10 đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Tin học 11 năm 2019 có đáp án

Nhằm giúp các em học sinh ôn tập và nắm vững các kiến thức đã học của chương trình HK1 eLib xin gửi đến bạn đọc tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Tin học 11 có đáp án chi tiết bên dưới đây. Tài liệu được biên soạn theo cấu trúc của các trường, sở trên cả nước. Hi vọng đây sẽ là 1 tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em.

10 đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Tin học 11 năm 2019 có đáp án

1. Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Tin 11 – Số 1

TRƯỜNG THPT PHAN HUY CHÚ

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 1

MÔN TIN HỌC 11

NĂM HỌC 2019-2020

Phần I. Trắc nghiệm

Câu 1: Các thành phần cơ bản của NNLT là:

A. Thông dịch và biên dịch

B. Chương trình dịch, bảng chữ cái, cú pháp, ngữ nghĩa

C. Bảng chữ cái, cú pháp, ngữ nghĩa

D. Tên dành riêng, tên chuẩn và tên do người lập trình định nghĩa

Câu 2: Chọn biểu diễn tên đúng trong các biểu diễn dưới đây:

A. Tinh_DTB

B. Tinh DTB

C. Tinh#DTB

D. 1Tinh_DTB

Câu 3: Biểu diễn nào dưới đây là biểu diễn hằng trong Pascal:

A. 2.34

B. ’TRUE

C. A51

D. 1,06E-15

Câu 4: Trong Pascal, khai báo nào sau đây sai:

A. Program Giai_PTB2;

B. Uses crt;

C. Var a, b, c: real;

D. Const pi = 3,14;

Câu 5: Cho biến thực x đã được gán giá trị 12.41235. Để đưa ra màn hình nội dung “x=12.41” cần chọn câu lệnh nào sau đây?

A. Writeln(x);

B. Writeln(‘x=’ ,x:5:2);

C. Writeln(x:5);

D. Writeln(x:5:2);

Câu 6: Xét khai báo biến sau:

Var x, y, z : real;

  c : char;

  i, j : integer;

Tổng bộ nhớ dành cho các biến đã khai báo là bao nhiêu byte?

A. 18

B. 19

C. 21

D. 23

Câu 7: Xét biểu thức logic: (n >0) and (n mod 2 = 1). Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Kiểm tra n là một số nguyên dương lẻ

B. Kiểm tra xem n có là một số dương

C. Kiểm tra n có chia hết cho 2 không

D. Kiểm tra n là một số nguyên lẻ

Câu 8: Cho khai báo biến sau đây:

Var m, n : integer ;

  x, y : real ;

Lệnh gán nào sau đây là sai ?

A. m := -4 ;

B. n := 3.5 ;

C. x := 6.5 ;

D. y := +10.5 ;

Câu 9: Biểu thức toán học dưới đây được biểu diễn trong NNLT Pascal là:

\(a - \frac{1}{{1 + {x^3}}}\)

A. a – 1/(1 + x*x*x)

B. a – 1/(1 + sqr(x)*x)

C. a – 1/(1 + x*sqr(x))

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 10: Biểu thức 5*b + a div 4*3 với a =12, b = 4 có giá trị là:

A. 20

B. 21

C. 29

D. 9

Câu 11: Trong Pascal, cú pháp câu lệnh rẽ nhánh if-then dạng thiếu là:

A. if <điều kiện> then ;

B. if <điều kiện> then

C. if <điều kiện> then else ;

D. if <điều kiện> then else

Câu 12: Trong Pascal, câu lệnh ghép được thực hiện khi sau then hoặc else:

A. Không có câu lệnh nào

B. Có câu lệnh

C. Có nhiều hơn 1 câu lệnh

D. Có nhiều hơn 2 câu lệnh

Câu 13: Cho đoạn chương trình sau:

IF <điều kiện> THEN write(x,’la so duong’) ELSE write(x,’la so am’);

Điều kiện là biểu thức logic nào dưới đây?

A. x mod 2 = 0

B. x > 0

C. x mod 2 = 1

D. x < 0

Câu 14: Cho đoạn chương trình sau:

readln(x,y);

IF x > y THEN F:= 2*x – y ELSE

 IF x < y THEN F:= sqr(x) + sqr(y) ELSE F:= 2*x;

Nếu nhập vào từ bàn phím x=3 và y=2 thì giá trị của F là:

A. 13

B. 6

C. 4

D. 0

Câu 15: Cho đoạn chương trình sau:

T := 0 ;

FOR i := 1 to 10 DO

IF i mod 2 = 0 THEN T := T + i ;

Sau khi thực hiện, T có giá trị?

A. 3

B. 5

C. 25

D. 30

Câu 16: Cho đoạn chương trình sau:

S := 0 ;

FOR i := 1 to 10 DO

IF (i mod 3=0) or (i mod 5=0) THEN S := S + 1 ;

Sau khi thực hiện, S có giá trị?

A. 0

B. 5

C. 25

D. 33

Câu 17: Cho đoạn chương trình sau:

T := 0 ; i:=1;

WHILE i <= 10 DO

BEGIN

IF i mod 2 = 0 THEN T := T + i ;

i:=i+1;

END;

Sau khi thực hiện, T có giá trị?

A. 18

B. 22

C. 25

D. 30

Câu 18: Cú pháp khai báo trực tiếp biến mảng một chiều có dạng:

A. Var : array [kiểu chỉ số] of ;

B. Var = array [kiểu chỉ số] of ;

C. Var : array [kiểu chỉ số] of

D. Var := array [kiểu chỉ số] of ;

Câu 19: Giả sử mảng a gồm các phần tử a[1]=1, a[2]=2, a[3]=3, a[4]=4, a[5]=5.

Cho biết kết quả sau khi thực hiện đoạn chương trình sau:

S:=0;

FOR i:=1 to 5 DO

 IF a[i] mod 2 = 0 THEN S:=S+a[i];

writeln(‘S = ’,S);

A. 6

B. S = 6

C. 9

D. S = 9

Câu 20: Phát biểu nào sau đây có thể lấy làm biểu thức điều kiện trong cấu trúc rẽ nhánh?

A. A + B

B. A * B

C. A := B

D. A ≤ B

Phần II. Tự luận

Bài 1. Hãy viết các biểu thức toán học sau sang dạng tương ứng trong Pascal:

a) \(\sqrt {x + \sqrt {x + \sqrt x } } \)

b) -1 < = sinx < = 1

Bài 2. Cho chương trình Pascal sau:

Program dientich_duongtron;

uses= crt;

const pi = 3.14;

var: dt, r: real;

clrscr;

write(‘nhap ban kinh r = ‘);

readln(r);

dt = pi*sqr(r);

writeln(‘dien tich duong tron la: ‘,dt:10:2, ‘ m’);

readln

End.

Hãy chỉ ra bốn lỗi có trong chương trình, sau đó hãy sửa lại cho đúng.

Bài 3. Viết chương trình tính tổng các giá trị chẵn trong phạm vi từ 1 đến N (Số nguyên dương N được nhập vào từ bàn phím)

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 1 TIN 11 – SỐ 1

Phần I. Trắc nghiệm

1.C           2.A            3.A              4.D             5.B

6.D            7.A           8.B              9.D            10.C

11.A          12.C         13.B          14.C           15.D

16.B          17.D        18.A          19.B           20.D

Phần II. Tự luận

Bài 1:

a) Sqrt(x+sqrt(x+sqrt(x)))

b) (-1 <=sin(x)) and (sin(x)<=1)

Bài 2:

a) uses crt;

b) var dt, r: real;

c) Thiếu Begin

d) dt:= pi*sqr(r);

Bài 3:

Program bt_3;

Uses crt;

Var Tong, n, i: integer;

Begin

 Clrscr;

 Writeln(‘nhap n=’);

 Readln (n);

 Tong:=0;

 For i:=1 to n do

 If I mod 2 = 0 then Tong:= Tong+i;

 Writeln(‘Tong la:’,Tong);

 Readln

End.

2. Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Tin 11 – Số 2

TRƯỜNG THPT NGUYỄN KHUYẾN

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 1

MÔN TIN HỌC 11

NĂM HỌC 2019-2020

Phần I. Trắc nghiệm

Câu 1: Phát biểu nào dưới đây là hợp lí nhất khi nói về hằng:

A. Hằng là đại lượng có giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình

B. Hằng là đại lượng được đặt tên và có giá trị thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình

C. Hằng có thể lưu trữ nhiều loại giá trị khác nhau

D. Hằng được chương trình dịch bỏ qua

Câu 2: Chọn biểu diễn tên sai trong các biểu diễn dưới đây:

A. TinhTong100

B. TinhTong

C. Tinh#Tong

D. Tinh_Tong1a

Câu 3: Biểu diễn nào dưới đây không phải là biểu diễn hằng trong Pascal:

A. 2 + 3

B. ’TRUE

C. ’01’

D. 1.06E-15

Câu 4: Trong Pascal, khai báo nào sau đây đúng:

A. Program Giai_PTB2;

B. Uses : crt;

C. Var a, b, c: real

D. Const pi := 3.14;

Câu 5: Để viết chương trình giải phương trình bậc nhất có dạng: ax + b = 0 (a#0), em cần phải thực hiện lệnh nhập vào từ bàn phím các biến nào sau đây:

A. readln(a, b, x);

C. readln(a, b);

C. readln(a,x);

D. readln(b, x);

Câu 6: Xét khai báo biến sau:

Var x, y, z : real;

  c, d : boolean;

  i, j : word;

Tổng bộ nhớ dành cho các biến đã khai báo là bao nhiêu byte?

A. 18

B. 24

C. 22

D. 20

Câu 7: Xét biểu thức sau (3*x <=15) and (x <=4). Biểu thức cho kết quả FALSE khi:

A. x = 3

B. x = 2

C. x = 5

D. x = 4

Câu 8: Cho khai báo biến sau đây:

Var m, n : integer ;

  x, y : real ;

Lệnh gán nào sau đây là sai ?

A. m := -4 ;

B. n := 3 ;

C. x := 6.5 ;

D. y := ‘10.5’ ;

Câu 9: Biểu thức Pascal: -b/sqrt(sqr(a)+b) được biểu diễn trong toán học là:

A. \(\frac{{ - b}}{{\sqrt {{a^2} + b} }}\)

B. \(\frac{b}{{\sqrt {{a^2} + b} }}\)

C. \(\frac{{ - b}}{{\sqrt {{a^2} - b} }}\)

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 10: Biểu thức 5*b + a mod 4*3 với a =16, b = 3 có giá trị là:

A. 16

B. 27

C. 12

D. 15

Câu 11: Trong Pascal, cú pháp câu lệnh rẽ nhánh if-then dạng đủ là:

A. if <điều kiện> then ;

B. if <điều kiện> then

C. if <điều kiện> then else ;

D. if <điều kiện> then else

Câu 12: Trong Pascal, câu lệnh ghép có dạng:

A. begin ; end;

B. begin ; end.

C. begin: ; end;

D. begin; ; end;

Câu 13: Cho đoạn chương trình sau:

IF <điều kiện> THEN write(x,’la so am’) ELSE write(x,’la so duong’);

Điều kiện là biểu thức logic nào dưới đây?

A. x mod 2 = 0

B. x mod 2 = 1

C. x > 0

D. x < 0

Câu 14: Cho đoạn chương trình sau:

readln(x,y);

IF x > y THEN F:= 2*x – y ELSE

 IF x < y THEN F:= sqr(x) + sqr(y) ELSE F:= 2*x;

Nếu nhập vào từ bàn phím x=3 và y=3 thì giá trị của F là:

A. 13

B. 6

C. 4 

D. 0

Câu 15: Cho đoạn chương trình sau:

T := 0 ;

FOR i := 1 to 10 DO

IF i mod 2 = 0 THEN T := T + 1 ;

Sau khi thực hiện, T có giá trị?

A. 3

B. 5

C. 25

D. 30

Câu 16: Cho đoạn chương trình sau:

S := 0 ;

FOR i := 1 to 10 DO

IF (i mod 3=0) or (i mod 5=0) THEN S := S + i ;

Sau khi thực hiện, S có giá trị?

A. 0

B. 5

C. 25

D. 33

Câu 17: Cho đoạn chương trình sau:

T := 0 ; i:=1;

WHILE i <= 10 DO

BEGIN

IF i mod 2 = 1 THEN T := T + i ;

i:=i+1;

END;

Sau khi thực hiện, T có giá trị?

A. 18

B. 22

C. 25

D. 30

Câu 18: Cú pháp khai báo trực tiếp biến mảng một chiều có dạng:

A. Var = array [kiểu chỉ số] of ;

B. Var : array [kiểu chỉ số] of ;

C. Var : array [kiểu chỉ số] of

D. Var := array [kiểu chỉ số] of ;

Câu 19: Giả sử mảng a gồm các phần tử a[1]=1, a[2]=2, a[3]=3, a[4]=4, a[5]=5.

Cho biết kết quả sau khi thực hiện đoạn chương trình sau:

D:=0;

FOR i:=1 to 5 DO

    IF a[i] mod 2 = 0 THEN D:= D + 1;

writeln(‘D = ’,D);

A. D = 2

B. 2

C. 3

D. D = 3

Câu 20: Phát biểu nào sau đây có thể lấy làm biểu thức điều kiện trong cấu trúc rẽ nhánh?

A. A + B

B. A * B

C. A mod B = 0

D. A:= B

---(Để xem nội dung phần tự luận và đáp án chi tiết đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

3. Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Tin 11 – Số 3

TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 1

MÔN TIN HỌC 11

NĂM HỌC 2019-2020

Phần I. Trắc nghiệm

Câu 1: Phát biểu nào dưới đây là hợp lí nhất khi nói về biến:

A. Biến là đại lượng có giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình

B. Biến là đại lượng được đặt tên và có giá trị thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình

C. Biến có thể lưu trữ nhiều loại giá trị khác nhau

D. Biến có thể đặt hoặc không đặt tên gọi

Câu 2: Chọn biểu diễn tên đúng trong các biểu diễn dưới đây:

A. Tinh DTB

B. Tinh_DTB

C. Tinh#DTB

D. 1Tinh_DTB

Câu 3: Biểu diễn nào dưới đây là biểu diễn hằng trong Pascal:

A. A51

B. ’TRUE

C. 5 + 9

D. 1;06E - 15

Câu 4: Trong Pascal, khai báo nào sau đây sai:

A. Program Giai_PTB2;

B. Uses : crt;

C. Var a, b, c: real;

D. Const pi = 3.14;

Câu 5: Cho biến thực x đã được gán giá trị 12.41235. Sau khi thực hiện câu lệnh Writeln(‘x=’ ,x:5:2); thì giá trị của biến x được in ra màn hình là:

A. 12.41

B. 12

C. x=12.41

D. x=12

Câu 6: Xét khai báo biến sau:

Var x, y : real;

 c : char;

 i, j : byte;

Tổng bộ nhớ dành cho các biến đã khai báo là bao nhiêu byte?

A. 17

B. 15

C. 13

D. 12

Câu 7: Xét biểu thức logic: (n >0) and (n mod 2 = 1). Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Kiểm tra n là một số nguyên lẻ

B. Kiểm tra xem n có là một số dương

C. Kiểm tra n có chia hết cho 2 không

D. Kiểm tra n là một số nguyên dương lẻ

Câu 8: Cho khai báo biến sau đây:

Var m, n : integer ;

 x, y : real ;

Lệnh gán nào sau đây là sai ?

A. m := -4.5 ;

B. n := 3 ;

C. x := 6.5 ;

D. y := +10.5 ;

Câu 9: Biểu thức toán học dưới đây được biểu diễn trong NNLT Pascal là:

\(a - \frac{1}{{1 + {x^3}}}\)

A. a – 1/(1 + x*abs(x))

B. a – 1/(1 + sqrt(x)*x)

C. a – 1/(1 + x*sqr(x))

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 10: Biểu thức 5*b + a div 4*3 với a =16, b = 3 có giá trị là:

A. 16

B. 27

C. 12

D. 15

Câu 11: Trong Pascal, cú pháp câu lệnh rẽ nhánh if-then dạng thiếu là:

A. if <điều kiện> then ;

B. if <điều kiện> then

C. if <điều kiện> then else ;

A. if <điều kiện> then else

Câu 12: Trong Pascal, câu lệnh ghép được thực hiện khi sau then hoặc else:

A. Không có câu lệnh nào

B. Có câu lệnh

C. Có nhiều hơn 1 câu lệnh

D. Có nhiều hơn 2 câu lệnh

Câu 13: Cho đoạn chương trình sau:

IF <điều kiện> THEN write(x,’la so chan’) ELSE write(x,’la so le’);

Điều kiện là biểu thức logic nào dưới đây?

A. x mod 2 = 0 

B. x mod 2 = 1

C. x > 0

D. x < 0

Câu 14: Cho đoạn chương trình:

readln(x,y);

IF x > y THEN F:= 2*x – y ELSE

    IF x < y THEN F:= sqr(x) + sqr(y) ELSE F:= 2*x;

Nếu nhập vào từ bàn phím x=0 và y=0 thì giá trị của F là:

A. 13

B. 6

C. 4

D. 0

Câu 15: Cho đoạn chương trình sau:

S := 0 ;

FOR i := 1 to 10 DO

IF i mod 2 = 1 THEN S := S + i ;

Sau khi thực hiện, S có giá trị?

A. 3

B. 5

C. 25

D. 30

Câu 16: Cho đoạn chương trình sau:

T := 0 ;

FOR i := 1 to 10 DO

IF (i mod 3=0) and (i mod 5=0) THEN T := T + 1 ;

Sau khi thực hiện, T có giá trị?

A. 0

B. 5

C. 25

D. 33

Câu 17: Cho đoạn chương trình sau:

T := 0 ; i:=1;

WHILE i <= 10 DO

BEGIN

IF i mod 3 = 0 THEN T := T + i ;

i:=i+1;

END;

Sau khi thực hiện, T có giá trị?

A. 18

B. 22

C. 25

D. 30

Câu 18: Cú pháp khai báo trực tiếp biến mảng một chiều có dạng:

A. Var : array [kiểu chỉ số] of

B. Var = array [kiểu chỉ số] of ;

C. Var : array [kiểu chỉ số] of ;

D. Var := array [kiểu chỉ số] of ;

Câu 19: Giả sử mảng a gồm các phần tử a[1]=1, a[2]=2, a[3]=3, a[4]=4, a[5]=5.

Cho biết kết quả sau khi thực hiện đoạn chương trình sau:

S:=0;

FOR i:=1 to 5 DO

 IF a[i] mod 2 = 1 THEN S:=S+a[i];

writeln(‘S = ’,S);

A. 6

B. S = 6

C. 9

D. S = 9

Câu 20: Phát biểu nào sau đây có thể lấy làm biểu thức điều kiện trong cấu trúc rẽ nhánh?

A. A + B

B. A * B

C. A:= B

D. S = 9

---(Để xem nội dung phần tự luận và đáp án chi tiết đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

4. Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Tin 11 – Số 4

TRƯỜNG THPT CAO BÁ QUÁT

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 1

MÔN TIN HỌC 11

NĂM HỌC 2019-2020

Phần I. Trắc nghiệm

Câu 1: Trong Pascal, các đoạn chú thích được đặt giữa cặp dấu nào ?

A. { và }

B. [ và ]

C. ( và )

D. /* và */

Câu 2: Chọn biểu diễn tên sai trong các biểu diễn dưới đây:

A. TinhTong1b

B. TinhTong

C. Tinh_Tong

D. Tinh Tong

Câu 3: Biểu diễn nào dưới đây không phải là biểu diễn hằng trong Pascal:

A. 150.00

B. FALSE

C. ’01’

D. A30

Câu 4: Trong Pascal, khai báo nào sau đây đúng:

A. Program Giai PTB2;

B. Uses : crt;

C. Var a, b, c: real;

D. Const pi = 3,14;

Câu 5: Để viết chương trình giải phương trình bậc hai có dạng: ax2 + bx + c=0 (a#0), em cần phải thực hiện lệnh nhập vào từ bàn phím các biến nào sau đây:

A. readln(a, b, c, x1, x2);

B. readln(a, b, c);

C. readln(x1, x2);

D. readln(a, b, c, x);

---Còn tiếp---

5. Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Tin 11 – Số 5

TRƯỜNG THPT PHAN CHU TRINH

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 1

MÔN TIN HỌC 11

NĂM HỌC 2019-2020

Câu 1: Các thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình là:

A. Tên chương trình, thân chương trình                             

B. Bảng chữ cái, tên chương trình, cú pháp

C. Tên chương trình, cú pháp, biến                                    

D. Bảng chữ cái, cú pháp, ngữ nghĩa

Câu 2: Trong ngôn ngữ Pascal, hằng và biến khác nhau cơ bản như thế nào?

A. Hằng là đại lượng mà giá trị không thể thay đổi được trong quá thực hiện chương trình, biến là đại lượng mà giá trị của chúng có thể thay đổi được trong chương trình.

B. Hằng và biến là hai đại lượng mà giá trị đều có thể thay đổi được trong quá trình thực hiện chương trình.

C. Hằng không cần khai báo còn biến phải khai báo, hằng không có tên còn biến có tên.

D. Hằng và biến bắt buộc phải khai báo.

Câu 3: Tên nào sau đây trong Pascal không hợp lệ?

A. hoten                                B. ho_ten                              C. ho-ten                               D. hoten1

Câu 4: Biểu diễn số thực không hợp lệ trong Pascal?

A. 12345                               B. 12,345                              C. 1.2E-3                              D. -12.34

Câu 5: Khẳng định nào sau đây là sai?

A. Phần tên chương trình không nhất thiết phải có.           B. Phần khai báo có thể có hoặc không.

C. Phần thân chương trình có thể có hoặc không.             D. Phần khai báo thư viện có thể có hoặc không.

---Còn tiếp---

6. Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Tin 11 – Số 6

TRƯỜNG THPT CAO LÃNH

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 1

MÔN TIN HỌC 11

NĂM HỌC 2019-2020

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

Câu 1. Cho str là một xâu kí tự, đoạn chương trình sau thực hiện công việc gì ?

     for  i := length(str) downto 1 do write(str[i]) ;

A. In từng kí tự xâu ra màn hình 

B. In xâu ra màn hình

C. In từng kí tự ra màn hình theo thứ tự ngược

D. In từng kí tự ra màn hình theo thứ tự ngược, trừ kí tự đầu tiên.

Câu 2. Chọn câu ĐÚNG

A. 'Thu' + 'D' + 'uc' = 'ThuDuc'     

B. 'Thu' + 'Duc' = 'Thu Duc'

C. 'Thu' + '_' + 'Duc' = 'Thu Duc'  

D. 'Thu' + ' ' + 'Duc' = 'ThuDuc'

Câu 3. Biểu thức quan hệ nào dưới đây cho giá trị TRUE ?

A. “MUATHU” < “MUAHA”;

B. “TIEM” < “THUOC”;       

C. “THAO” < “NGOC”;        

D. “AB159CD” < “ ”;

Câu 4. Phát biểu nào dưới đây về kiểu mảng là phù hợp ?

A. Là một dãy hữu hạn các phần tử cùng kiểu 

B. Là một tập hợp các số nguyên

C. Mảng không thể chứa kí tự      

D. Độ dài tối đa của mảng là 255

Câu 5. Cho khai báo sau : a : array[0..16] of integer ;

A. for k := 1 to 16 do write(a[k]);   

B. for k := 16 down to 0 write(a[k]);

C. for k := 16 downto 0 do write(a[k]);      

D. for k:= 0 to 15 do write(a[k]);

---Còn tiếp---

7. Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Tin 11 – Số 7

Trường: THPT Quế Phong

Số câu: 40 câu trắc nghiệm

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2019-2020

8. Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Tin 11 – Số 8

Trường: THPT Ngô Quyền

Số câu: 40 câu trắc nghiệm

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2019-2020

9. Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Tin 11 – Số 9

Trường: THPT Bắc Thành

Số câu: 40 câu trắc nghiệm

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2019-2020

10. Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Tin 11 – Số 10

Trường: THPT Yên Lạc

Số câu: 40 câu trắc nghiệm

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2019-2020

...

---Bấm TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để xem đầy đủ nội dung các Đề thi 1-10---

  • Tham khảo thêm

Ngày:21/09/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM