Lý 6 Bài 28: Sự sôi

Sự sôi là gì? Nội dung bài học ngày hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi này. Từ đó giải được các dạng bài tập từ dễ đến khó, nhằm giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức. Mời các em cùng nhau nghiên cứu bài học. Chúc các em học tốt!      

Lý 6 Bài 28: Sự sôi

1. Tóm tắt lý thuyết

2.1. Thí nghiệm về sự sôi

a) Tiến hành thí nghiệm

  • Thí nghiệm mô phỏng về sự sôi : Đốt đèn cồn để đun nước

Thí nghiệm mô phổng về sự sôi

  • Theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian, các hiện tượng ra xảy trong lòng khối nước trên mặt nước và ghi kết quả.

b) Quan sát hiện tượng

- Ở trên mặt nước:

  • I. Có ít hơi nước bay lên

  • II. Mặt nước bắt đầu xáo động

  • III. Mặt nước bắt đầu xáo động mạnh, hơi nước bay lên rất nhiều.

- Ở trong lòng nước:

  • A. Các bọt khí bắt đầu xuất hiện ở đáy bình.

  • B. Các bọt khí nổi lên.

  • C. Nước reo.

  • D. Các bọt khí nổi lên nhiều hơn,.. .Nước sôi sùng sục.

c) Nhận xét

Bảng theo dõi diễn biến khi đun nước thí nghiêm

d) Kết luận 

- Sự sôi là sự bay hơi đặc biệt, xảy ra cả trong lòng lẫn trên mặt thoáng của chất lỏng.

  • Ví dụ:

e) Phân biệt sự sôi và sự bay hơi

- Căn cứ vào định nghĩa và các đặc điểm của sự sôi và sự bay hơi để phân biệt.

  • Lưu ý:

Ta có thể nói, sự sôi là sự bay hơi vì sự sôi cũng là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi. Nhưng không thể nói sự bay hơi là sự sôi vì sự bay hơi chỉ xảy ra ở trên mặt thoáng còn sự sôi thì lại xảy ra trên mặt thoáng và ngay cả trong lòng chất lỏng.

1.2. Vẽ đường biểu diễn

a) Vẽ đường biểu diễn sự sôi của nước

Đường biểu diễn sự sôi của nước

b)Trong khoảng thời gian nào nước tăng nhiệt độ? Đường biểu diễn có đặc điểm gì?

- Từ 0 đến phút thứ 11.

  • Đường nằm nghiêng.

- Nước sôi ở nhiệt độ nào ? 

  • 100oC

- Trong suốt thời gian nước sôi nhiệt độ của nước như thế nào? Đường biểu diễn có đặc điểm gì?

  • Không thay đổi.

  • Đường nằm ngang.

1.3. Phương pháp giải

  • Cách xác định nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, chất và trạng thái của chất đó qua đồ thị
  • Căn cứ vào đồ thị: Nếu đồ thị có hai đoạn nằm ngang ứng với hai nhiệt độ khác nhau thì ứng với giá trị nhiệt độ thấp là nhiệt độ nóng chảy và ứng với giá trị nhiệt độ cao hơn là nhiệt độ sôi.
  • Tra bảng nhiệt độ nóng chảy hay bảng nhiệt độ sôi của một số chất ta sẽ suy ra được chất đó là chất gì.

2. Bài tập minh họa

Câu 1: Trong các đặc điểm bay hơi sau đây, đặc điểm nào là của sự sôi?

A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào

B. Chỉ xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng

C. Chỉ xảy ra trong lòng chất lỏng

D. Chỉ xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng

Hướng dẫn giải:

Trong các đặc điểm bay hơi đặc điểm của sự sôi là: Chỉ xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng.

⇒ Chọn D

Câu 2: Đun nước tới khi nước reo, ta thấy các bọt khí nổi lên từ đáy cốc thí nghiệm, nhưng lại nhỏ dần và có thể biến mất khi tới mặt nước. Hãy giải thích tại sao?

Hướng dẫn giải:

Khi đó mới chỉ có nước ở dưới nóng, nước ở trên chưa nóng. Do đó các bọt khí càng nổi lên thì không khí và hơi nước ở bên trong càng co lại (do nhiệt độ giảm), một phần hơi nước gặp lạnh ngưng tụ thành nước. Chính vì thế mà các bọt khí nhỏ dần và có thể mất trước khi lên mặt nước.

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Đồ thị hình vẽ sau biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian đun và để nguội. Các đoạn AB và BC ứng với những quá trình nào? Đặc điểm của những quá trình đó? 

Câu 2: Sự nóng chảy, sự đông đặc,và sự sôi có đặc điểm nào giống nhau?

Câu 3: Trong suốt thời gian nước sôi nhiệt độ của nước như thế nào?

Câu 4: Nước sôi ở nhiệt độ nào?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Trong các đặc điểm bay hơi sau đây, đặc điểm nào không phải là của sự sôi?

A. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng.

B. Xảy ra ở cả trong lòng lẫn mặt thoáng của chất lỏng.

C. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào.

Câu 2: Đồ thị hình vẽ sau biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian. Nêu nhận định thiếu chính xác trong các nhận định sau đây:

A. Đoạn AB ứng với quá trình bay hơi.

B. Đoạn BC ứng với nước ở thể lỏng.

C. Đoạn CD ứng với quá trình đông đặc.

D. Đoạn DE ứng với nước ở thể rắn.

Câu 3: Trong các nhận định sau, nhận định nào sai?

A. Ở cùng một điều kiện, các chất lỏng khác nhau thì sôi ở những nhiệt độ khác nhau.

B. Ở cùng một điều kiện, một chất lỏng có thể sôi ở những nhiệt độ khác nhau.

C. Ở điều kiện xác định, mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ xác định.

D. Áp suất trên mặt thoáng thay đổi thì nhiệt độ sôi của một chất lỏng cũng thay đổi.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Sự sôi xảy ra ở một nhiệt độ xác định đối với mỗi chất lỏng.

B. Nhiệt độ sôi phụ thuộc vào diện tích mặt thoáng của chất lỏng.

C. Bình thường, nước sôi ở nhiệt độ 100oC.

D. Ở nhiệt độ sôi, nước bay hơi ở cả trong lòng chất lỏng.

4. Kết luận

Qua bài giảng Sự sôi này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như:

  • Mô tả được hiện tượng sôi và kể được các đặc điểm sôi.

  • Biết được cách tiến hành thí nghiệm, theo dõi thí nghiệm và khai thác các số liệu thu thập được từ thí nghiệm.

Ngày:12/08/2020 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM