Nghị luận văn học lớp 8

Văn mẫu Nghị luận văn học lớp 8, giúp các em thành thạo kĩ năng diễn đạt, lập luận logic, dẫn chứng thuyết phục. Từ đó hình thành năng lực tìm tòi khám phá ở các em, giúp các em hứng thú hơn đối với môn Ngữ văn. Nắm bắt được nhu cầu của các em, eLib đã biên soạn và tổng hợp những bài văn mẫu rất hay để các em có tham khảo, hỗ trợ cho việc học và các kì thi quan trọng. Chúc các em học tốt!

1. Giới thiệu văn mẫu nghị luận văn học 8

Ngữ văn là một trong những môn học chủ đạo, đóng vai trò quan trọng, xuyên suốt trong quá trình học tập của tất cả các cấp học. Đây là môn học không chỉ cung cấp những kiến thức trên sách vở mà còn mang tính thực tiễn cao. Vì vậy, yêu cầu các em học sinh không chỉ nắm chắc kiến thức, lí thuyết mà còn phải  biết cách vận dụng kiến thức vào sáng tạo, làm văn. Tuy nhiên không ít các em gặp những khó khăn nhất định khi làm các bài phân tích, cảm thụ tác phẩm. Nắm bắt được tâm lý đó, eLib đã tổng hợp và giới thiệu đến các em Hệ thống các bài văn mẫu nghị luận văn học lớp 8 hay nhất, sáng tạo nhât. Nội dung tài liệu gồm các bài mẫu bám sát chương trình học tập với các tác phẩm như Trong lòng mẹ, lão Hạc, Tức nước vỡ bờ,.... Tài liệu là cơ sở để các em tham khảo, luyện tập, ôn tập thật tốt, nắm vững những kiến thức cơ bản, đuc rút kinh nghiệm làm văn để chinh phục kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới. Mời các em tham khảo nội dung từng bài văn chi tiết ở Menu bên trái đối với PC và Menu ở trên đối với Mobile.

2. Các bước làm bài nghị luận văn học lớp 8

2.1. Tìm hiểu đề và tìm ý

Bước này, các em thường rất hay bỏ qua vì thường khi đọc đề xong, các em sẽ bắt tay vào làm bài luôn nhưng thực ra đây là bước rất quan trọng. Cách triển khai bước này bằng cách sau:

  • Thứ nhất, để tìm hiểu đề (vấn đề nghị luận, phạm vi nghị luận), các bạn hãy gạch những từ khóa trong đề bài.
  • Thứ hai, để tìm ý, các bạn hãy xây dựng hệ thống luận điểm rõ ràng.

2.2. Lập dàn ý

Ở bước lập dàn ý, các em không cần lập dàn ý chi tiết, mà chỉ cần lập dàn ý sơ lược để tự hình dung được hệ thống luận điểm trong bài. Cụ thể:

  • Mở bài: giới thiệu vấn đề và phạm vi nghị luận
  • Thân bài: hệ thống luận điểm, luận cứ, lập luận
  • Kết bài: khẳng định vấn đề, mở rộng, nâng cao vấn đề

2.3. Viết bài

Khi tiến hành viết bài văn nghị luận, các em cần viết theo hệ thống dàn ý đã triển khai (mỗi luận điểm là một đoạn văn).

2.4. Đọc và sửa chữa

Các em cần đọc lại bài viết để kiểm tra xem các luận điểm, luận cứ đã được sắp xếp đầy đủ chưa. Đồng thời kiểm tra lại các lỗi câu, từ và chính tả để bài viết được hoàn thiện hơn. Văn nghị luận là dạng văn quan trọng và thường xuất hiện trong các đề thi. Thế nhưng, cô Trang chia sẻ: “Thông thường khi thực hiện một bài viết văn nghị luận các em học sinh lại chỉ tiến hành “viết bài” và “đọc- sửa chữa”, chứ không tiến hành 2 bước rất cơ bản và rất quan trọng của một bài văn nghị lận đó là “tìm hiểu đề, tìm ý” và “ lập dàn ý”. Điều này dẫn đến các bài viết mang tính “cảm tính” cao, một số luận điểm, luận cứ không rõ ràng hay đôi khi các em chưa kịp bổ sung ý kiến dẫn đến việc trình bày bài viết không khoa học”. Các em cần tự giác học kỹ và nắm chắc các bước làm bài văn nghị luận văn học, đồng thời luyện tập thường xuyên để hình thành kỹ năng làm bài. 

3. Bí quyết làm bài văn nghị luận văn học 8 đạt điểm cao

3.1. Ghi nhớ những nội dung cơ bản trong tác phẩm văn học

Để nhớ được các tác phẩm không phải điều đơn giản. Tuy nhiên không ai bắt các em học thuộc lòng và nhớ từng câu từ. Nhưng những ý chính cơ bản của tác phẩm các em bắt buộc phải nhớ. Cách đơn giản nhất là bạn sử dụng sơ đồ tư duy hay còn gọi sơ đồ mindmap. Sơ đồ này học sinh lớp 8 chắc chắn đã biết đến. Các emcó thể lựa chọn 1 hình vẽ mà bạn thích như cái cây, bông hoa…Khu vực trung tâm của hình bạn ghi ngắn gọn nội dung chính, ý nghĩa chính của tác phẩm. Tiếp đó bạn bắt đầu phát triển các ý tiếp theo xung quanh ý chính theo thứ tự. Bạn cũng có thể sử dụng các hình ảnh hoặc ghi chú khác nhau để làm nổi bật nội dung mà các em muốn nhớ. Các em cũng có thể sử dụng bút màu sẽ khiến bạn ghi nhớ lâu hơn. Việc nhớ những kiến thức cơ bản nhất của tác phẩm là cơ sở để các em mổ xẻ, phân tích khám phá sâu tác phẩm. Đặc biệt là những chi tiết nghệ thuật làm nên gía trị tư tưởng cho tác phẩm.

3.2. Đọc nhiều tác phẩm văn học khác nhau

Mỗi tác phẩm sẽ có một phong cách và ngôn ngữ thể hiện khác nhau. Chính vì vậy, càng đọc nhiều sách các em sẽ càng trau dồi khả năng ngôn ngữ cho bản thân. Không chỉ giới hạn trong sách văn học , các em có thể đọc nhiều loại sách khác nhau. Điều quan trọng khi các em đọc thì hãy chú ý các tình huống, câu từ, ngôn ngữ. Sau đó phân tích để hiểu chính xác ý nghĩa tác giả muốn truyền đạt. Rút cho bản thân những kinh nghiệm dùng từ, diễn đạt hay để vận dụng vào bài làm văn của mình.

3.3. Đảm bảo bố cục một bài văn hoàn chỉnh

Bài văn nào cũng thế, cũng có bố cục gồm 3 phần: Mở bài, thân bài và kết bài. Nếu không đủ các thành phần đó sẽ là một bài văn thiếu ý tưởng, nội dung sơ sài và điểm cho bài văn sẽ rất thấp. Cách làm từng phần cụ thể như sau:

- Phần mở bài: Bao giờ cũng là phần giới thiệu tổng quát về bài văn ( chẳng hạn như tác giả, tác phẩm hay một chủ đề nào đó ) gồm nêu vấn đề và những điều mình sẽ trình bày trong bài văn. Đây là phần rất quan trọng bởi nó sẽ gây ấn tượng cho thầy cô hoặc người chấm điểm. Nếu phần mở bài mà bạn viết nhàm chán, rời rạc thì chắc chắn sẽ mất điểm từ đây rồi.

- Phần thân bài: Triển khai các ý, làm sâu sắc các luận điểm luận cứ mà bạn đã xác định từ đầu. Ở phần này, các bạn cần nêu chi tiết các ý đã đưa ra, để làm sáng tỏ các luận điểm, luận cứ trong đề bài. Thân bài cần phải được viết trôi chảy, rõ ràng, mượt mà để người đọc bị cuốn hút theo lối văn của bạn.

- Phần kết bài: Dùng để tổng kết lại toàn bộ bài văn, bạn cần kết luận những gì đã đưa ra, nêu lên ý kiến bản thân và những gì mình đã học được,…. Đây là một phần cần có sự đầu tư về lời văn, nếu không khi 2 phần trên viết hay mà kết bài viết dở thì bài văn của bạn cũng chưa được đánh giá cao.

3.4. Mở rộng vấn đề

Ngữ văn chẳng có tính ứng dụng gì trong cuộc sống, có thật vậy không? Đấy là khi các em không biết mở rộng vấn đề ra để nhìn vào thực tế cuộc sống. Quay trở lại trích đoạn “Lão Hạc”. Khi các em phân tích về đoạn trích, có thể liên hệ đến thân phận của người nông dân trước cách mạng. Liên hệ với  văn bản Tức nước vỡ bỡ để có cái nhìn toàn diện về vẻ đẹp, nhân cách của người nông dân. Liên hệ với cuộc sống của người nông dân trong xã hội ngày nay.

Cả một bầu trời lý tưởng và triết lý sống sẽ mở ra khi các em mở rộng được vấn đề của tác phẩm. Mục đích của các nhà làm giáo dục cũng không chỉ là để các em tìm hiểu về văn chương. Hãy tận dụng và phát huy khả năng tư duy của mình để hiểu sâu, hiểu xa hơn về thế giới nhé! Đó là cách giúp cho bài văn của mình được sâu sắc hơn đấy.

3.5. Không lạm dụng sách tham khảo

Sách tham khảo có thể cho các em nhiều ý tưởng hay ho, nhưng khiến các em bị phụ thuộc mỗi khi hết ý. Các em có thể viết văn theo suy nghĩ, cảm nhận của riêng mình rồi sau đó mới đọc sách tham khảo để bổ sung thêm ý mới bên cạnh những ý mình đã triển khai trước đó. Dùng sách tham khảo không phải là xấu, quan trọng là các em nên chọn lọc khi sử dụng thay vì bị phụ thuộc vào nó.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM