Dự thảo luật Giao thông Vận tải

Chuyên mục Dự thảo luật Giao thông Vận tải được eLib tổng hợp và chia sẻ đến bạn các văn bản luật, Nghị định, Quyết định, Thông tư,... mới nhất được cơ quan nhà nước soạn thảo để trình Quốc hội xem xét, quyết định việc thông qua và ban hành. Mời các bạn cùng tham khảo.

1. Tổng quan về Dự thảo Luật Giao thông - Vận tải

1.1 Khái niệm Dự thảo

Dự thảo luật là Bản thảo về một đạo luật do cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền trình dự án luật mà mình soạn thảo, chuẩn bị theo các giai đoạn của quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật chặt chẽ được pháp luật quy định để trình Quốc hội xem xét, quyết định việc thông qua, ban hành.

Quy trình soạn thảo, trình cơ quan lập pháp (Quốc hội hay Nghị viện) thông qua, ban hành ở các nướ có nhiều điểm tương đồng, nhưng do cơ quan lọ pháp của các nước, xét về mặt cơ cấu, một viên . hai viện, theo hình thức chính thể cộng hòa tổng thống hay cộng hòa đại nghị hoặc theo hình tới chính thể cộng hoà hay quân chủ, cũng như truyền thống lịch sử mà có nhiều nét khác nhau.

1.2 Dự thảo Luật Giao thông đường bộ, Luật Giao thông đường thủy nội địa, Bộ luật Hàng hải Việt Nam và Luật Đường sắt

Luật này quy định vai trò, nhiệm vụ của công tác xã hội, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ công tác xã hội; tiêu chuẩn, điều kiện, quyền và nghĩa vụ của người hành nghề công tác xã hội; cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội; quy trình, thủ tục thực hiện dịch vụ công tác xã hội; các điều kiện bảo đảm cung cấp dịch vụ công tác xã hội; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với công tác xã hội.

Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp hoặc thụ hưởng các dịch vụ công tác xã hội trong các lĩnh vực phúc lợi xã hội, y tế, giáo dục, tư pháp và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.

Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giao thông đường bộ:

Sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau:

Điều 6. Quy hoạch về giao thông vận tải đường bộ

1. Quy hoạch về giao thông vận tải đường bộ gồm quy hoạch mạng lưới đường bộ và quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

2. Quy hoạch mạng lưới đường bộ quốc gia là quy hoạch ngành quốc gia bao gồm hệ thống đường quốc lộ và hệ thống đường cao tốc. Quy hoạch mạng lưới đường bộ quốc gia xác định phương hướng phát triển, phân bố và kết nối hệ thống giao thông vận tải đường bộ, kết nối với các phương thức vận tải khác và xác định nguồn lực thực hiện.

3. Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ quốc gia là quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành, xác định quan điểm, mục tiêu, quy mô phát triển của mạng lưới đường bộ quốc gia; phương án phát triển trên phạm vi cả nước; định hướng bố trí sử dụng đất, các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo tồn sinh thái; xác định danh mục dự án xây dựng công trình đường bộ quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên đầu tư và thứ tự ưu tiên thực hiện; giải pháp và nguồn lực thực hiện quy hoạch.

Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ quốc gia bao gồm quy hoạch công trình đường bộ quốc gia; quy hoạch các công trình kết cấu hạ tầng khác phục vụ giao thông vận tải trên mạng lưới đường bộ quốc gia gồm bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trung tâm sát hạch lái xe, trung tâm đăng kiểm xe cơ giới đường bộ, hệ thống quản lý giao thông và các công trình phụ trợ khác của đường bộ phục vụ giao thông đường bộ.

4. Quy hoạch về hệ thống đường bộ địa phương gồm đường tỉnh, đường huyện, đường đô thị và các công trình kết cấu hạ tầng khác phục vụ giao thông đường bộ địa phương nằm trong quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn.

5. Việc lập, thẩm định, phê duyệt, công bố quy hoạch và các nội dung khác liên quan đến quy hoạch mạng lưới đường bộ quốc gia thực hiện theo Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14.

Việc lập, thẩm định, phê duyệt, công bố quy hoạch và các nội dung khác liên quan đến quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ quốc gia thực hiện theo quy định của Chính phủ và các quy định của pháp luật có liên quan.

Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa số 23/2004/QH11 được sửa đổi, bổ sung lần 1 năm 2014:

Sửa đổi, bổ sung Điều 10 như sau:

“Điều 10. Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

1. Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa phải căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh và phải phù hợp với quy hoạch quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia có liên quan.

Các ngành, địa phương khi lập quy hoạch, dự án xây dựng công trình có liên quan đến giao thông đường thủy nội địa, quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông đường thủy nội địa, trừ các công trình phòng, chống thiên tai, bảo vệ đê.

2. Bộ Giao thông vận tải tổ chức lập quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng nội dung phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa địa phương phải phù hợp với quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa và quy hoạch vùng.

4. Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa. Bộ Giao thông vận tải công bố quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.

1.3 Dự thảo Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Luật này quy định về quy tắc giao thông đường bộ; phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ; tổ chức an toàn giao thông, chỉ huy, điều khiển giao thông và giải quyết ùn tắc giao thông đường bộ; giải quyết tai nạn giao thông đường bộ; thực thi pháp luật trong phát hiện, xử lý vi phạm; quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ:

- Bảo đảm hoạt động giao thông trật tự, an toàn, thông suốt; chủ động phòng ngừa tai nạn, vi phạm và ùn tắc giao thông; bảo vệ quyền con người; góp phần phục vụ phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

- Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là một nội dung của bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân, trong đó Bộ Công an chịu trách nhiệm chính.

- Người tham gia giao thông phải tự giác chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, có trách nhiệm giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác; được pháp luật bảo vệ khi tuân thủ các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

- Mọi hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải được phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật. Mọi hậu quả do vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.

- Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp rõ ràng, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, chính quyền địa phương.

Chính sách của nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ:

- Nhà nước có chính sách trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hiện đại để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, cải cách hành chính, phục vụ nhân dân.

- Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia phối hợp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

- Kinh phí bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

- Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho người khuyết tật trong đào tạo lái xe; chính sách hỗ trợ cho nạn nhân trong các vụ tai nạn giao thông.

- Thực hiện chính sách hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật.

1.4 Dự thảo Luật Giao thông đường bộ

Luật này quy định về quy tắc giao thông đường bộ; kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ; vận tải đường bộ và quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.

Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến giao thông đường bộ trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động giao thông đường bộ:

- Hoạt động giao thông đường bộ phải bảo đảm thông suốt, trật tự, an toàn, hiệu quả; phục vụ nhu cầu đi lại thuận tiện của người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.

- Phát triển giao thông đường bộ theo quy hoạch; sử dụng hiệu quả các nguồn lực; kết nối phương thức vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác; tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại vàhội nhập quốc tế, bảo đảm văn minh, hiện đại và đồng bộ.

- Quản lý hoạt động giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cụ thể, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp.

- Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông,giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện đủ điều kiệntham gia giao thông đường bộ.

- Mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

Chính sách phát triển giao thông đường bộ:

- Nhà nước ưu tiên tập trung nguồn lực để đầu tư phát triển, nâng cấp, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ quốc gia; vận tải hành khách công cộng để bảo đảm giao thông vận tải đường bộ đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống giao thông vận tải cả nước

- Ưu tiên phân bổ ngân sách trung ương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm với tỉ lệ thích đáng để bảo đảm phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ quốc gia theo quy hoạch

- Đầu tư, kinh doanh kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là ngành nghề ưu đãi đầu tư. Căn cứ vào khả năng nguồn lực thực tế, Nhà nước cho vay với lãi suất vay tín dụng đầu tư ưu đãi từ nguồn tín dụng đầu tư của Nhà nước hoặc được cấp bảo lãnh Chính phủ về vốn vay theo quy định của pháp luật về quản lý nợ công, được hỗ trợ kinh phí GPMB đối với đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ quốc gia, đường cao tốc

- Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài đầu tư, kinh doanh khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và hoạt động vận tải đường bộ; nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến hiện đại và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

2. Dự thảo Nghị định về Luật Giao thông - Vận tải

2.1 Khái niệm Nghị định

Nghị định là loại văn bản thuộc hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam. Theo đó, Nghị định là văn bản do chính phủ ban hành dùng để hướng dẫn luật hoặc quy định những việc phát sinh mà chưa có luật hoặc pháp lệnh nào điều chỉnh. Chính phủ ban hành nghị định để quy định những quyền lợi và nghĩa vụ của người dân theo Hiến pháp và Luật do Quốc hội ban hành.

Chính phủ ban hành nghị định để quy định:

  • Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
  • Các biện pháp cụ thể để tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; các biện pháp để thực hiện chính sách kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, viên chức, quyền, nghĩa vụ của công dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính phủ; những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của từ hai bộ, cơ quan ngang bộ trở lên; nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ;
  • Vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh, tế, quản lý xã hội. Trước khi ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

VD: Quốc hội ban hành Luật hộ tịch 2014, sau đó Chính phủ sẽ ban hành Nghị định 123/2015/NĐ-CP để quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch.

2.2 Dự thảo Nghị định các lĩnh vực Luật mới nhất

  • Dự thảo đề cương nghị định về bảo hiểm của chủ xe cơ giới
  • Dự thảo Nghị định về quy định quản lý đường thủy nội địa và cảng, bến thủy nội địa
  • Dự thảo Nghị định về tín hiệu của phương tiện được quyền ưu tiên
  • Dự thảo Nghị định về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 29/2005/NĐ-CP
  • ...

3. Dự thảo Thông tư về Luật Giao thông - Vận tải

3.1 Khái niệm Thông tư

Thông tư là hình thức văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành để hướng dẫn thực hiện văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.

Thông tư thường là văn bản hướng dẫn nghị định của Chính phủ, liên quan đến ngành hay lĩnh vực do bộ, ngành quản lí. Thông tư có hai loại: thông tư do một bộ, ngành ban hành và thông tư liên tịch do hai hay nhiều bộ, ngành ban hành để hướng dẫn nghị định của chính phủ có liên quan đến các lĩnh vực do các bộ, ngành đó quản lí.

Thông tư bao gồm:

  • Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao được ban hành để thực hiện việc quản lý các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự về tổ chức và những vấn đề khác được Luật tổ chức Tòa án nhân dân và luật khác có liên quan giao.
  • Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được ban hành để quy định, những vấn đề được Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và luật khác có liên quan giao.
  • Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
  • Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
  • Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thông tư liên tịch để quy định về việc phối hợp giữa các cơ quan này trong việc thực hiện trình tự, thủ tục tố tụng.

3.2 Dự thảo Thông tư các lĩnh vực Luật mới nhất

  • Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 49/2016/TT-BGTVT
  • Dự thảo Thông tư về tổ chức và hoạt động của trạm kiểm tra tải trọng xe
  • Dự thảo Thông tư về giấy phép lái xe cơ giới đường bộ
  • Dự thảo về Thông tư phạm vi quản lý của cảng vụ hàng hải
  • Dự thảo Thông tư về quy định khung giá nhượng quyền khai thác dịch vụ hàng không
  • Dự thảo Thông tư quy định khung giá nhượng quyền khai thác dịch vụ hàng không do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
  • Dự thảo Thông tư Quy chế bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng của Bộ Giao thông vận tải
  • Dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 13/2019/TT-BGTVT hướng dẫn Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam do Bộ Giao thông vận tải ban hành
  • ...

4. Dự thảo Quyết định về Luật Giao thông - Vận tải

4.1 Khái niệm Quyết định

Quyết định là một loại văn bản thuộc hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Quyết định là việc công bố hay công nhận một vấn đề đối với tổ chức hay cá nhân nào đó có tính thực thi bắt buộc.

Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, tùy từng chủ thể ban hành mà có các loại quyết định sau:

Quyết định của Chủ tịch nước

Chủ tịch nước ban hành quyết định để quy định:

  • Tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương trong trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể họp được;
  • Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước.

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định để quy định:

  • Biện pháp lãnh đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, chế độ làm việc với các thành viên Chính phủ, chính quyền địa phương và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ;
  • Biện pháp chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các thành viên Chính phủ; kiểm tra hoạt động của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương trong việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước

Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành quyết định để quy định chuẩn mực kiểm toán nhà nước, quy trình kiểm toán, hồ sơ kiểm toán.

Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định để quy định:

  • Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên;
  • Biện pháp thi hành Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp về phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương;
  • Biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương.

Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã

Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã ban hành quyết định để quy định những vấn đề được luật giao.

4.2 Dự thảo Quyết định Luật Giao thông - Vận tải mới nhất

  • Dự thảo quyết định về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức tham mưu cho bộ trưởng GTVT
  • Dự thảo Quyết định về Quy chế quản lý và sử dụng Trang thông tin điện tử Thanh tra Bộ Giao thông vận tải trên mạng Internet
  • Dự thảo Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tổ chức tham mưu giúp việc Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
  • Dự thảo Quyết định về quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe mô tô tham gia giao thông do Thủ tướng Chính phủ ban hành
  • ...

Trên đây là các thông tin về dự thảo Luật Luật Giao thông - Vận tải, Nghị định, Quyết định, Thông tư về Luật Giao thông - Vận tải mà bạn cần hiểu và nắm rõ. Ngoài ra, eLib còn giới thiệu đến bạn các văn bản dự định Luật, Nghị định, Quyết định, Thông tư về việc thực hiện, chấp hành quy định của pháp luật về Luật Giao thông - Vận tải mới nhất hiện nay, mời các bạn cùng tham khảo.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM