Soạn bài Quan Âm Thị Kính Ngữ văn 7 siêu ngắn

Nhằm giúp các em nắm được tính cách của từng nhân vật trong đoạn trích Quan Âm Thị Kính, eLib đã biên soạn nội dung bài này một cách ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Mời các em cùng tham khảo bài soạn dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập nhé.

Soạn bài Quan Âm Thị Kính Ngữ văn 7 siêu ngắn

1. Soạn câu 1 trang 120 SGK Ngữ văn 7 siêu ngắn

a. Án giết chồng: Thị Kính  nhìn cằm chồng có chiếc râu mọc ngược, Thị Kính toan dùng dao bén để xén nó đi. Thế nhưng lại bị vu oan giết Thiện Sĩ và bị mắng và đuổi ra khỏi nhà họ Sùng. Nàng giả trai, lên chùa tu hành, mong nhờ "phật pháp vô biên giải tiền oan nghiệp chướng".

b. Án hoang thai: Thị Kính - Tiểu Kính Tâm bị Thị Mầu vu oan, bị đuổi ra khỏi chùa.

c. Oan tình được giải - Thị Kính thành Quan Thế Âm Bồ Tát.

2. Soạn câu 2 trang 120 SGK Ngữ văn 7 siêu ngắn

Đọc kĩ đoạn trích và các chú thích để hiểu văn bản và các từ ngữ khó, các từ cổ hiện ít dùng.

3. Soạn câu 3 trang 120 SGK Ngữ văn 7 siêu ngắn

- Năm nhân vật: Thị Kính, Thiện Sĩ, Sùng bà và Sùng ông.

- Những nhân vật chính thể hiện xung đột kịch có: Thị Kính và Sùng bà.

4. Soạn câu 4 trang 120 SGK Ngữ văn 7 siêu ngắn

- Một khung cảnh sinh hoạt gia đình ấm cúng.

- Nàng là người vợ tỉ mỉ, ân cần, dịu dàng, chân thật trong tình yêu.

5. Soạn câu 5 trang 120 SGK Ngữ văn 7 siêu ngắn

- Hoạt động: Hành động hết sức tàn nhẫn, thô bạo.

- Lời nói: mắng nhiếc tàn nhẫn, chua ngoa, hợm của, khoe dòng giống.

6. Soạn câu 6 trang 120 SGK Ngữ văn 7 siêu ngắn

Trong đoạn trích Thị Kính đã có 5 lần kêu oan như sau: Kêu oan với Sùng ông, Sùng bà, kêu oan với Thiện Sĩ và với cả cha đẻ của mình. Cho thấy Thị Kính là người phụ nữ hiền lành, nhẫn nhục, trong oan ức vẫn chân thực giữ phép tắc. Sự kêu oan của Thị Kính được cha đẻ cảm thông nhưng đó là sự cảm thông đau khổ, bất lực, ông cũng không thể chia sẻ được với con gái bởi lễ giáo phong kiến hà khắc.

7. Soạn câu 7 trang 120 SGK Ngữ văn 7 siêu ngắn

Trước khi đuổi Thị Kính, Sùng bà và Sùng ông còn dựng lên một vở kịch tàn ác: lừa Mãng ông sang ăn cử cháu, kì thực là bắt Mãng ông sang nhận con về. Chúng có thú vui làm điều ác, làm cho cha con Mãng ông phải chịu nhục nhã, ê chề. Hơn thế nữa, nhanh như trở bàn tay, Sùng ông đã thay đổi quan hệ thông gia bằng những hành động vũ phu: dúi ngã Mãng ông rồi bỏ vào nhà. Đây là chỗ xung đột kịch tập trung cao nhất.

8. Soạn câu 8 trang 120 SGK Ngữ văn 7 siêu ngắn

- Trước khi rời khỏi nhà Sùng bà: tâm trạng Thị Kính với nỗi đau tiếc nuối, xót xa cho hạnh phúc lứa đôi bị tan vỡ.

- Việc Thị Kính quyết tâm " trá hình nam tử bước đi tu hành" có ý nghĩa giải thoát đầy đau thương và khổ hạnh của mình.

9. Soạn câu 1 luyện tập trang 121 SGK Ngữ văn 7 siêu ngắn

Tại phòng riêng, Thị Kính đang ngồi quạt cho chồng Thiện Sĩ đang đọc sách mà thiu thiu ngủ. Thị Kính bất ngờ nhìn thấy dưới cằm chồng có một sợi râu đang mọc ngược. Bởi tấm lòng hết mực chăm lo cho chồng, sẵn có con dao khâu xén chiếc râu. Thiện Sĩ tỉnh dậy bất ngờ la toáng lên là có kẻ giết mình. Sùng ông và Sùng bà bất ngờ xuất hiện đay nghiến, mắng chửi, sỉ nhục và kết tội Thị Kính tội giết chồng. Thị Kính oan tình cố van xin, bày tỏ nỗi lòng nhưng không được ai chấp nhận. Cuối cùng, Sùng ông và Sùng bà gọi Mãng ông tới và đuổi Thị Kính về nhà đẻ. Thị Kính cuối cùng phải ngậm ngùi mang án oan trở về nhà đẻ.

10. Soạn câu 2 luyện tập trang 121 SGK Ngữ văn 7 siêu ngắn

Thành ngữ : " Oan Thị Kính": Nỗi oan quá mức, cùng cực, không thể giải quyết được mà cố câm nín, nhịn nhục và cam chịu.

Ngày:08/01/2021 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM