Giải bài tập SGK Vật lý 7 Bài 28: Thực hành Đo cường độ dòng điện và HĐT đối với đoạn mạch song song

Nội dung hướng dẫn Giải bài tập Lý 7 Bài 28 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức về cách đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch song song. Mời các em cùng theo dõi.

Giải bài tập SGK Vật lý 7 Bài 28: Thực hành Đo cường độ dòng điện và HĐT đối với đoạn mạch song song

1. Giải bài C1 trang 79 SGK Vật lý 7

Quan sát các hình 28.1 a  và 28.1 b để nhận biêt hai bóng đèn được mắc song song:

  • Hai điểm nào là hai điểm nối chung của các bóng đèn?

  • Đoạn mạch nối mỗi đèn với hai điểm chung là  mạch rẽ. đó là những mạch rẽ nào?

  • Đoạn mạch nối hai điểm chung với nguồn điện là mạch chính. Hãy cho biết đâu là mạch chính.

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm lý thuyết Vật lý về cách mắc mạch điện song song.

  • Dòng điện chạy trong mạch điện kín bao gồm các thiết bị điện được nối liền với hai cực của nguồn điện bằng dây điện

  •  Chiều dòng điện (được biểu diễn bằng mũi tên) là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện. (Đi ra cực dương qua các thiết bị rồi đi  vào cực âm)

Hướng dẫn giải

  • Hai điểm M và N là hai điểm nối chung của các bóng đèn.

  • Các mạch rẽ là : M12N và M34N.

  • Mạch chính gồm đoạn mạch nối điểm M với cực dương và đoạn nối điểm N qua công tắc tới cực âm của nguồn điện.

2. Giải bài C2 trang 79 SGK Vật lý 7

Hãy mắc mạch điện như hình 28.1a.

  • Đóng công tắc, quan sát độ sáng các đèn.
  • Tháo một bóng đèn, đóng công tắc. Quan sát độ sáng bóng đèn còn lại và nêu nhận xét về độ sáng của nó trước đó.

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm:

  • Hiệu điện thế giữa hai đầu các đèn mắc song song là như nhau và bằng hiệu điện thế giữa hai điểm nối chung: U12=U34=UMN

  • Đối với đoạn mạch gồm hai đèn mắc song song, cường độ dòng điện mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện mạch rẽ: \(I=I_1+I_2\)

Hướng dẫn giải

  • Đóng công tắc, quan sát thấy độ sáng các đèn các đèn như nhau.
  • Khi tháo bớt một trong hai đèn mắc song song, bóng đèn còn lại sáng mạnh hơn (so với khi cả hai đèn đều sáng).

3. Giải bài C3 trang 80 SGK Vật lý 7

a. Hãy cho biết vôn kế được mắc như thế nào với đèn 1 và đèn 2.

Đóng công tắc, đọc và ghi số chỉ U12 của vôn kế vào bảng 1 của bản báo cáo.

b. Làm tương tự để đo hiệu điện thế U34 và UMN.

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm:

  • Vôn kế dùng để đo hiệu điện thế giữa hai điểm.

  • Chốt (+) của vôn kế được mắc về phía cực dương của nguồn điện

Hướng dẫn giải

a) Hãy cho biết vôn kế được mắc như thế nào với đèn 1 và đèn 2.

Vôn kế được mắc song song với đèn 1 và đèn 2.

Đóng công tắc, HS đọc và ghi số chỉ U12 của vôn kế vào bảng 1 của bản báo cáo.

b) Làm tương tự để đo hiệu điện thế U34 và UMN.

HS làm tương tự để đo hiệu điện thế U34 và UMN.

4. Giải bài C4 trang 80 SGK Vật lý 7

Hoàn thành nhận xét 2.c của bản báo cáo.

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm công thức Vật lý đo hiệu điện thế đối với đoạn mạch mắc song song.

Hướng dẫn giải

Nhận xét :

Hiệu điện thế giữa hai đầu các đèn mắc song song là bằng nhau và bằng hiệu điện thế giữa hai điểm nối chung: U12 = U34 = UMN.

5. Giải bài C5 trang 80 SGK Vật lý 7

Hoàn thành nhận xét 3.b của bản báo cáo.

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm công thức Vật lý đo cường độ dòng điện đối với đoạn mạch mắc song song.

Hướng dẫn giải

Nhận xét:

Cường độ dòng điện mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện mạch rẽ: I = I1 + I2.

Ngày:25/08/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM