Nghị luận hiện tượng đời sống về tình trạng học lệch của học sinh hiện nay

Nội dung bài văn mẫu dưới đây sẽ giúp các em hiểu được học lệch là một phạm phù không phải xa lạ đối với học sinh, sinh viên thời nay. Để hiểu rõ hơn về tình trạng học lệch này eLib mời các em tham khảo ba bài văn mẫu dưới đây nhé, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu bổ ích để các em tham khảo. Chúc các em học tập tốt.

Nghị luận hiện tượng đời sống về tình trạng học lệch của học sinh hiện nay

1. Dàn ý nghị luận về tình trạng học lệch của học sinh hiện nay

a. Mở bài 

 – Giới thiệu về vấn đề học lệch của học sinh hiện nay

 – Đánh giá chung: là hiện tượng không tốt với người học

b. Thân bài 

Giải thích 

 – Học lệch là học không cân đối, không đều các môn, chú trọng quá một môn mà xao lãng môn khác

Biểu hiện

 – Thích học các môn tự nhiên vì không phải ghi chép nhiều 

 – Có bạn thích học môn xã hội vì không cần tính toán nhiều 

 – Có người chỉ chú trọng học ngoại ngữ mà không quan tâm đến các môn khác

Tác hại:

 – Hổng kiến thức cơ bản

 – Kết quả học tập thấp, gây chán nản, ảnh hưởng đến giáo dục toàn diện 

 – Kìm hãm vốn hiểu biết sâu rộng

Nguyên nhân

 – Chủ quan

+ Do sở thích của người học

+ Do năng khiếu của mỗi người 

+ Do ngại học, ngại nghiên cứu 

 – Khách quan 

+ Do mục đích học tập là để thi đỗ Đại học 

+ Do cha mẹ định hướng 

Giải pháp 

 – Tuyên truyền để ai cũng nắm bắt được hết hậu quả của việc học lệch

 – Kiên quyết không học lệch

 – Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế để thêm phần thú vị .

c. Kết bài

– Khẳng định lại vấn đề 

2. Nghị luận về tình trạng học lệch của học sinh hiện nay

Học lệch là một phạm phù không phải xa lạ đối với học sinh, sinh viên thời nay. Phải chăng vấn đề này nó đã diễn ra từ nhiều năm về trước và cũng không mấy ai quan tâm, chú ý nhiều. Thời gian những năm gần đây tình trạng này nó đã trở thành trào lưu phổ biến trong giới học sinh, sinh viên và trở nên đáng báo động. Vấn đề này tuy đã được nhiều thầy cô giáo lên tiếng nhưng so với xu hướng hiện nay tình trạng này cũng chưa có gì thuyên giảm.

Học lệch ôn thi lệch là học và ôn thi chỉ tập trung vào một số môn cụ thể mà không quan tâm đến những môn khác. Tình trạng này xảy ra phổ biến nhất ở bậc trung học phổ thông. Bởi với bậc trung học phổ thông kì thi vào đại học là quan trọng nhất. Và kì thi đại học được thi phân loại theo từng nhóm môn học khác nhau. Giáo dục Việt Nam bao gồm những khối học truyền thống như A(Toán, Lý, Hóa); B (Toán, Hóa, Sinh); D (Toán, Văn, Anh); C (Văn, Sử, Địa). Một số khối học, tổ hợp môn học mới như A1 (Toán, Lý, Anh), (Toán, Hóa, Anh)…. Chính vì thế mà học sinh cấp ba thường chỉ tập trung vào khối thi đã chọn của mình và sao nhãng những môn học khác có trong chương trình cơ bản trong phần giáo dục bắt buộc theo qui định của Bộ giáo dục hiện nay. Nhưng vấn đề là việc học lệch và ôn thi lệch không hề đem lại hậu quả ngay tức khắc. Ngược lại, nó còn có thể mang lại kết quả tốt đẹp. Việc học lệch và ôn thi lệch còn mang kết quả tốt hơn so với việc học đồng đều. Khả năng của con người là có hạn và người học cũng vậy. Việc học lệch và ôn thi lệch tạo điều lý tưởng để người học có thể tập trung nhiều thời gian để đem lại hiệu quả tốt nhất cho môn học đó. Chính vì lý do này mà tình trạng học lệch vẫn tiếp diễn mặc dù nhà trường đã có nhiều biện pháp để hạn chế tình trạng này. Bởi vậy, giảm tình trạng học lệch luôn là vấn đề nan giải và đau đầu với nhà trường cũng như những nhà phát triển giáo dục. Việc học lệch có thể mang lại kết quả tốt ngay tức thì nhưng hậu quả của nó là mãi về sau này. Học lệch, tập trung vào một số môn học sao nhãng, lơ là các môn học còn lại làm cho bạn bị thiếu hụt kiến thức. Không phải ngẫu nhiên mà người phát triển giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục lại sắp xếp, lựa chọn chương trình các môn học. Tất cả các môn học đều có lợi cho sự phát triển tri thức một cách đồng đều. Việc học lệch có thể làm lu mờ tầm quan trọng của những môn học khác. Nhưng tôi dám khẳng định với bạn rằng, chắc chắn một ngày nào đó bạn phải sử dụng đến những kiến thức mà bạn đã từng lãng quên ấy. Không cần phải xa xôi đâu cả. Ngay khi bạn học đại học, những kiến thức mà có thể bạn đã từng lãng quên ấy là hành trang không thể thiếu để phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của bạn. Ngoài ra việc học lệch ôn thi lệch còn khiến cho não bộ phát triển không đồng đều. Nguyên nhân của tình trạng này có rất nhiều. Cũng có nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Nguyên nhân chủ quan là do người học không quyết tâm, cố gắng, không học đúng nghĩa của người học. Họ học không đúng nghĩa đam mê tìm tòi học hỏi với mục đích phát triển trí tuệ. Họ chỉ học bởi bố mẹ cho đi học chỉ học như một việc rất đỗi bình thường. Với thái độ học tập như vậy nên việc học đều là điều ít có thể xảy ra. Nguyên nhân khách quan là do phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa tạo được hứng thú cho học sinh. Giáo viên chưa truyền hết được nhiệt huyết của mình với môn học khiến cho học sinh không yêu, không nhiệt huyết với môn học khiến cho việc học lệch ngày càng gia tăng. Không hứng thú với môn học dù là do nguyên nhân nào đi nữa cũng là tác nhân chính gây nên hiện tượng học lệch và ôn thi lệch. Trước tình trạng này, mọi người và đặc bệt là người quan tâm đến giáo dục nước nhà luôn tìm cách để khắc phục chúng. Như cải cách, đổi mới phương pháp giảng dạy và thi cử. Khẳng định rõ vai trò và vị trí của những môn học nền tảng còn lại. Không còn đặt suy nghĩ với học sinh khái niệm môn phụ môn chính, tạo điều kiện cho học sinh học đều và toàn diện. Học lệch và ôn thi lệch cũng giống như cái cây lớn lên mà không đủ rễ. Nó vẫn có thể sống nhưng không thể phát triển khỏe mạnh như những cây khác cũng loài. Học lệch và ôn thi lệch không thể giúp người học phát triển trí tuệ một cách toàn diện. Không đạt được điều đó, ta vẫn chưa thể đạt được mục đích thật sự của việc học hỏi. Với phương chân là phát triển toàn diện, chúng ta cần nhận rõ ý nghĩa cũng như hiểm họa mà việc học lệch gây ra. Học sinh nên cần được giáo dục nhận thức hàng ngày để hiểu rõ mình đi học để làm gì? Nhận thức được điều đó tự khắc nội dung trong chương trình học tập sẽ được học sinh tiếp thu tìm hiểu một cách khoa học nhất. Không phải chỉ có học lệch và ôn thi lệch mới có kết quả cao nhất trong học tập. Đã có rất nhiều tâm gương học đều học xuất sắc. Không cần phải đi tìm kiếm tấm gương ở đâu xa. Trong lớp học của bạn chắc chắn có không ít những bạn học đều giỏi tất cả các môn học. vậy thì tại sao những người khác lại phải chọn con đường học và ôn lệch. Thiết nghĩ điều đó là không cần thiết. Hãy để kiến thức trên trường lớp là hành trang quí báu để bạn bước vào đời.

Đây là một vấn đề gây sức ép từ phía phụ huynh và nhà trường, cả hai bên phải hòa hợp cùng tìm ra phương pháp giáo dục tâm lý cho con em hiểu hơn về mặt tiêu cực của học tủ, học lệch và tìm ra hình thức giúp các em tư duy học tập ở nhiều góc độ giúp các em phát huy tài năng, tỏa sáng, tự tin sải bước trong những kỳ thi lớn bằng vốn kiến thức khổng lồ của mình.

3. Bình luận về tình trạng học lệch của học sinh hiện nay

Học tập là quá trình trang bị tri thức giúp mỗi chúng ta bước vào cuộc sống một cách tự tin và trở thành một công dân mẫu mực, một con người văn minh. Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, đòi hỏi mỗi con người cần trang bị cho mình những kiến thức về nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay, do một số yếu tố khách quan và áp lực thi cử, thường xảy ra tình trạng các bạn học sinh học tủ, học lệch, dẫn đến những hệ luỵ cho chính các bạn sau này.

Học lệch là tình trạng học sinh chỉ tập trung học một vài môn để phục vụ mỗi việc thi cử mà coi nhẹ thậm chí bỏ qua không học các môn khác.

Học lệch là một hiện tượng không mới nhưng nó vẫn là “căn bệnh nan y”. Nhất là trong nền giáo dục hiện tại, học sinh và cha mẹ thường coi trọng tập trung cho con em mình những môn: Toán, Lý, Hóa, Ngoại ngữ… những môn được coi là “thời thượng”, coi nhẹ những môn như giáo dục công dân, Công nghệ, lịch sử…

Do cơ chế thi cử: thi theo khối vì vậy đa số tâm lí phụ huynh muốn con em mình thi đỗ vào các trường đại học nên chỉ cho con em mình tập trung học những môn phải thi. Học sinh theo định hướng của phụ huynh và đích đến mà ngay từ lớp 10 đã ôn khối, những môn học khác và những tri thức cơ bản của những môn đó đã không được học sinh tiếp thu với ý nghĩ “học cũng không để làm gì, không có tác dụng gì”.

Do các bài học trong sách giáo khoa còn nặng về lý thuyết, chưa mang tính thiết thực cao. Do tâm lý học lấy điểm, để đỗ đạt, để có ngành nghề chứ không phải là để làm phong phú vốn hiểu biết của bản thân.

Hậu quả: Hiện nay, nhiều em có xu hướng học các khối tự nhiên, khoa học kĩ thuật, thương mại…lại nghĩ rằng văn học, lịch sử, địa lý, công nghệ, giáo dục công dân…là không cần thiết. Cần khẳng định đó là quan niệm chưa đúng. Thực tế tất cả các môn học được đưa vào giảng dạy trong trung học phổ thông đều rất quan trọng, cần thiết cho mỗi người trong tương lai. Chúng giúp mỗi chúng ta phát triển đầy đủ, hiểu biết sâu sắc tất cả các hiện tượng, giải thích được các mối quan hệ xã hội, những hiện tượng nổi lên trong đời sống, rèn luyện tư duy ngôn ngữ, cách dùng từ đúng chỗ, cách thuyết phục người khác… Thử nghĩ nếu những năng lực đó mà thiếu sót đi do việc học lệch gây ra thì tác hại sẽ như thế nào?

Học sinh học giỏi lý thuyết mà thực hành lại kém, kiến thức tốt nhưng giao tiếp lại tệ, có tri thức nhưng văn hóa lại ít. Thử hỏi người như vậy thì sao có thể thành công trong cuộc sống. Nhất là khi năng lực thuyết phục, năng lực giao tiếp cũng ngày càng trở nên quan trọng không kém tri thức chuyên ngành. Học lệch dễ dẫn đến sự khô khan trong tâm hồn mỗi người, hình thành nên thói quen ngại giao tiếp, ít sử dụng từ ngữ dẫn đến mai một vốn từ, hình thành lối sống vị kỷ, tiêu cực trong cuộc sống …Những người như vậy ngày càng dễ gặp trong xã hội. Nó cần được hạn chế và loại bỏ trong suy nghĩ và thực trạng hiện nay của học sinh và phụ huynh.

Trong trường học, các môn xã hội cần được giảng dạy một cách trực quan, sinh động để tạo hứng thú cho học sinh. Các bạn học sinh nên coi những giờ học tập môn xã hội chính là những giờ thư giãn, giúp bạn lấy lại tinh thần để học những môn tư nhiên. Có như vậy các bạn sẽ không thấy nhàm chán.

Ngày:31/10/2020 Chia sẻ bởi:ngan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM