Đề kiểm tra 1 tiết HK1 lớp 8

Nhằm giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức trong quá trình học tập cũng như chuẩn bị tốt cho các lần kiểm tra 1 tiết sắp tới. Ban biên tập eLib xin gửi đến các em bộ Đề kiểm tra 1 tiết HK1 lớp 8 gồm các đề kiểm tra 1 tiết bám sát nội dung chương trình sách giáo khoa với nhiều dạng đề khác nhau, giúp các em có thể tự luyện tập, kiểm tra và đánh giá đúng năng lực của bản thân trong học tập và thi cử, đồng thời giúp các em có thể nắm vững và nâng cao kiến thức của mình. Bộ đề thi được biên soạn có đầy đủ đáp án và gợi ý giải chi tiết gồm các câu hỏi đa dạng ở nhiều mức độ. Bên cạnh đó các em cũng có thể xem lại đề thi, đáp án và phương pháp giải bằng cách tải file về máy để tiện tham khảo. Hy vọng với bộ đề thi này sẽ giúp các em sẽ tự tin hơn và đạt kết quả cao hơn trong các lần kiểm tra.

1. Giới thiệu về bộ đề kiểm tra 1 tiết HK1 lớp 8

Để hỗ trợ các em học sinh lớp 8 ôn tập, củng cố kiến thức trong quá trình học tập cũng như chuẩn bị tốt cho kì kiểm tra sắp tới. eLib xin gửi đến các em bộ Đề kiểm tra 1 tiết HK1 lớp 8 gồm các đề kiểm tra 1 tiết bám sát nội dung chương trình sách giáo khoa cùng nhiều đề kiểm tra 45 phút. Bộ đề kiểm tra được biên soạn trên hình thức bài trắc nghiệm online giúp các em có thể tự luyện tập, kiểm tra và đánh giá đúng năng lực của bản thân trong học tập và kiểm tra cử, đồng thời giúp các em có thể nắm vững và nâng cao kiến thức của mình với bộ đề kiểm tra được biên soạn có đầy đủ đáp án và gợi ý giải chi tiết gồm các câu hỏi đa dạng ở nhiều mức độ. Bên cạnh đó các em cũng có thể xem lại đề kiểm tra, đáp án và phương pháp giải bằng cách tải file về máy để tiện tham khảo. Hy vọng với bộ đề kiểm tra này sẽ giúp các em sẽ tự tin hơn và đạt kết quả cao hơn trong học tập, kiểm tra cử.

Nội dung của các đề kiểm tra được biên tập đầy đủ, bám sát với nội dung SGK, bố cục rõ ràng, thuận tiện để các em có thể tham khảo từng bài ở Menu bên trái đối với PC và Menu ở trên đối với Mobile.

2. Mục đích và hình thức đề kiểm tra

2.1. Mục đích xây dựng bài kiểm tra

 - Là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kì, một lớp hay một cấp học nên người biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào mục đích yêu cầu cụ thể của việc kiểm tra, căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và thực tế học tập của học sinh để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp

- Đánh giá kết quả học tập của học sinh: quá trình xác định trình độ đạt tới những chỉ tiêu của mục đích dạy học, xác định xem khi kết thúc một giai đoạn (một bài, một chương, một học kỳ, một năm...) của quá trình dạy học đã hoàn thành đến một mức độ về kiến thức, về kỹ năng...

- Phát hiện lệch lạc: phát hiện ra những mặt đã đạt được và chưa đạt được mà môn học đề ra đối với HS, qua đó tìm ra những khó khăn và trở ngại trong quá trình học tập của học sinh... Xác định được những nguyên nhân lệch lạc về phía người dạy cũng như người học để đề ra phương án giải quyết.

- Điều chỉnh qua kiểm tra: giáo viên điều chỉnh kế hoạch dạy học (nội dung và phương pháp sao cho thích hợp để loại trừ những lệch lạc, tháo gỡ những khó khăn trở ngại, thúc đẩy quá trình học tập của học sinh).

2.2. Xác định hình thức đề kiểm tra

Đề kiểm tra (viết) có các hình thức sau:

- Đề kiểm tra tự luận

- Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan

Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên: có cả câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan.

Mỗi hình thức đều có ưu điểm và hạn chế riêng nên cần kết hợp một cách hợp lý các hình thức sao cho phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng môn học để nâng cao hiệu quả, tạo điều kiện để đánh giá kết quả học tập của học sinh chính xác hơn.

Nếu đề kiểm tra kết hợp hai hình thức thì nên có nhiều phiên bản đề khác nhau hoặc cho học sinh làm bài kiểm tra phần trắc nghiệm khách quan độc lập với việc làm bài kiểm tra phần tự luận: làm phần trắc nghiệm khách quan trước, thu bài rồi mới cho học sinh làm phần tự luận.

3. Bí quyết làm bài kiểm tra hiệu quả

3.1. Lập kế hoạch ôn thi chi tiết

Nhiều bạn có tư tưởng “nước đến chân mới nhảy” nên không chịu dành thời gian lên kế hoạch ôn thi cẩn thận, tỉ mỉ. Tuy nhiên, điều này là một quan niệm sai lầm vì các bạn không hệ thống lại kiến thức thì không thể nhớ hết được những gì thầy cô truyền đạt hay những dạng bài tập khó mà bạn phải mất nhiều thời gian mới giải được. 

Chính vì vậy, trước kỳ thi khoảng 1 tháng, các bạn hãy dành 15 – 20 phút để lập kế hoạch ôn tập cho bản thân để không phải hối hận vì mình đã không chịu chăm chỉ hơn. Các bạn hãy lên thời gian học bài cụ thể, sắp xếp thời gian cho từng môn học để lượng kiến thức các bạn tiếp nhận được đều chứ không bị lan man, không trọng tâm. 

3.2. Tự học là phương pháp “vàng”

Có rất nhiều cách để các bạn tự học như tự kiểm tra kiến thức của bản thân, học hành xen kẽ các môn học, phương pháp hỏi đáp chi tiết hay phương pháp tự giải thích. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm hiểu về phương pháp giáo dục trực tuyến đang được rất đông các bạn học sinh lựa chọn để tự học. Phương pháp này giúp cho bạn chủ động trong việc sắp xếp thời gian học tập. Ngoài ra, với đội ngũ giáo viên giỏi, có trình độ chuyên môn cao và tâm huyết sẽ giúp bạn hệ thống lại toàn bộ kiến thức từ căn bản đến tổng hợp để bạn không bị bỏ sót bất cứ phần kiến thức nào quan trọng. 

3.3. Xác định điểm yếu trong các môn học

Để có một kỳ thi hết học kỳ I với những điểm số thật đẹp thì bạn cần xác định ngay những điểm yếu trong các môn học của bản thân. Phần nào là phần các bạn không nắm được hay chưa nắm chắc thì hãy tìm sự trợ giúp của bạn bè, thầy cô trên lớp, giáo viên trực tuyến… Ngoài ra, các bạn cũng cần thường xuyên làm các đề thi của những năm trước để xác định phần nào trong đề là phần khó. Hãy chú trọng tới những lượng kiến thức đó, tích lũy cách làm bài để khắc phục điểm yếu trong lúc làm bài thi. 

3.4. Xác định môn học trọng tâm để luyện tập 

Các bạn học sinh thường học theo ban tự nhiên hoặc xã hội nên rất ít bạn có thể học được đều các môn học. Chính vì vậy, nếu bạn là một học sinh theo ban xã hội và chưa tự tin với lượng kiến thức các môn Toán học, Vật lý, Hóa học… thì hãy dành thêm thời gian 1-2 tiếng mỗi ngày để làm thêm các bài tập. Mới đầu các bạn nên làm bài cơ bản rồi từ từ nâng lên các dạng bài khó. Khi nắm chắc kiến thức rồi, các bạn sẽ không “hoang mang” với những yêu cầu của đề thi, đề kiểm tra đưa ra nữa.

3.5. Sắp xếp thời gian học tập và nghỉ ngơi hợp lý

Dù là kỳ thi quan trọng nhưng các bạn học sinh vẫn cần phải đảm bảo sức khỏe cho bản thân. Đừng thức quá khuya, đừng học quá nhiều khi cảm thấy bản thân bị áp lực và không thể “nhét” thêm vào đầu được gì nữa. Những lúc như thế hãy nghe nhạc, đọc sách hoặc tìm bạn bè, người thân để trau dồi thêm kiến thức chứ đừng ngồi thù lù một góc để khiến bản thân bị ốm đau, bệnh tật nhé! 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM