Giải bài tập SBT Lịch Sử 9 Bài 20: Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 - 1939

Hướng dẫn Giải bài tập SBT Lịch Sử 9 Bài 20 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức. Mời các em cùng theo dõi.

Giải bài tập SBT Lịch Sử 9 Bài 20: Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 - 1939

1. Giải bài 1 trang 72 SBT Lịch sử 9

Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước ý trả lời đúng

1. Đại hội VII Quốc tế Cộng Sản (7 - 1935) đã xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới là 

A. chủ nghĩa phát xít

B. chủ nghĩa tư bản

C. chủ nghĩa đế quốc

D. các thế lực phong kiến

2. Trước sự xuất hiện của chủ nghĩa Phát xít và nguy cơ chiến tranh do chúng gây ra, Đại hội VII Quốc tế Cộng sản đã đề ra chủ trương thành lập ở các nước

A. Mặt trận Đoàn kết

B. Mặt trận Nhân dân

C. Mặt trận Dân chủ 

D. Mặt trận cứu nước

3. Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định kẻ thù cụ thể, trước mắt của nhân dân Đông Dương trong những năm 1936 - 1939 là 

A. Thực dân Pháp và phong kiến tay sai

B. Bọn thực dân phản động Pháp và tay sai

C. Thế lực phong kiến tay sai cho Tư sản Pháp

D. Tư sản Pháp và tư sản mại bản

4. Nhiệm vụ cụ thể của Cách mạng Đông Dương trong những năm 1936 - 1939 được Đảng ta xác định là 

A. Thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược là chống đế quốc và chống phong kiến.

B. Chống chủ nghĩa phát xít, chống đế quốc Pháp xâm lược.

C. Chống phát xít, chống chiến tranh, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi các quyền tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.

D. Chống đế quốc pháp và tay sai phản động, đòi tự do, dân chủ.

5. Về hình thức và phương pháp đấu tranh trong những năm 1936 - 1939, Đảng chủ chương

A. Đấu tranh vũ trang là chính, kết hợp với đấu tranh chính trị.

B. Đấu tranh chính trị bằng lực lượng quần chúng là chủ yếu, hạn chế sử dụng bạo lực.

C. Triệt để lợi dụng các hình thức đấu tranh hợp pháp và nửa hợp pháp, công khai và nửa công khai.

D. Đẩy mạnh phong trào đấu tranh nghị trường để hỗ trợ cho cuộc đấu tranh vũ trang.

6. Đảng chủ trương thành lập mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương để

A. Tập hợp đông đảo mọi lực lượng yêu nước dân chủ tiến bộ, đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít và bảo vệ hòa bình thế giới.

B. Cô lập, phân hóa kẻ thù chính của cách mạng là chủ nghĩa Phát xít, các thế lực phản động thuộc địa và tay sai.

C. Chống lại âm mưu phá hoại của kẻ thù đối với khối đại đoàn kết của các dân tộc Đông Dương.

D. Khẳng định vai trò của nhân dân trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc

7. Thực chất phong trào Đông Dương Đại hội là 

A. Tập hợp “dân nguyện”, đòi chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp thực hiện các quyền tự do dân chủ cho nhân dân Đông Dương.

B. Đấu tranh đòi thực dân Pháp chấp nhận để các dân tộc Đông Dương được quyền tiến hành các đại hội.

C. Sự biểu dương lực lượng hùng hậu của nhân dân Đông Dương trước phái viên của Chính phủ Pháp và toàn quyền Đông Dương mới.

D. Các cuộc đấu tranh đòi quyền lợi về chính trị cho nhân dân Đông Dương.

8. Lĩnh vực đấu tranh mới của Đảng trong những năm 1936 - 1939 là 

A. Đấu tranh ngoại giao.

B. Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí.

C. Đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng.

D. Đấu tranh vũ trang.

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung mục 1. Tình hình thế giới và trong nước và mục 2. Mặt trận dân chủ Đông Dương và phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ được trình bày ở bài 20 SGK Lịch Sử 9 để phân tích và trả lời câu hỏi.

Gợi ý trả lời

1.A             2.B               3.B              4.C

5.C            6.A               7.A               8.B

2. Giải bài 2 trang 72 SBT Lịch sử 9

Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô ☐ trước câu trả lời sau

1. ☐ Việc Mặt trận nhân dân Pháp, do Đảng cộng sản làm lòng cốt, thắng cử vào nghị viện và lên cầm quyền đã tác động tích cực đến tình hình Việt Nam.

2. ☐ Tháng 3 - 1938, Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương được thành lập.

3. ☐ Đông Dương Đại hội là phong trào đấu tranh công khai rộng lớn của quần chúng nhằm phản đối chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp cử phái đoàn sang điều tra tình hình thuộc địa ở Đông Dương.

4. ☐ Cuộc mít tinh tại khu Đấu Xảo (Hà Nội) nhân ngày Quốc tế lao động (1 - 5 - 1938) là một trong những sự kiện tiêu biểu trong phong trào dân chủ 1936 - 1939.

5. ☐ Tháng 9 - 1939, khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, phong trào dân chủ chấm dứt.

Phương pháp giải

Từ các kiến thức đã học và nội dung mục 2. Mặt trận dân chủ Đông Dương và phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ được trình bày ở bài 20 SGK Lịch Sử 9 để phân tích và trả lời câu hỏi.

Gợi ý trả lời

* Câu trả lời đúng là:

1. ☒ Việc Mặt trận nhân dân Pháp, do Đảng cộng sản làm lòng cốt, thắng cử vào nghị viện và lên cầm quyền đã tác động tích cực đến tình hình Việt Nam.

4. ☒ Cuộc mít tinh tại khu Đấu Xảo (Hà Nội) nhân ngày Quốc tế lao động (1 - 5 - 1938) là một trong những sự kiện tiêu biểu trong phong trào dân chủ 1936 - 1939.

5. ☒ Tháng 9 - 1939, khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, phong trào dân chủ chấm dứt.

* Câu sai là:

2. ☒ Tháng 3 - 1938, Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương được thành lập.

3. ☒ Đông Dương Đại hội là phong trào đấu tranh công khai rộng lớn của quần chúng nhằm phản đối chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp cử phái đoàn sang điều tra tình hình thuộc địa ở Đông Dương.

3. Giải bài 3 trang 72 SBT Lịch sử 9

Hãy điền mốc thời gian cho phù hợp với sự kiện lịch sử về phong trào dân chủ 1936-1939 trong bảng sau 

1....Đại hội VII Quốc tế Cộng Sản

2....Mặt trận nhân dân Pháp thắng cử vào Nghị viện và lên cầm quyền ở Pháp

3....Mặt trận dân chủ Đông Dương được thành lập

4....Cuộc vận động thành Uỷ ban trù bị Đông Dương Đại hội

5....Các cuộc mít tinh, biểu tình, đưa “ dân nguyện”.. nhân dịp đón phái viên Chính phủ Pháp và toàn quyền mới xứ Đông Dương.

6....Cuộc bãi công của công nhân công ti than Hòn Gai

7....Cuộc bãi công của công nhân xe lửa Trường Thi (Vinh)

8....Cuộc mịt tinh của 2,5 vạn người tại Khu Đấu xảo (Hà Nội)

Phương pháp giải

Xem lại mục 1. Tình hình thế giới và trong nước và mục 2. Mặt trận dân chủ Đông Dương và phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ được trình bày ở bài 20 SGK Lịch Sử 9 để phân tích và trả lời câu hỏi.

Gợi ý trả lời

1. Tháng 6/1931: Đại hội VII Quốc tế Cộng Sản

2. Năm 1936: Mặt trận nhân dân Pháp thắng cử vào Nghị viện và lên cầm quyền ở Pháp

3. Ngày 30/10/1936: Mặt trận dân chủ Đông Dương được thành lập

4. Tháng 5 năm 1936: Cuộc vận động thành Uỷ ban trù bị Đông Dương Đại hội

5. Năm 1937: Các cuộc mít tinh, biểu tình, đưa “ dân nguyện”.. nhân dịp đón phái viên Chính phủ Pháp và toàn quyền mới xứ Đông Dương.

6. Ngày 13/11/1936: Cuộc bãi công của công nhân công ti than Hòn Gai

7. Năm 1924: Cuộc bãi công của công nhân xe lửa Trường Thi (Vinh)

8. Ngày 1/5/1938: Cuộc mít tinh của 2,5 vạn người tại Khu Đấu xảo (Hà Nội)

4. Giải bài 4 trang 73 SBT Lịch sử 9

Hãy điền tiếp những yêu sách của mỗi tâng lớp, giai cấp trong phong trào dân chủ 1936-1939.

Phương pháp giải

Xem lại mục 2. Mặt trận dân chủ Đông Dương và phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ được trình bày ở bài 20 SGK Lịch Sử 9 để phân tích và trả lời câu hỏi.

Gợi ý trả lời

- Công nhân: đòi tự do lập nghiệp đoàn, tăng lương, bớt giờ làm, thi hành luật lao động, thực hiện bảo hiểm xã hội, chống đuổi thợ, chống đánh đập, cúp phạt…

- Nông dân: Nông dân đòi chia lại ruộng công, chống sưu cao thuế nặng, đòi giảm tô, giảm tức…

- Công chức, học sinh, tiểu thương, địa chủ: Công chức, học sinh, tiểu thương, tiểu chủ đòi đảm bảo quyền lợi lao động, ban bố các quyền tự do dân chủ miễn giảm các thứ thuế.

5. Giải bài 5 trang 73 SBT Lịch sử 9

Năm 1935, trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và cuộc chiến tranh do chúng gây ra, quốc tế cộng sản đã có chủ trương gì?

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung mục 1. Tình hình thế giới và trong nước được trình bày ở bài 20 SGK Lịch Sử 9 để phân tích và trả lời câu hỏi.

Gợi ý trả lời

Năm 1935, trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và cuộc chiến tranh do chúng gây ra, Quốc tế cộng sản họp Đại hội VII (tháng 7 - 1935), đưa ra chủ trương:

- Xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới chưa phải là chủ nghĩa đế quốc nói chung mà là chủ nghĩa phát xít.

- Nhiệm vụ trước mắt là chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh, bảo vệ dân chủ và hòa bình.

- Thành lập mặt trận nhân dân rộng rãi chống phát xít và chiến tranh phát xít. Đại hội chỉ rõ đối với các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, vấn đề lập mặt trận thống nhất chống đế quốc có tầm quan trọng đặc biệt.

→ Chủ trương mới do Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản vạch ra phù hợp với yêu cầu chống chủ nghĩa phát xít và chiến tranh, nguy cơ lớn nhất đối với vận mệnh của các dân tộc lúc bấy giờ. Nghị quyết của Đại hội giúp cho Đảng ta trong việc phân tích đúng đắn tình hình mới, từ đó đề ra chủ trương chiến lược và sách lược cách mạng phù hợp với tình hình mới.

6. Giải bài 6 trang 73 SBT Lịch sử 9

Trình bày ý nghĩa của phong trào dân chủ 1936 - 1939

Phương pháp giải

Xem lại mục 3. Ý nghĩa của phong trào được trình bày ở bài 20 SGK Lịch Sử 9 để phân tích và trả lời câu hỏi.

Gợi ý trả lời

Ý nghĩa của phong trào dân chủ 1936 - 1939 

- Là phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức, dưới sự lãnh đạo của Đảng.

- Buộc Pháp phải nhượng bộ một số yêu sách về dân sinh, dân chủ.

- Quần chúng được giác ngộ về chính trị, trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng.

- Cán bộ đựợc rèn luyện và trưởng thành.

- Là một cuộc tổng diễn tập, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.

Ngày:24/08/2020 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM