10 đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 7 năm 2021-2022 có đáp án

Mời các em cùng tham khảo tài liệu 10 đề thi giữa HK1 môn Sử 7 năm 2021-2022 có đáp án do eLib tổng hợp và biên soạn. Tài liệu giới thiệu đến các em các đề thi giữa học kì 1. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em lớp 7 chuẩn bị thật tốt cho kì thi. Chúc các em học tập tốt!

10 đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 7 năm 2021-2022 có đáp án

1. Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Lịch Sử 7

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI

- Sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu: hoàn cảnh lịch sử và tình hình kinh tế - xã hội.

- Những cuộc phát kiến lớn về địa lí: nguyên nhân, điều kiện, các cuộc phát kiến địa lí lớn và hệ quả.

- Những đặc điểm kinh tế của lãnh địa và sự ra đời của thành thị trung đại Tây Âu.

- Lãnh địa phong kiến là gì? Đời sống trong lãnh địa và những đặc điểm kinh tế trong lãnh địa.

- Sự hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu: Bối cảnh lịch sử và sự phân hóa xã hội.

- Phong trào cải cách tôn giáo: nguyên nhân, nội dung chính, kết quả, ý nghĩa.

- Những thành tựu Văn hoá, khoa học - kĩ thuật Trung Quốc thời phong kiến: tư tưởng, văn học, nghệ thuật - kiến trúc,...

- Tình hình Trung Quốc thời Minh - Thanh

- Tình hình Trung Quốc thời Tống – Nguyên

LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

- Ngô Quyền dựng nền độc lập: với những việc làm của Ngô Quyền, nhận xét.

- Khái quát tình hình chính trị cuối thời Ngô.

- Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước: kết quả, nguyên nhân, ý nghĩa.

- Nhà Đinh xây dựng đất nước: các chính sách đối nội - đối ngoại của vua Đinh.

- Tổ chức chính quyền thời Tiền Lê: sự thành lập, tổ chức bộ máy nhà nước và quân đội thời Tiền Lê.

- Tóm tắt cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn: hoàn cảnh, diễn biến, kết quả, ý nghĩa,...

- Bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ: nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp.

- Tóm tắt đời sống xã hội và văn hoá thời Đinh - Tiền Lê.

NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÝ (THẾ KỈ XI - XII)

- Sự thành lập nhà Lý: sự thành lập và tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý.

- Tóm tắt tình hình luật pháp, quân đội, đối nội, đối ngoại thời nhà Lý.

- Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta: bối cảnh lịch sử và hành động của nhà Tống.

- Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ: sự chuẩn bị của nhà Lý, diễn biến, kết quả, ý nghĩa.

- Kháng chiến bùng nổ: sự chuẩn bị của nhà Lý, diễn biến, kết quả.

- Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt: diễn biến, kết quả, ý nghĩa.

- Sự chuyển biến của nền nông nghiệp thời Lý: các chính sách phát triển nông nghiệp và kết quả.

- Tóm tắt tình hình thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Lý.

- Những thay đổi về mặt xã hội thời Lý: giai cấp thống trị, giai cấp bị trị.

- Tóm tắt tình hình giáo dục, tư tưởng và văn hoá thời Lý.

B. LUYỆN TẬP

Câu 1: Sau khi đánh bại quân xâm lược Nam Hán Ngô Quyền lên ngôi vua năm nào, đóng đô ở đâu 

A. Năm 938. Đóng đô ở Hoa Lư 

B. Năm  939. Đóng đô ở Cổ Loa 

C. Năm  939. Đóng đô ở Thăng Long     

D. Năm  938. Đóng đô ở Cổ Loa 

Câu 2: Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế đặt tên nước là gì? 

A. Đại Ngu 

B. Đại Việt 

C. Nam Việt 

D. Đại Cồ Việt

Câu 3: Lê Hoàn lên ngôi năm nào? Đặt niên hiệu là gì? 

A. Năm 980. Đặt niên hiệu là Thái Bình   

B. Năm 979. Đặt niên hiệu là Thuận Thiên 

C. Năm 980. Đặt niên hiệu là Thiên Phúc   

D. Năm 981. Đặt niên hiệu là Thiên Đức       

Câu 4: Năm 1010, Lý Công Uẩn  lên ngôi đặt niên hiệu là? 

A. Thiên Phúc 

B. Thái Bình 

C. Thuận Thiên 

D. Thiên Đức 

Câu 5: Vì sao Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư về Đại La. 

A. Đây là nơi tụ hội quan yếu của bốn phương, đất rộng bằng phẳng, muôn vật tươi  tốt. 

B. Đây là nơi linh thiên, yên bình. 

C. Đây là nơi đất đai màu mỡ, có nhiều nhân dân sinh sống. 

D. Đây là nơi có phong cảnh đẹp, nhiều núi, sông, dễ làm ăn 

Câu 6: Năm 1054 nhà Lý đặt tên nước là gì? 

A. Nam  Việt                   

B. Đại Việt               

C. Đại Cồ Việt           

D. Đại Ngu 

Câu 7: Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta được ban hành dưới thời vua nào 

A. Lý Thái Tổ (1010) 

B. Lý Thái Tông (1042) 

C. Lý Thánh Tông (1054)

D. Lý Nhân Tông (1072) 

Câu 8: Tổ chức nhà nước ở địa phương thời Lý là: 

A. 10 lộ, dưới lộ là phủ châu                         

B.  24 lộ phủ, dưới là huyện, hương, xã             

C. 12 lộ, dưới lộ là huyện, hương                 

D. 14 lộ phủ, dưới là hương, xã   

Câu 9: Tổ chức nhà nước ở địa phương thời Tiền lê là: 

A. 10 lộ, dưới lộ là phủ châu                         

B.  24 lộ phủ, dưới là huyện, hương, xã             

C. 12 lộ, dưới lộ là huyện, hương                 

D. 14 lộ phủ, dưới là hương, xã   

Câu 10: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc”.  Đó là câu nói của ai? 

A. Trần Thủ Độ   

B. Lý Công Uẩn   

C. Lý Thường Kiệt   

D. Trần Quốc Tuấn   

Câu 11: Thời Lý cấm quân có nhiệm vụ gì? 

A. Bảo vệ vua và kinh thành       

B. Bảo vệ vua, hoàng hậu, thái tử   

C. Bảo vệ triều đình và hoàng tộc       

D. Bảo vệ vua, công chúa, quan đại  thần   

Câu 12: Vì sao luật pháp thời Lý nghêm cấm việc giất mổ trâu bò? 

A. Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp 

B. Trâu bò là động vật quý hiếm 

C. Trâu bò là động vật linh thiêng 

D. Đạo phật được đề cao nên cấm sát sinh 

Câu 13: Lí do mà Lý Thường Kiệt cho quân đánh vào Ung Châu, Châu Khâm, Châu Liêm 

A. Đây là nơi bộ chỉ huy của quân Tống 

B. Đây là nơi quân Tống tích trữ lương thực và khí giới để đánh Đại Việt 

C. Đây là nơi tập trung của quân của Tống trước khi đánh Đại Việt 

D. Đây là các đồn của quân Tống gần biên giới Đại Việt. 

Câu 14: Đinh Bộ Lĩnh xưng là hoàng đế có ý nghĩa gì 

A. Đinh Bộ Lĩnh muốn khẳng định uy quyền của mình. 

B. Đinh Bộ Lĩnh muốn khẳng định địa vị ngang hàng với các hoàng đế Trung Quốc. 

C. Đinh Bộ Lĩnh muốn khẳng định nước ta độc lập và ngang hàng với Trung Quốc 

D. Đinh Bộ Lĩnh muốn khẳng định nước ta có giang sơn, bờ cõi riêng. 

Câu 15: Vì sao Lý Thường Kiệt chủ động giảng hòa với địch khi đang chiến thắng? 

A. Để giảm sự hy sinh và bảo toàn lực lượng của quân ta. 

B. Để  không tổn xương máu, giữ  quan hệ  hoà hiếu giữa hai nước và là truyền thống  nhân đạo của dân tộc. 

C. Để giữ mối quan hệ giao lưu và buôn bán sau này với nước Tống. 

D. Để kết thúc chiến tranh cho quân Tống rút nhanh về nước. 

Câu 16: Cuộc kháng chiến chống quân Tống thắng lợi có ý nghĩa gì?

A. Thể hiện ý chí quyết tâm chống ngoại xâm và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc, chứng tỏ bước phát triển mới của đất nước.

B. Thể hiện sức mạnh của dân tộc và tinh thần chiến đấu của quân ta.

C. Thể hiện cách đánh sáng tạo của quân ta.

D. Chứng tỏ một bước phát triển cao của dân tộc và sự đoàn kết của quân ta

Câu 17. Cuộc tấn công tự vệ của nhà Lý có ý nghĩa như thế nào?

 A. Giáng đòn phủ đầu làm hoang mang quân Tống

B. Thể hiện sức mạnh của dân tộc và tinh thần chiến đấu của quân ta.

C. Thể hiện cách đánh sáng tạo của quân ta.

D. Chứng tỏ một bước phát triển cao của dân tộc và sự đoàn kết của quân ta

* TỰ LUẬN

Câu 1. Trình bày tình hình kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp thời Đinh Tiền Lê? Vì sao kinh tế thời Đinh –Tiền Lê có sự phát triển?

Câu 2. Vì sao nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta? Trình bày diễn biến cuộc tấn công để tự vệ của nhà Lý (1075)?

Câu 3. Vì sao Lý thường Kiệt chọn sông sông Cầu để xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt? Trình bày diễn biến cuộc chiến đấu trên phòng tuyến sông Như Nguyệt?

Câu 4. Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Tống (10751077)? 5. Phân tích nét đánh độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt? Em có suy nghĩ gì về danh tướng Lý Thường Kiệt?

2. Đề thi giữa học kì 1

2.1. Đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 7– Số 1

TRƯỜNG THCS PHONG PHÚ

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: LỊCH SỬ 7

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM 

Đọc kĩ câu hỏi và chọn đáp án đúng nhất:

Câu 1: Những việc làm của người Giéc-man khi tràn vào lãnh thổ của đế quốc Rô-ma đã tác động đến sự hình thành xã hội phong kiến châu Âu:

A. Thành lập các vương quốc mới

B. Các thủ lĩnh quân sự và quan lại của người Giéc-man được ban cấp nhiều ruộng đất trở thành lãnh chúa, những kẻ có thế lực trong xã hội.

C. Tiêu diệt nhà nước Rô-ma

D. Phong các tước vị cho quí tộc Giéc-man

Câu 2: Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những tầng lớp nào?

A. Chủ nô Rô-ma

B. Quí tộc Rô-ma

C. Tướng lĩnh và quí tộc người Giéc-man.

D. Nông dân công xã

Câu 3: Nông nô ở châu Âu được hình thành chủ yếu từ tầng lớp nào?

A. Tướng lĩnh quân sự bị thất bại trong chiến tranh.

B. Nông dân

C. Nô lệ

D. Nô lệ và nông dân

Câu 4: Vì sao nói: “thành thị là hình ảnh tương phản với lãnh địa”? Em cho biết ý kiến nào dưới đây đúng và đủ nhất:

A. Trong lãnh địa, kinh tế mang tính chất “tự cung tự cấp”; còn trong thành thị đã có sự buôn bán, trao đổi sản phẩm.

B. Lãnh địa phong kiến là của lãnh chúa phong kiến.

C. Trong lãnh địa, lãnh chúa chỉ sống và ăn chơi trên sức lao động của nông nô; còn trong thành thị trung đại, thợ thủ công và thương nhân phải lao động sản xuất.

D. Thành thị là nơi buôn bán.

Câu 5: Xã hội phong kiến châu Âu hình thành dựa trên cơ sở của giai cấp nào

A. Tăng lữ quí tộc và nông dân.

B. Lãnh chúa phong kiến và nông nô.

C. Chủ nô và nô lệ.

D. Địa chủ và nông dân.

Câu 6: Vì sao dẫn đến sự xuất hiện thành thị ở châu Âu thời trung đại?

A. Nghề thủ công phát triển cần phải trao đổi, mua bán.

B. Sự ngăn cản giao lưu của các lãnh địa.

C. Sản xuất bị đình đốn.

D. Các lãnh chúa cho thành lập các thành thị.

Câu 7: Người có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước, lên ngôi Hoàng đế

A. Ngô Quyền

B. Lê Hoàn

C. Đinh Bộ Lĩnh

D. Ngô Xương Văn

Câu 8: Đơn vị hành chính thời Tiền Lê được chia làm:

A. 8 lộ.

B.10 lộ;

C. 12 lộ;

D. 24 lộ.

Câu 9: Năm 1075, Lý Thường kiệt chỉ huy đánh chiếm căn cứ nào của đất Tống?

A. thành Ung Châu, Châu Khâm

B. thành Châu Khâm, Châu Liêm

C. thành Ung Châu

D. thành Ung Châu, Châu Khâm, Châu Liêm

Câu 10: Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long vào năm nào? Để thờ ai?

A. Năm 1075 thờ Chu Văn An.

B. Năm 1010 thờ Lý Công Uẩn.

C. Năm 1070 thờ Khổng Tử.

D. Năm 1072 thờ Mạnh Tử.

Câu 11: Nhà Lý được thành lập vào thời gian nào?

A. 1008

C. 1009

B. 1010

D. 1005

Câu 12: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống

Năm 1353, một tộc trưởng người Lào tên là Pha Ngừm đã tập hợp và thống nhất các bộ lạc, lập nước riêng gọi là............................(nghĩa là............................)

A. Lan-xang/ Triệu voi.

B. Xiêm/ Sukhothay.

C. Ăng-co/ Cam-pu-chia.

D. Pa-gan/ Myanmar.

B. PHẦN TỰ LUẬN: 

Câu 1: Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành thành thị trung đại? Nền kinh tế trong các thành thị có điểm gì khác với nền kinh tế lãnh địa?

Câu 2: Nhà Tống có âm mưu xâm lược nước ta như thế nào? Em có nhận xét gì về cách kết thúc cuộc kháng chiến của Lý Thường Kiệt?

Câu 3: Trình bày tình hình giáo dục và văn hóa thời Lý?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

A. Phần trắc nghiệm 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

B

C

D

A

B

A

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

C

B

C

C

C

A

B. PHẦN TỰ LUẬN 

Câu 1:

a, Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành thành thị trung đại

Thế kỷ XI, do hàng thủ công sản xuất nhiều -> một số thợ thủ công đã lập xưởng sản xuất, cửa hàng ở những nơi đông người -> lập ra các thị trấn sau trở thành thành thị trung đại.

b, Điểm khác giữa nền kinh tế thành thị với nền kinh tế lãnh địa.

- Kinh tế lãnh địa đặc trưng là nền kinh tế tự cung tự cấp, đóng kín của một lãnh chúa.

- Nền kinh tế thành thị là sản xuất và trao đổi, buôn bán

Câu 2:

- Từ giữa thế kỉ XI, tình hình nhà Tống gặp phải những khó khăn: nội bộ mâu thuẫn, nông dân nổi lên khởi nghĩa, vùng biên ải phía Bắc Tống bị hai nước Liêu - Hạ quấy nhiễu... Đối với Đại Việt, nhà Tống quyết định dùng chiến tranh để giải quyết tình trạng khủng hoảng trong nước và đưa nước ta trở lại chế độ đô hộ như trước.

- Nhà Tống xúi giục Cham-pa đánh lên từ phía Nam, còn ở biên giới phía Bắc của Đại Việt chúng ngăn cản việc buôn bán, dụ dỗ, mua chuộc các tù trưởng dân tộc làm phản.

Cách kết thúc cuộc kháng chiến của Lý Thường Kiệt rất độc đáo.

Để đảm bảo mối quan hệ bang giao, hòa hiếu giữa hai nước sau chiến tranh, không làm tổn thương danh dự của nước lớn, đảm bảo hòa bình dài lâu. Đó là truyền thống nhân đạo của dân tộc ta

Câu 3:

- GD: Năm 1070, Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long, năm 1076, mở Quốc tử giám.

→  Nhà nước rất quan tâm giáo dục, khoa cử.

+ Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.

- Tôn giáo: Các vua Lý rất sùng đạo Phật, khắp nơi đều dựng chùa, tô tượng, đúc chuông...

- Ca hát, nhảy múa, trò chơi dân gian; kiến trúc, điêu khắc... đều phát triển với phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt; tiêu biểu là chùa Một Cột, tượng Phật A-di-đà, hình rồng thời Lý,...

→ Những thành tựu về văn hóa - nghệ thuật đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hóa riêng của dân tộc - văn hóa Thăng Long.

2.2. Đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 7– Số 2

TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: LỊCH SỬ 7

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

I. Trắc nghiệm (5 đ): khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất

Câu 1. Người đầu tiên đi vòng quanh trái đất là:

A. Cri- xtôp Cô –lôm- bô

B. Ma- gien -lăng

C. Va –xcô đờ Ga- ma

D. D. Đi- a- xơ

Câu 2. Nước ta thời Đinh -Tiền Lê có tên là:

A. Văn Lang

B. Đại Việt

C. Âu Lạc

D. Đại Cồ việt

Câu 3. Bộ luật “Hình Thư” là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta ra đời dưới triều:

A. Ngô

B. Đinh

C. Lý

D. Tiền Lê

Câu 4. Quân đội thời Lý có đặc điểm là:

A. Gồm 2 bộ phận, tổ chức theo chế độ “Ngụ binh ư nông”, có quân bộ và quân thuỷ.

B. Có hai bộ phận: Cấm quân và quân địa phương.

C. Có 4 binh chủng, tổ chức theo chế độ “Ngụ binh ư nông”

D. Chọn thanh niên khoẻ mạnh từ 18 tuổi

Câu 5. Xã hội phong kiến Phương Đông có các giai cấp cơ bản là:

A. Lãnh chúa và nông nô

B. Địa chủ và nông dân lĩnh canh

C. Địa chủ và nông nô

D. Lãnh chúa và nông dân lĩnh canh.

Câu 6. Vạn lý trường thành của Trung Quốc được xây dựng dưới triều :

A. Nhà Tần

B. Nhà Hán

C. Nhà Đường

D. Nhà Nguyên

Câu 7. Thành Đại La được Lý Công Uẩn đổi là thành:

A. Hà Nội

B. Phú Xuân

C. Thăng Long

D. Đông Quan

Câu 8. Người sản xuất chính trong lãnh địa là:

A. Nô lệ

B. Nông nô

C. Nông dân tá điền

D. Địa chủ

Câu 9: Tôn giáo nào giữ vai trò quan trọng trong quá trình thống nhất vương quốc Ma-ga-đa?

A. Ấn Độ giáo

B. Phật giáo

C. Hồi giáo

D. Thiên chúa giáo.

Câu 10. Lý Công Uẩn dời đô về Đại La vì :

A. Đây là nơi hội tụ quan yếu của bốn phương

B. Đây là một vùng đất rộng và bằng phẳng

C. Muôn vật nơi đây đều hết sức tươi tốt, phồn vinh

D. Tất cả các câu trên đều đúng.

Câu 11. Xã hội phong kiến Phương Tây hình thành vào:

A. Thế kỷ III TCN

B. Thế kỷ V TCN

C. Thế kỷ V

D. Thế kỉ III

Câu 12. Năm 1007 Lý thường Kiệt đã chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách:

A. Chớp lấy thời cơ tiêu diệt toàn bộ quân Tống.

B. Đánh quân Tống đến sát biên giới.

C. Tạm ngưng chiến để quân Tống rút về nước.

D. Chủ động giảng hoà, quân Tống rút về nước.

Câu 13: Ghép các mốc thời gian ở cột A cho phù hợp với các sự kiện ở cột B

A

B

1. Năm 1009

2. Năm 1042

3. Năm 968

4. Năm 979

a. Lê Hoàn lên ngôi vua

b. Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua

c. Lý Công Uẩn lên ngôi vua nhà Lý thành lập

d. Ban hành luật hình thư

Tự luận (5 đ)

Câu 1 (1,5đ): Nhà Đinh đã làm gì để xây dựng đất nước?

Câu 2 (3,5đ): Hãy trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn chỉ huy?

---Để xem tiếp nội dung phần còn lại của Đề thi số 2, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính--

2.3. Đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 7– Số 3

TRƯỜNG THCS AN LẠC

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: LỊCH SỬ 7

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

I/ Phần Trắc nghiệm

Hãy khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng. (mỗi ý đúng 0,5đ)

Câu 1: Xã hội phong kiến Châu Âu được hình thành gồm các tầng lớp nào?

A.Lãnh chúa, nông nô.

B.Lãnh chúa, nông dân.

C.Nông dân, nô lệ.

D.Nông dân, nông nô.

Câu 2: Các cuộc phát kiến lớn về địa lí Thế kỉ XV-XVI tác động như thế nào đến xã hội Châu Âu?

A. Hình thành nên đội ngũ những người làm thuê và họ là lực lượng chính trong các đội quân đi xâm lược thuộc địa của các nước tư bản sau này.

B. Hình thành nên giai cấp tư sản và vô sản cùng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.

C.Hình thành một tầng lớp những người giàu có chuyên tổ chức các cuộc thám hiểm và tìm các vùng đất mới.

Câu 3: Triều đại nào đặt kinh đô nằm ở Hoa Lư (Ninh Bình)?

A.Lý,Trần.

B.Đinh,Tiền Lê.

C.Nhà Đinh.

D.Nhà Ngô.

Câu 4: Bài thơ thần “Nam Quốc Sơn Hà” gắn liền với tên tuổi người anh hùng nào?

A. Trần Quốc Tuấn.

B.Trần Khánh Dư.

C. Lý Thường Kiệt.

D.Trần Quốc Toản.

Câu 5: Triều đại nào có chủ trương tuyển chọn quân đội “Cốt tinh nhuệ không cốt đông “

A. Nhà Lý.

B. Nhà Trần.

C.Tiền Lê.

C. Ngô Quyền.

Câu 6: Bộ luật đầu tiên của nước ta tên gì? ra đời vào năm nào?

A. Quốc triều hình luật, năm 1226.

B.Hình thư, năm 1010.

C. Hình thư, năm 1042.

D.Quốc triều thông chế, năm 1288.

Câu 7: Tây Kết ,Chương Dương, Hàm Tử là chiến thắng của giai đoạn lịch sử nào?

A.Cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn chỉ huy 98.

B. Cuộc kháng chiến chống Tống do Lý Thường Kiệt chỉ huy năm 1075.

C. Cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ năm 1258.

D. Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân Nguyên năm 1285.

Câu 8: Ai đã chui vào ống đồng cho quân lính khiêng về nước?

A.Thoát Hoan.

B.Ô-Mã –Nhi.

C. Hốt Tất Liệt.

D.Trương Văn Hổ.

Câu 9: Chọn kết hợp đúng với nội dung lịch sử đã học

A

B

1. Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh

a.1010

2. Lý Công Uẩn dời đô về Đại La

b.4/1288

3. Trong lần xâm lược lần thứ hai lực lượng quân Nguyên

c.50 vạn

4. Trận chiến mà quân dân nhà Trần đánh bại quân Nguyên trên Sông Bạch Đằng

d. 12/1226

A.1d, 2a, 3c, 4b.

B. 1b, 2a, 3c, 4d.

C.1d, 2b, 3c, 4a.

D.1b, 2b, 3d, 4a.

Câu 10. Thời Trần nước ta phải đương đầu với quân xâm lược nào?

A.Tống-Nguyên.

B.Tống- Thanh.

C. Mông-Nguyên.

D. Minh-Thanh.

---Để xem tiếp nội dung phần còn lại của Đề thi số 3, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính--

2.4. Đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 7– Số 4

TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: LỊCH SỬ 7

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

A. TRẮC NGHIỆM: (3đ)

I. Chọn 2 phương án trả lời đúng trong mỗi câu sau

1. Các cuộc phát kiến địa lí ở châu Âu đã có ý nghĩa như thế nào?

a. Đem lại nguồn lợi khổng lồ cho giai cấp tư sản;

b. Đem lại nguồn lợi khổng lồ cho nhân dân lao động;

c. Thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển;

d. Thúc đẩy công nghiệp châu Âu phát triển;

e. Thúc đẩy nông nghiệp phát triển

2. Sự kiện nào sau đây đánh dấu sự ra đời và phát triển của nền giáo dục Đại Việt?

a. Ban hành bộ luật hình thư; b. Mở khoa thi tuyển chọn nhân tài.

c. Làm lễ cày tịch điền; d. Xây dựng Văn Miếu và Quốc tử giám.

e. Các vua Lý rất sùng đạo phật.

II. Nối các mốc thời gian ở cột A với các sự kiện ở cột B sao cho đúng

A

B

1. Năm 1054

A. C.Cô-lôm-bô tìm ra châu Mỹ

2. Năm 1010

B. Kháng chiến lần thứ 3 chống quân xâm lược Nguyên thắng lợi

3. Năm 1492

C. Nhà Lý đổi tên nước thành Đại Việt

4. Năm 1287

D. Lý Công Uẩn dời đô về Đại La, đổi tên là Thăng Long.

III. Chọn phương án trả lời đúng nhất trong mỗi câu sau

1. Tứ đại phát minh của Trung quốc là những phát minh nào?

a. La bàn, đóng thuyền, làm giấy, nghề in; b. Nghề in, luyện sắt, thuốc súng, la bàn;

c. La bàn, nghề in, làm giấy, thuốc súng; d. Đóng thuyền, nghề in, la bàn, thuốc súng.

2. Hệ quả của phong trào cải cách tôn giáo là gì?

a. Đạo Ki-tô chia thành hai giáo phái: Cựu giáo và Tân giáo;

b. Lên án nghiêm khắ giáo hội Giáo hội Ki-tô;

c. Mở đường cho sự phát triển của văn hóa Châu Âu;

d. Phát động quần chúng nổi dậy đấu tranh chống phong kiến

3. Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta là gì?

a. Bộ luật Hình thư

b. Bộ Quốc triều hình luật

c. Luật Hồng Đức

d. Luật Gia Long

4. Giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến Châu Âu là:

a. Lãnh chúa và nông nô

 b. Địa chủ và nông nô

c. Địa chủ và nông dân tá điền

d. Thương nhân và thợ thủ công

-----Còn tiếp-----

2.5. Đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 7– Số 5

TRƯỜNG THCS HỒNG BÀNG

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: LỊCH SỬ 7

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Phần I: Trắc nghiệm

Câu 1: Kinh đô của nước ta dưới thời Ngô Quyền ở đâu?

A. Hoa Lư

B. Phú Xuân.

C. Cổ Loa.

D. Mê Linh.

Câu 2: Ý nào không phải là nguyên nhân tại sao Ngô Quyền không duy trì chính quyền của họ Khúc?

A. Chính quyền họ Khúc về danh nghĩa vẫn thuộc nhà Hán.

B. Ngô Quyền phát triển đất nước thành một quốc gia độc lập.

C. Ngô Quyền thiết lập một chính quyền mới hoàn toàn của người Việt.

D. Ngô Quyền có tư thù với họ Khúc.

Câu 3: Bộ máy nhà nước do Ngô Quyền tổ chức là một nhà nước như thế nào?

A. Là một nhà nước đơn giản.

B. Là một nhà nước phức tạp.

C. Là một nhà nước rất quy mô.

D. Là một nhà nước rất hoàn chỉnh.

Câu 4: Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi xưng là “Hoàng đế” có ý nghĩa gì?

A. Đinh Bộ Lĩnh muốn ngang hàng với Hoàng đế Trung Quốc.

B. Đinh Bộ Lĩnh khẳng định nước ta độc lập và ngang hàng với Trung Quốc.

C. Đinh Bộ lĩnh muốn khẳng định năng lực của mình.

D. Đinh Bộ Lĩnh không muốn bắt chước Ngô Quyền.

Câu 5: Quốc hiệu của nước ta dưới thời Đinh Bộ Lĩnh là gì?

A. Đại Việt.

B. Vạn Xuân.

C. Đại Cồ Việt.

D. Đại Ngu.

Câu 6: Những việc làm nào của Đinh Bộ Lĩnh cho thấy tinh thần tự chủ tự cường, khẳng định chủ quyền quốc gia dân tộc?

A. Tự xưng “Hoàng đế”, đặt Quốc hiệu, niên hiệu mới, cấm sử dụng niên hiệu là Trung Quốc.

B. Đem quân tấn công các quốc gia láng giềng.

C. Xây dựng thành trì ở khắp nơi để bảo vệ đất nước.

D. Chuẩn bị quân đội tiến đánh biên giới Trung Quốc.

Câu 7: Tại sao Lý Công Uẩn dời độ về Đại La (Thăng Long)?

A. Đây là nơi tụ hội quan yếu của bốn phương có vùng mặt đất rộng mà bằng phẳng, muôn vật tươi tốt và phồn thịnh.

B. Vì Đại La đẹp hơn Hoa Lư.

C. Đại La gần khu vực Cổ Pháp là quê hương Lý Công Uẩn.

D. Đại La là thành trì quân sự khó công dễ thủ, thuận lợi khi xảy ra chiến sự.

Câu 8: Nhà Lý chia nước ra bao nhiêu lộ, phủ?

A. 24 lộ phủ.

B. 22 lộ phủ.

C. 40 lộ phủ.

D. 42 lộ phủ.

Câu 9: Nhà Tống đã giải quyết những khó khăn giữa thế kỉ XI như thế nào?

A. Đánh hai nước Liêu – Hạ.

B. Đánh Đại Việt để khống chế Liêu – Hạ.

C. Đánh Cham-pa để mở rộng lãnh thổ.

D. Tạo quan hệ ngoại giao mềm dẻo với các nước láng giềng.

Câu 10: Tại sao nhà Tống quyết tâm xâm chiếm Đại Việt?

A. Do nhà Lý không chấp nhận tước vương của nhà Tống.

B. Do sự xúi dục của Cham-pa.

C. Do khó khăn về tài chính và sự quấy nhiễu của các tộc người Liêu-Hạ ở biên cương.

D. Do giai đoạn này nhà Tống hùng mạnh.

-----Còn tiếp-----

2.6. Đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 7– Số 6

TRƯỜNG THCS LÊ LỢI

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: LỊCH SỬ 7

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Phần I: Trắc nghiệm

Câu 1: Nhà Trần thay nhà Lý có ý nghĩa như thế nào?

A. Củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền vững mạnh.

B. Tạo điều kiện cho nền quân chủ phát triển vững mạnh.

C. Làm cho chế độ phong kiến suy sụp.

D. Chứng tỏ nhà Trần mạnh hơn nhà Lý.

Câu 2: Nguyên nhân KHÔNG làm cho nước Đại Việt dưới thời nhà Trần phát triển hơn dưới thời Lý?

A. Thời Trần sử đổi, bổ sung thêm pháp luật.

B. Thời Trần xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng.

C. Thời Trần phục hồi và phát triển kinh tế.

D. Nhà Trần mở rộng lãnh thổ nhờ tấn công các nước lân bang.

Câu 3: Đầu thế kỉ XIII, quân Mông Cổ đã là gì?

A. Lo phòng thủ đất nước.

B. Mở rộng xâm lược các nước vùng lân cận.

C. Mở rộng xâm lược khắp châu Á, châu Âu.

D. Cho sứ giả sang Đại Việt thực hiện chính sách giao bang, hòa hảo.

Câu 4: Trước nguy cơ bị quân Mông xâm lược, triều đình nhà Trần đã có thái độ như thế nào?

A. Kiên quyết chống giặc và tích cực chuẩn bị kháng chiến.

B. Chấp nhận đầu hàng khi sứ giả quân Mông Cổ đến.

C. Cho sứ giả của mình sang giảng hòa.

D. Đưa quân đón đánh giặc ngay tại cửa ải.

Câu 5: Xã hội thời Trần gồm có những tầng lớp nào?

A. Vương hầu, quý tộc – nông dân, nông nô.

B. Vương hầu, quý tộc – nông dân, nô tì, thợ thủ công.

C. Vương hầu, quý tộc – địa chủ, nông dân tự do, nông dân tá điền – thợ thủ công, thương nhân – nô tì, nông nô.

D. Quý tộc – địa chủ - nông dân, nông nô, nông dân tự do, nông dân tá điền.

Câu 6: Thời Trần, những người giàu có trong xã hội có nhiều ruộng đất cho thuê nhưng không thuộc tầng lớp quý tộc là

A. chủ nô.

B. vương hầu.

C. thương nhân

D. địa chủ.

Câu 7: Tình hình kinh tế xã hội nước ta vào cuối thời Trần KHÔNG như thế nào?

A. Nền kinh tế trì trệ, mất mùa liên tục xảy ra.

B. Đời sống của các tầng lớp nhân dân cơ cực, đói khổ.

C. Khởi nghĩa của nông dân và nô tì nổ ra khắp nơi.

D. Kinh tế phát triển, đất nước phồn hoa.

Câu 8: Người nông dân dưới thời Trần cuối thế kì XIV, họ phải bán ruộng, bán vợ, con cho quý tộc, địa chủ thì họ trở thành tầng lớp nào?

A. Nông dân bần cùng.

B. Nông nô.

C. Nô tì.

D. Nô lệ.

Câu 9: Hồ Quý Ly lấy vùng nào làm trung tâm phòng ngự chống lại quân Minh?

A. Đa Bang (Ba Vì, Hà Tây).

B. Đông Đô (Thăng Long).

C. Sông Nhị (Sông Hồng).

D. Thành Tây Đô (thành nhà Hồ).

Câu 10: Nhà Minh đã đổi Quốc hiệu của nước ta thành quận của Trung Quốc đó là quận gì?

A. Quận Cửu Châu.

B. Quận Nhật Nam.

C. Quận Giao Chỉ.

D. Quận Hợp Phố.

-----Còn tiếp-----

2.7. Đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 7 số 7

Trường: THCS Võ Thị Sáu

Số câu: 29 câu trắc nghiệm

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2021-2022

2.8. Đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 7 số 8

Trường: THCS Nguyễn Huệ

Số câu: 20 câu trắc nghiệm và 1 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2021-2022

2.9. Đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 7 số 9

Trường: THCS Lê Quý Đôn

Số câu: 10 câu trắc nghiệm, 2 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2021-2022

2.10. Đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 7 số 10

Trường: THCS Lê Văn Thọ

Số câu: 10 câu trắc nghiệm, 4 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2021-2022

...

---Bấm TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để xem đầy đủ nội dung các Đề thi 1-10---

Ngày:27/10/2021 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM