Giải SGK Vật lý 7

Giải bài tập SGK Vật lý lớp 7 là tài liệu tổng hợp đầy đủ các kiến thức trọng tâm những bài tập củng cố kiến thức về Quang học, Âm học, Điện hoc. Để giúp các em nâng cao hiệu quả học tập, tiết kiệm thời gian làm bài, eLib đã tổng hợp các bài tập SGK Vật lý lớp 7 bao gồm phương pháp giải nhanh chóng và hướng dẫn giải rõ ràng cho từng bài tập. Mời các em cùng tham khảo!

1. Nhận định môn Vật lý 7

Nhiều học sinh suy nghĩ môn Vật lý là một môn học khó, khô khan, trừu tượng, ít gây hứng thú. Khi làm một bài tập Vật lý, nhiều em không biết bắt đầu từ đâu. Học sinh không biết môn học này ứng dụng như thế nào trong thực tế, học Vật lý để làm gì? Do đó lúng túng khi lý giải một hiện tượng Vật lý trong cuộc sống.

Chương trình kiến thức Vật lý lớp 7, học sinh sẽ được học 3 phần kiến thức: 

  • Quang học: Tìm hiểu về những kiến thức cơ bản về sự truyền thẳng của ánh sáng, định luật phản xạ ánh sáng, 02 loại gương cầu (gương cầu lồi, gương cầu lõm)
  • Âm học: Nghiên cứu về hiện tượng Vật lý, bản chất của âm, sự to nhỏ của âm thanh phụ thuộc vào yếu tố nào, âm thanh có thể truyền trong môi trường nào.
  • Điện học: Tìm hiểu về hiện tượng nhiễm điện, các khái niệm cơ bản (dòng điện, nguồn điện, cường độ dòng điện, hiệu điện thế), sơ đồ của mạch điện, đoạn mạch nối tiếp, song song.

Ở lớp 6, học sinh đã có những kiến thức, những hiểu biết đầu tiên về môn Vật lý như Cơ học (các đại lượng Vật lý cơ bản: lực, trọng lực, khối lượng riêng,…), Nhiệt học (sự tác động của nhiệt đến các sự vật quanh ta: sự nở ra vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí, sự nóng chảy và đông đặc, sự bay hơi và ngưng tụ, sự sôi). Tuy nhiên, những kiến thức học sinh được học ở lớp 6 là những cầm nắm được, hiện tượng nhìn thấy được ở trong cuộc sống, rất thực tế để học sinh có thể tìm hiểu, làm thí nghiệm.

Nhưng với chương trình Vật lý 7 thì phức tạp hơn, học sinh tiếp xúc với những hiện tượng tự nhiên cũng xung quanh cuộc sống nhưng trừu tượng, phức tạp, không cầm nắm được. Chương trình Vật lý 7 mang nặng tính định tính, nghĩa là xác định tính chất của các sự vật, hiện tượng.

2. Bí quyết học tốt môn Vật lý 7

Để học giỏi môn Vật lý 7, học sinh cần có sự chuẩn bị sớm và có phương pháp học tập khoa học, hợp lý. Học sinh có thể tham khảo những phương pháp sau đây:

2.1. Nội dung bài tập

Nội dung chương trình bài tập SGK Vật lý 7 bám sát nội dung chương trình SGK Vật lý 7. Gồm 3 chương với 30 bài. Khái quát nội dung Vật lý về Quang học, Âm học và Điện học với các định luật về sự truyền của ánh sáng, các đặc điểm của âm, các đặc điểm và tác dụng của dòng điện,...

2.2. Các dạng bài tập chính

Vật lý 6 là Vật lý về Quang học, Âm học và Điện học, bài tập xung quanh các dạng sau:

  • Trình bày cách nhận biết và xác định đường truyền của ánh sáng, 
  • Trình bày đặc điểm của ảnh tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm, đặc điểm của âm và cách để chống ô nhiễm tiếng ồn.
  • Giải thích về đặc điểm, cấu tạo và tác dụng của dòng điện. Phương pháp sử dụng an toàn điện.

2.3. Nắm chắc kiến thức cơ bản, chăm chỉ nghe giảng, làm thí nghiệm trên lớp

Muốn nắm vững lý thuyết một cách tốt nhất, học sinh nên đọc trước bài mới trước khi lên lớp. Sau đó, hãy ghi chép cẩn thận những kiến thức mà thầy cô truyền đạt vào một cuốn vở riêng. Dùng bút màu để đánh dấu kiến thức quan trọng và phân chia nội dung lý thuyết rõ ràng để nhớ kiến thức lâu hơn. Ngoài ra, với các phần kiến thức khó nhớ, học sinh nên dùng giấy nhớ để chép lại công thức rồi dán lên bàn học hoặc những nơicác em thường xuyên đi đến trong nhà để lúc nào cũng có thể nhìn thấy và ghi nhớ nó. 

Ngoài ra, học sinh nên tích cực trong việc trao đổi thảo luận với thầy cô, bạn bè. Không nên “giấu dốt”, e ngại, lười hỏi. Khi “tắc nghẽn”, không hiểu bài, không tìm ra cách giải có thể trao đổi thảo luận với thầy cô và bạn bè để được giải đáp. Nếu khi bế tắc, học sinh lại nản chí bỏ phần đó không làm nữa thì sẽ tạo thành “lỗ hổng” kiến thức. Sau khi nhận được hướng dẫn, hỗ trợ, học sinh nên làm đi làm lại bài tập đó nhiều lần để nhớ cách làm, nhớ kiến thức, lần sau gặp dạng bài đó có thể tự giải được.

2.4. Chăm chỉ làm bài tập thật nhiều

Học sinh nên chăm chỉ làm bài tập thật nhiều, bắt đầu từ những bài đơn giản rồi đến những bài tập khó… Việc làm bài tập nhiều sẽ giúp ta rèn luyện tư duy nhanh, tích lũy thêm kiến thức bổ sung cho lý thuyết. Nếu bài tập có đáp án, học sinh cần tự làm bài tập trước khi xem đáp án để rèn luyện tính tự chủ, rèn luyện tư duy. Như vậy việc làm bài tập mới có hiệu quả.

Bài tập thì có nhiều nhưng cần phải biết phân loại thành những dạng khác nhau nhằm tìm ra được cách thức giải và điều quan trọng là không bị lẫn. Qua đó, các em sẽ hình thành được các kỹ năng giải nhanh, giải đúng, giải trúng trọng tâm yêu cầu của đề.

2.5. Liên hệ, vận dụng bài học với các hiện tượng cuộc sống

Vật lý là môn học thực nghiệm, gắn liền với rất nhiều hiện tượng thực tế trong cuộc sống. Khi học đến một vấn đề nào đó, các em hãy cố gắng liên hệ những điều tương tự, các sản phẩm tương quan trong cuộc sống và móc nối các hiện tượng lại với nhau. Điều đó sẽ giúp bạn học giỏi môn lý một cách hiệu quả hơn.

Ví dụ khi học về ánh sáng, các em giải thích tại sao có nhật thực, nguyệt thực, tại sao có ngày và đêm, tại sao trong lớp học lại lớp nhiều đèn chứ không phải một, hai bóng đèn,… Các hiện tượng rất quen thuộc xảy ra hằng ngày nhưng ta không để ý, nay được giải thích bằng kiến thức Vật lý được học sẽ nhớ rất lâu.

2.6. Muốn học tốt môn Vật lý cần phải có lòng yêu thích môn học

Làm bất cứ việc gì cũng vậy, phải có cảm hứng thì mới đạt được hiệu quả, gượng ép không bao giờ làm tốt. Các em phải say mê với môn học thì mới học được, nếu không có một sự yêu thích nào đối với môn học thì cho dù các em có học thêm nhiều đi chăng nữa kết quả học tập cũng không đạt được tối đa.

Học sinh có thể thường xuyên đọc sách Vật lý vui, tham gia các hoạt động liên quan đến Vật lý như tham gia câu lạc bộ Vật lý ở trường, trên Internet,… Luôn đặt câu hỏi “Tại sao?” trước những vấn đề, những hiện tượng thuộc môn Vật lý dù là đơn giản để từ đó khơi gợi tính tò mò, đòi hỏi phải được lý giải. Như vậy, dần dần các em sẽ tìm thấy được những cái hay, cái đẹp của bộ môn này mà yêu thích nó.

3. Những lưu ý để học tốt môn Vật lý 7

3.1. Xây dựng thời gian biểu học tập hợp lí

Học Vật lý là cả một quá trình rèn luyện, muốn học tốt Vật lý lớp 7 thì các em học sinh cần chăm chỉ, xây dựng cho mình thời gian biểu phù hợp và cân đối.

Mỗi ngày học một ít sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với việc để kiến thức dồn nhiều lại mới học sẽ khó hiệu quả. Chính bởi vậy học sinh nên thiết lập cho mình thời gian biểu học tập và dán trước bàn học để nhắc nhở bản thân cần phải thực hiện nhiệm vụ học tập đề ra.

3.2. Đặt mục tiêu học tập cho mình

Khi có mục tiêu học tập các em học sinh sẽ có động lực để phấn đấu.

Các em có thể đặt cho mình những mục tiêu từ đơn giản đến khó, tránh đặt mục tiêu quá cao mà trong khi bản thân mình chưa đạt tới sẽ gây thất vọng.

Bên cạnh đó, các em cũng có thể đặt mục tiêu bài kiểm tra sắp tới được 7 điểm nhưng đến bài cuối kì phải được 8- 9 điểm Vật lý. Có mục tiêu sẽ giúp việc học trở nên thú vị hơn rất nhiều. 

Vật lý lớp 7 có nhiều kiến thức khó, do đó yêu cầu các em phải tập trung ngay từ những bài đầu tiên vì nó là tiền đề của Vật lý 9 và Vật lý 11 sau này. Chúc các em học tốt!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM