Bài văn lập luận giải thích câu nói Rừng vàng biển bạc

Nội dung bài văn mẫu dưới đây nhằm giúp các em nắm được ý nghĩa của câu nói "Rừng vàng biển bạc". Từ đó, các em có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên hơn. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Bài văn lập luận giải thích câu nói Rừng vàng biển bạc

1. Dàn ý phân tích câu Rừng vàng biển bạc

a. Mở bài:

- Rừng và biển là hai tài nguyên vô cùng quan trọng đối với một quốc gia. Với những quốc gia có được: “Rừng vàng biển bạc” như Việt Nam ta là điều đáng tự hào.

b. Thân bài:

- Giải thích:

+ “Rừng vàng biển bạc” thành ngữ chỉ sự giàu có mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho đất nước về rừng rậm xanh mát, cây cối tốt tươi, diện tích rừng lớn và biển xanh sóng vỗ với sự phát triển phong phú về thuỷ sản.

+ Hiện trạng của “Rừng vàng biển bạc ở Việt Nam”:

  • Trước những năm đất nước chưa bước vào con đường hiện đại hoá công nghiệp hoá, Việt Nam có diện tích rừng rất lớn và tài nguyên biển phong phú.
  • Khi đất nước càng phát triển kéo theo đó là hệ luỵ về cạn kiệt tài nguyên rừng và biển.
  • Khai thác gỗ quá đà, đốt rừng làm nương rẫy, chặt cây lấy gỗ,…
  • Đánh bắt bừa bãi, dùng mìn, bom đánh bắt cá tôm, gây ô nhiễm môi trường biển,…

- Nguyên nhân:

+ Con người ỷ lại vào tự nhiên và thản nhiên khai thác không cần suy nghĩ hậu quả.

+ Nhu cầu đời sống ngày một tăng khiến những người kinh doanh tìm đủ mọi cách tận dụng tài nguyên rừng và biển.

+ Trình độ dân trí nhận thức còn kém.

c. Kết bài:

- Để Việt Nam là một đất nước có “Rừng vàng biển bạc” thì mọi người dân phải có nhận thức đúng đắn và những hành động thiết thực bảo vệ chúng.

2. Em hãy giải thích câu Rừng vàng biển bạc - Bài văn số 1

Trong lịch sử đã từng có rất nhiều cuộc chiến tranh xảy ra và lý do cơ bản là tranh giành tài nguyên vì không phải quốc gia nào cũng được tự nhiên ban cho tài nguyên phong phú. Việt Nam chúng ta vô cùng tự hào là đất nước có: “Rừng vàng biển bạc” nhưng ngày nay với xã hội phát triển vấn đề này lại đáng báo động.

“Rừng vàng biển bạc” là câu thành ngữ của cha ông ta nói về sự ưu ái của thiên nhiên ban tặng cho đất nước. Đó là rừng xanh với diện tích bao phủ lớn không chỉ giúp cho bầu không khí trong sạch mà còn góp phần gia tăng về lâm sản đất nước đó. Đó là biển với diện tích lớn, nguồn thuỷ lợi dồi dào phục vụ cho ngành ngư nghiệp. Một đất nước có “Rừng vàng biển bạc” là niềm tự hào to lớn.

Diện tích đồi núi của Việt Nam nhiều nên nguồn tài nguyên rừng rất phong phú và đa dạng. Trên hết là các loại gỗ khác nhau như: lim, táu, mè, sưa, mít… Đây đều là những loại gỗ có giá trị kinh tế rất cao. Hơn hết bên trong rừng còn có các loại động vật. Rừng là nơi cư trú an toàn cho chúng, đảm bảo được sự sống, sinh tồn và phát triển của chúng. Sự đa dạng của tài nguyên rừng khiến cho Việt Nam có thế lực để phát triển kinh tế rừng. Sự phát triển của tài nguyên rừng sẽ giúp cho đất nước ta có được nhiều tiềm năng để phát triển các ngành nghề khác.

Tuy nhiên, khi đất nước bước vào con đường hiện đại hoá thì điều này đã không còn. Rừng và biển bị khai thác nặng nề. Hàng năm có hàng nghìn cây gỗ cổ thụ bị đốn, nhiều rừng bị trọc, xói mòn đất. Nhiều vụ cháy rừng xảy ra khiến nhiều khu rừng cháy hoàn toàn. Nhiều lâm tặc khai thác gỗ hiếm khiến những cây thân lớn bị đốn sử dụng bừa bãi. Dẫn đến diện tích rừng thiếu hụt, giảm nặng nề mà nhiều động vật thiếu chỗ ở. Cũng hàng năm, nhiều nhà máy xí nghiệp thải ra biển rác thải, nước thải chưa được xử lí khiến môi trường biển bị tàn phá. Vụ xả thải của nhà máy Fomosa năm 2016 gây chấn động cả nước vì ảnh hưởng nặng nề của nó khiến cho cá chết hàng loạt, nước biển ô nhiễm, đời sống nhân dân bị ảnh hưởng sâu sắc. Nhiều người dân đánh bắt cá tôm dùng mìn, điện,… làm cho xác cá, tôm phân huỷ ngay trên nước. Hơn thế, việc đánh bắt gần bờ quá nhiều năm liền khiến cho tài nguyên biển cũng dần cạn kiệt. Như vậy, Việt Nam đang dần mất đi “Rừng vàng biển bạc” mà tạo hoá ưu ái ban cho.

Nhưng không lẽ trong tự nhiên nước ta phong phú là thế chẳng lẽ lại nói rằng tài nguyên nước ta khan hiếm, đất đai xơ xác, khô khan là xuyên tạc sự thật chăng? Không thế hệ trẻ vẫn có thể được biết để tự hào, yêu quý dân tộc ta. Thế hệ trẻ cần phải biết như thế nào để bảo vệ và giữ gìn sao cho tốt nhất. Các nhà giáo dục phải hướng dẫn cho ta hành động chứ không phải nói là nói những lời nói suông! Chính bản thân thế hệ trẻ phải tự mình hành động không nên chỉ dựa dẫm vào thời đi trước được.

Nguồn tài nguyên biển đang dần cạn kiệt vì những hoạt động sinh hoạt cũng như sản xuất của con người. Việc ô nhiễm môi trường nước nói chung, môi trường biển nói riêng đã khiến cho tài nguyên biển đang bị dao động. Như vậy ý thức của con người quyết định rất lớn đến việc duy trì sự giàu có và đa dạng của tài nguyên biển.

Bởi vậy để bảo vệ sự đa dạng của tài nguyên biển và tài nguyên rừng đa dạng và ngày càng phát triển hơn thì cần có sự can thiệp của cơ quan chức và ý thức của mỗi người. Mỗi người một ý thức và coi trách nhiệm bảo vệ tài nguyên rừng và biển là trách nhiệm chung cần gánh vác.

“Rừng vàng biển bạc” là câu thành ngữ ca ngợi sự giàu có của tài nguyên biển và rừng. Nhưng bên cạnh đó chúng ta cũng cần có ý thức để bảo vệ và phát triển hơn nữa nguồn tài nguyên này.

3. Phân tích ý nghĩa câu Rừng vàng biển bạc - Bài văn số 2

Việt Nam là một quốc gia có đường bờ biển dài và diện tích đồi núi chiếm khá cao trong tổng số diện tích lãnh thổ. Vì vậy tài nguyên biển cũng như tài nguyên rừng rất đa dạng và phong phú. Câu thành ngữ “Rừng vàng biển bạc” của cha ông ta nhằm ca ngợi tài nguyên biển và rừng; đồng thời nhắn nhủ mọi người có ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên giàu có đó.

Trước tình trạng lũ lụt, giông bão, hạn hán xảy ra liên miên trên nước ta thì nhiều công ty, xí nghiệp vẫn thản nhiên tàn phá, khai thác một cách triệt để rừng phòng hộ, tài nguyên biển để khai thác titan, dầu khí, các loại lâm, khoáng, thủy sản,… để xuất khẩu ra nước ngoài, để kiếm lợi nhuận cho chính họ trong khi nước ta phải nhập các loại hàng hóa giả từ Trung Quốc về bán cho người dân nước ta.

Vậy thì vấn đề nào cần được giải quyết? Chúng ta biết nhiệm vụ của người lớn, của các nhà giáo dục là chỉ cho ta hiểu biết, chỉ cho ta cách sống, có nhận thức đúng về vai trò của chính mình trong xã hội, nhận thức về đất nước ta , từ đó hình thành kiến thức, các thói quen nhân sinh xã hội. Câu thành ngữ "Rừng vàng biển bạc" là câu nói quen thuộc của ông cha ta chỉ sự giàu có trù phú của nước ta về tài nguyên thiên nhiên.

“Rừng vàng biển bạc” ở Việt Nam có biểu hiện như thế nào? Trước những năm 2000, khi Việt Nam còn mới bắt đầu đi vào con đường phát triển mới, diện tích rừng của Việt Nam rất lớn, độ bao phủ rộng, biển rất sạch, cá tôm phong phú. Tuy nhiên, khi đất nước bước vào con đường hiện đại hoá thì điều này đã không còn. Rừng và biển bị khai thác nặng nề. Hàng năm có hàng nghìn cây gỗ cổ thụ bị đốn, nhiều rừng bị trọc, xói mòn đất. Nhiều vụ cháy rừng xảy ra khiến nhiều khu rừng cháy hoàn toàn. Nhiều lâm tặc khai thác gỗ hiếm khiến những cây thân lớn bị đốn sử dụng bừa bãi. Dẫn đến diện tích rừng thiếu hụt, giảm nặng nề mà nhiều động vật thiếu chỗ ở. Cũng hàng năm, nhiều nhà máy xí nghiệp thải ra biển rác thải, nước thải chưa được xử lí khiến môi trường biển bị tàn phá. Vụ xả thải của nhà máy Fomosa năm 2016 gây chấn động cả nước vì ảnh hưởng nặng nề của nó khiến cho cá chết hàng loạt, nước biển ô nhiễm, đời sống nhân dân bị ảnh hưởng sâu sắc. Nhiều người dân đánh bắt cá tôm dùng mìn, điện,… làm cho xác cá, tôm phân huỷ ngay trên nước. Hơn thế, việc đánh bắt gần bờ quá nhiều năm liền khiến cho tài nguyên biển cũng dần cạn kiệt. Như vậy, Việt Nam đang dần mất đi “Rừng vàng biển bạc” mà tạo hoá ưu ái ban cho.

Để vấn đề hiện trạng xấu này không còn. Chính phủ, địa phương đưa ra những biện pháp hữu dụng và ngăn chặn kịp thời mọi hành động gây hại tới rừng và biển. Không chỉ những nhà môi trường học, những học sinh đang ngồi ghế nhà trường chúng ta mà mọi người dân phải luôn trau dồi kiến thức, học tập rèn luyện. Hơn vậy mọi người phải biết kêu gọi cùng chung tay bảo vệ tài nguyên rừng và biển nước nhà.

Việt Nam sẽ lại tự hào là một đất nước có “Rừng vàng biển bạc” khi mọi người dân chúng ta phải có nhận thức đúng đắn và những hành động thiết thực bảo vệ những gì mà tự nhiên tạo hoá ban tặng cho chúng ta.

Ngày:28/11/2020 Chia sẻ bởi:Minh Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM