ tuyến Bắc là nững đường cong hướng về cực Bắc, các đường vĩ tuyến Nam là những đường cong hướng về cực Nam.

→  Bản đồ có nhiều sự biến dạng do:

- Các vùng đất trên bản đồ ít nhiều đều có sự biến dạng so với thực tế:

   + Có loại đúng diện tích nhưng sai hình dạng.

   + Có loại đúng hình dạng nhưng sai kích thước.

- Khu vực càng xa trung tâm chiếu đồ, sự biến dạng càng rõ rệt.

Vì vậy, phải biết ưu điểm, hạn chế của từng loại bản đồ cho phù hợp với mục đích sử dụng.

1.2. Thu thập thông tin và dùng các kí hiệu để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản

a. Cách vẽ bản đồ

  • Thu thập thông tin về các đối tượng địa lí
  • Xác định nội dung và lựa chọn tỉ lệ bản đồ
  • Thiết kế, lựa chọn kí hiệu để thể hiện các đối tượng địa lí

b. Tầm quan trọng của bản đồ trong việc học địa lí

Cung cấp cho ta những khái niệm chính sác về vị trí, sự phân bố các đối tượng, hiện tượng địa lí tự nhiên - kinh tế - xã hội ở các vùng đất khác nhau trên bản đồ.

2. Luyện tập

Câu 1: Quan sát bản đồ hình 5 cho biết:

- Bản đồ này khác bản đồ hình 4 ở chỗ nào?

- Vì sao diện tích đảo Gron-len trên bản đồ lại to gần bằng diện tích lục địa Nam Mĩ? (Trên thực tế, diện tích đảo này có 2 triệu km2, diện tích lục địa Nam Mĩ là 18 triệu km2?

Gợi ý làm bài

  • Quan sát bản đồ hình 5 và hình 4 ta thấy có sự khác nhau. Đó chính là bản đồ hình 4 chưa nối liền những chỗ bị đứt còn bản đồ hình 5 những chỗ bị đứt đã được nối liền.
  • Diện tích đảo Gron-len trên bản đồ lại to gần bằng diện tích lục địa Nam Mĩ là bởi vì: Theo cách chiếu của Mec - ca - to (các đường kính, vĩ tuyến trên bản đồ bao giờ cũng là những đường thẳng song song) thì càng xa xích đạo về phía hai cực, sai số về diện tích càng lớn. Điều đó đã lí giải cho việc tại sao diện tích đảo Grơn – len trên thực tế chỉ bằng 1/9 diện tích lục địa Nam Mĩ, nhưng trên bản đồ Mec - ca - to thì diện tích đảo Grơn - len trên bản đồ lại to bằng diện tích lục địa Nam Mĩ.

Câu 2: Hãy nhận xét sự khác nhau về hình dạng các đường kính, vĩ tuyến ở các bản đồ hình 5, 6, 7?

Gợi ý làm bài

Sự khác nhau về hình dạng các đường kính, vĩ tuyến ở các bản đồ hình 5, 6, 7:

  • Ở hình 5: Các đường kinh tuyến, vĩ tuyến đều là các đường thẳng.
  • Ở hình 6: Kinh tuyến giữa 0 độ là đường thẳng, các kinh tuyến còn lại là những đường cong chụm ở cực. Các đường vĩ tuyến là đường thẳng song song.
  • Ở hình 7: Kinh tuyến là các đường cong chụm lại ở cực, xích đạo là đường thẳng, các đường vĩ tuyến Bắc là những đường cong hướng về cực Bắc, các đường vĩ tuyến Nam là những đường cong hướng về cực Nam.

Câu 3: Bản đồ là gì? Bản đồ có vai trò như thế nào trong việc giảng dạy và học tập Địa lí?

Gợi ý làm bài

  • Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một phần hoặc toàn bộ Trái Đất lên một mặt phẳng. Trong việc giảng dạy và học tập địa lí, bản đồ giúp xác định vị trí, sự phân bố các đối tượng địa lí (như sự phân bố các dãy núi và độ cao của chúng, sự phân bố hướng chạy và chiều dài, phạm vi lưu vực của con sông, hoặc sự phân bố dân cư, các trung tâm công nghiệp, các thành phố lớn...)
  • Qua bản đồ người đọc còn biết được hình dạng, quy mô cùa các lục địa trên thế giới.

Câu 4: Để vẽ được bản đồ, người ta phải lần lượt làm những công việc gì?

Gợi ý làm bài

Để vẽ được bản đồ, trước hết phải căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ, nội dung và yêu cầu của bản đồ cần vẽ để chọn cách chiếu đồ thích hợp, sau đó lần lượt làm các công việc sau:

  • Thu thập đầy đủ các thông tin về vùng đất cần vẽ bản đồ.
  • Biết cách chuyển mặt cong của Trái Đất lên mặt phẳng của giấy.
  • Thu nhỏ khoảng cách.
  • Chọn các loại và dạng kí hiệu để thể hiện các đối tượng địa lí.

3. Kết luận

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Nêu được các định nghĩa đơn giản về bản đồ và biết được 1 số công việc cơ bản khi vẽ bản đồ.
  • Tự mình có thể thu thập thông tin để có thể vẽ biểu đồ. 
Ngày:23/07/2020 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM