Giải bài tập SBT Sinh học 10 Bài 22: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật

eLib giới thiệu đến các em tài liệu hướng dẫn giải bài tập SBT Sinh học 10 Bài 22: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật được biên soạn và tổng hợp đầy đủ với các phương pháp giải chi tiết dễ hiểu giúp các em củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập. Mời các em cùng theo dõi.

Mục lục nội dung

1. Giải bài 1 trang 127 SBT Sinh học 10

2. Giải bài 2 trang 127 SBT Sinh học 10

3. Giải bài 3 trang 127 SBT Sinh học 10

4. Giải bài 4 trang 128 SBT Sinh học 10

5. Giải bài 7 trang 128 SBT Sinh học 10

6. Giải bài 8 trang 129 SBT Sinh học 10

7. Giải bài 9 trang 129 SBT Sinh học 10

8. Giải bài 10 trang 129 SBT Sinh học 10

9. Giải bài 11 trang 130 SBT Sinh học 10

10. Giải bài 16 trang 131 SBT Sinh học 10

11. Giải bài 22 trang 133 SBT Sinh học 10

12. Giải bài 23 trang 133 SBT Sinh học 10

13. Giải bài 25 trang 134 SBT Sinh học 10

14. Giải bài 26 trang 134 SBT Sinh học 10

15. Giải bài 1 trang 138 SBT Sinh học 10

16. Giải bài 2 trang 139 SBT Sinh học 10

17. Giải bài 4 trang 139 SBT Sinh học 10

18. Giải bài 5 trang 139 SBT Sinh học 10

19. Giải bài 19 trang 142 SBT Sinh học 10

20. Giải bài 20 trang 142 SBT Sinh học 10

21. Giải bài 21 trang 142 SBT Sinh học 10

22. Giải bài 22 trang 142 SBT Sinh học 10

23. Giải bài 23 trang 143 SBT Sinh học 10

24. Giải bài 24 trang 143 SBT Sinh học 10

25. Giải bài 25 trang 143 SBT Sinh học 10

26. Giải bài 27 trang 143 SBT Sinh học 10

27. Giải bài 29 trang 144 SBT Sinh học 10

28. Giải bài 30  trang 144 SBT Sinh học 10

29. Giải bài 31 trang 144 SBT Sinh học 10

30. Giải bài 32 trang 144 SBT Sinh học 10

31. Giải bài 34 trang 145 SBT Sinh học 10

32. Giải bài 38 trang 146 SBT Sinh học 10

33. Giải bài 39 trang 146 SBT Sinh học 10

Giải bài tập SBT Sinh học 10 Bài 22: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật

1. Giải bài 1 trang 127 SBT Sinh học 10

Vi sinh vật là gì?

Phương pháp giải

- Xem khái niệm vi sinh vật.

Hướng dẫn giải

- Vi sinh vật là cơ thể sống có các đặc điểm sau:

+ Có kích thước rất nhỏ, muốn quan sát rõ phải dùng kính hiển vi.

+ Có thể là nhân sơ (vi khuẩn) hoặc nhân thực (nấm men, nấm mốc).

+ Hấp thụ nhiều chuyển hoá nhanh (vượt xa các cơ thể khác).

+ Sinh trưởng nhanh phát triển mạnh.

2. Giải bài 2 trang 127 SBT Sinh học 10

Vi sinh vật có những đặc điểm gì?

Phương pháp giải

- Xem đặc điểm của vi sinh vật.

Hướng dẫn giải

- Vi sinh vật có những đặc điểm: Hấp thụ nhiều, chuyển hóa nhanh, sinh trưởng mạnh, phân bố rộng, chủng loại nhiều.

3. Giải bài 3 trang 127 SBT Sinh học 10

Điều gì chứng tỏ vi sinh vật có khả năng hấp thụ nhiều?

Phương pháp giải

- Liên quan đến cấu tạo và kích thước của chúng.

Hướng dẫn giải

- Vi sinh vật có kích thước rất nhỏ, đo bằng micrômet (µm). Kích thước càng nhỏ thì tỉ lệ diện tích bề mặt của vi sinh vật trên một đơn vị thể tích càng lớn. Vi sinh vật hấp thụ thức ăn qua màng sinh chất, nên diện tích càng lớn thì khả năng hấp thụ càng nhiều.

4. Giải bài 4 trang 128 SBT Sinh học 10

Thế nào là chuyển hoá nhanh?

Phương pháp giải

- Mặc dù có kích thước nhỏ bé nhưng khả năng chuyển hoá của vi sinh vật rất nhanh.

Hướng dẫn giải

- Ví dụ, vi khuẩn Lactic (Lactobacillus) trong 1 giờ có thể phân giải được lượng đường Lactôzơ lớn hơn từ 1000 đến 10000 lần so với khối lượng của chúng. Nấm men có tốc độ tổng hợp prôtêin cao hơn bò hàng trăm nghìn lần.

5. Giải bài 7 trang 128 SBT Sinh học 10

Vi sinh vật có thể được nuôi cấy trên những loại môi trường nào?

Phương pháp giải

- Môi trường tự nhiêm.

- Môi trường bán tổng hợp.

- Môi trường tổng hợp.

Hướng dẫn giải

- Có 3 loại môi trường:

+ Môi trường tự nhiên được pha chế từ các chất tự nhiên (thịt bò, cá, đậu tương...) có thành phần hoá học không ổn định vì phụ thuộc vào giống cây, con, thời vụ và điều kiện nuôi, trồng. Môi trường này chỉ dùng để thu sinh khối và các sản phẩm trao đổi chất.

+ Môi trường tổng hợp được pha chế từ các chất hoá học có sẵn nên có thành phần và khối lượng ổn định, dùng để nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần môi trường tới hoạt động sống của vi sinh vật.

+ Môi trường bán tổnq hợp là sự kết hợp giữa hai loại môi trường trên, dùng với mục đích như môi trường tự nhiên, nhưng dễ dàng bổ sung các chất mà môi trường tự nhiên thiếu.

6. Giải bài 8 trang 129 SBT Sinh học 10

Căn cứ vào nguồn năng lượng người ta chia vi sinh vật ra những loại nào?

Phương pháp giải

- Vi sinh vật quang dưỡng.

- Vi sinh vật hóa dưỡng.

Hướng dẫn giải

- Chia thành 2 loại:

+ Vi sinh vật quang dưỡng: Sử dụng ánh sáng làm nguồn năng lượng.

+ Vi sinh vật hoá dưỡng: Sử dụng chất hoá học làm nguồn năng lượng.

7. Giải bài 9 trang 129 SBT Sinh học 10

Căn cứ vào nguồn thức ăn (cacbon), người ta chia vi sinh vật thành những loại nào?

Phương pháp giải

- Vi sinh vật tự dưỡng.

- Vi sinh vật dị dưỡng.

Hướng dẫn giải

- Chia thành 2 loại:

+ Vi sinh vật tự dưỡng: Dùng CO2 trong khí quyển làm nguồn Cacbon.

+ Vi sinh vật dị dưỡng: Sử dụng các hợp chất hữu cơ làm nguồn Cacbon.

8. Giải bài 10 trang 129 SBT Sinh học 10

Căn cứ vào cả nguồn năng lượng và thức ăn, người ta chia vi sinh vật thành những loại nào?

Phương pháp giải

- Vi sinh vật quang tự dưỡng.

- Vi sinh vật quang dị dưỡng.

- Vi sinh vật hoá tự dưỡng.

- Vi sinh vật hoá dị dưỡng.

Hướng dẫn giải

- Vi sinh vật quang tự dưỡng: Sử dụng ánh sáng mặt trời làm nguồn năng lượng và CO2 làm nguồn Cacbon duy nhất (Ví dụ: Vi khuẩn lam, tảo đơn bào).

- Vi sinh vật quang dị dưỡng: Sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời làm nguồn năng lượng và các chất hữu cơ làm nguồn Cacbon (Ví dụ: Vi khuẩn màu lục hoặc màu tía không chứa lưu huỳnh).

- Vi sinh vật hoá tự dưỡng: Ôxi hoá hợp chất vô cơ đơn giản để thu năng lượng và dùng CO2 làm nguồn Cacbon (Ví dụ: Vi khuẩn Ôxi hoá Hiđrô).

- Vi sinh vật hoá dị dưỡng: Sử dụng chất hữu cơ vừa làm nguồn năng lượng vừa làm nguồn Cacbon (Ví dụ: Nấm mốc, động vật nguyên sinh và phần lớn vi khuẩn không quang hợp).

9. Giải bài 11 trang 130 SBT Sinh học 10

Xét về kiểu dinh dưỡng, vi khuẩn lam thuộc loại nào?

Phương pháp giải

- Vi khuẩn lam là sinh vật quang tự dưỡng.

Hướng dẫn giải

- Vi khuẩn lam có khả năng quang hợp, chúng sử dụng ánh sáng mặt trời làm nguồn nàng lượng trong quá trình đồng hoá CO2 khí quyển thành đường, nên kiểu dinh dưỡng của chúng là quang tự dưỡng.

10. Giải bài 16 trang 131 SBT Sinh học 10

Chức năng quan trọng của lên men là gì?

Phương pháp giải

- Tái tạo NAD+ cho đường phân.

Hướng dẫn giải

- Lên men là quá trình chuyển hoá kị khí sinh năng lượng mà trong đó các chất hữu cơ nội sinh (không phải lấy từ bên ngoài) vừa là chất cho vừa là chất nhận êlectron. Chức năng quan trọng của lên men là tái tạo NAD+ cho đường phân.

11. Giải bài 22 trang 133 SBT Sinh học 10

Tảo có gây bệnh cho người không?

Phương pháp giải

- Tảo là vi sinh vật quang dưỡng.

Hướng dẫn giải

- Không, vì chúng là vi sinh vật quang dưỡng nên không hoạt động được trong cơ thể người.

12. Giải bài 23 trang 133 SBT Sinh học 10

Hô hấp là gì? Có mấy loại hô hấp?

Phương pháp giải

- Xem khái niệm hô hấp.

- Hô hấp kị khí và hô hấp hiếu khí.

Hướng dẫn giải

- Hô hấp là phản ứng dị hoá tạo năng lượng (ATP), trong đó chất cho electron đầu tiên có thể là hợp chất hữu cơ hoặc vô cơ và chất nhận electron cuối cùng có thể là hợp chất vô cơ hoặc hữu cơ.

- Có 2 loại hô hấp: Hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí. Khi có mặt ôxi sẽ tiến hành hô hấp hiếu khí, còn khi không có mặt ôxi sẽ tiến hành hô hấp kị khí hoặc lên men.

13. Giải bài 25 trang 134 SBT Sinh học 10

- Quá trình hô hấp hiếu khí diễn ra ở đâu?

Phương pháp giải

- Màng trong ti thể, màng sinh chất.

Hướng dẫn giải

- Ở vi sinh vật nhân thực, diễn ra ở màng trong của ti thể.

- Ở vi sinh vật nhân sơ, diễn ra trên màng sinh chất.

14. Giải bài 26 trang 134 SBT Sinh học 10

Quá trình hô hấp kị khí diễn ra ở đâu?

Phương pháp giải

- Màng sinh chất.

Hướng dẫn giải

Diễn ra trên màng sinh chất.

15. Giải bài 1 trang 138 SBT Sinh học 10

Những đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về vi sinh vật?

A. Có kích thước rất nhỏ, chỉ thấy rõ dưới kính hiển vi.

B. Hấp thụ nhiều chuyển hoá nhanh.

C. Thích ứng nhanh với điều kiện môi trường và dễ bị biến dị, phân bố rộng rãi trong tự nhiên

D. Cả A, B và C

Phương pháp giải

- Những đặc điểm đúng khi nói về vi sinh vật là:

+ Có kích thước rất nhỏ, chỉ thấy rõ dưới kính hiển vi.

+ Hấp thụ nhiều chuyển hoá nhanh.

+ Thích ứng nhanh với điều kiện môi trường và dễ bị biến dị, phân bố rộng rãi trong tự nhiên.

Hướng dẫn giải

  • Chọn D.

16. Giải bài 2 trang 139 SBT Sinh học 10

Điều sau đây sai khi nói về vi khuẩn?

A. Nhân có màng bao bọc.

B. Nhân không có màng bao bọc.

C. Có chứa ribôxôm

D. ADN dạng vòng.

Phương pháp giải

- Điều sai khi nói về vi khuẩn là: Nhân có màng bao bọc.

Hướng dẫn giải

  • Chọn A.

17. Giải bài 4 trang 139 SBT Sinh học 10

Vi sinh vật nào sau đây thuộc tế bào nhân sơ?

A. Vi khuẩn.

B. Nấm men.

C. Nấm mốc.

D. Động vật nguyên sinh.

Phương pháp giải

- Vi khuẩn thuộc tế bào nhân sơ.

Hướng dẫn giải

  • Chọn A.

18. Giải bài 5 trang 139 SBT Sinh học 10

Vi sinh vật nào sau đây không thuộc tế bào nhân thực?

A. Tảo

B. Nấm men.

C. Nấm mốc

D. Xạ khuẩn.

Phương pháp giải

- Xạ khuẩn không thuộc tế bào nhân thực.

Hướng dẫn giải

  • Chọn D.

19. Giải bài 19 trang 142 SBT Sinh học 10

Loại vi sinh vật nào sau đây không phải là vi sinh vật tự dưỡng?

A. Tảo đơn bào.

B. Vi khuẩn lưu huỳnh tía và lục.

C. Vi khuẩn nitrat hoá, ôxi hoá hiđrô và ôxi hoá lưu huỳnh.

D. Nấm mốc.

Phương pháp giải

- Nấm mốc không phải là vi sinh vật tự dưỡng.

Hướng dẫn giải

  • Chọn D.

20. Giải bài 20 trang 142 SBT Sinh học 10

Loại vi sinh vật nào sau đây không phải là vi sinh vật quang dưỡng?

A. Vi khuẩn lam.

B. Tảo đơn bào.

C. Vi khuẩn lục không chứa lưu huỳnh.

D. Vi khuẩn lactic

Phương pháp giải

- Vi khuẩn lactic không phải là vi sinh vật quang dưỡng.

Hướng dẫn giải

  • Chọn D.

21. Giải bài 21 trang 142 SBT Sinh học 10

Điều nào sau đây không đúng khi nói về vi sinh vật dị dưỡng?

A. Thu năng lượng nhờ ôxi hoá các hợp chất hữu cơ.

B. Sử dụng ánh sáng mặt trời làm nguồn năng lượng và các hợp chất hữu cơ làm nguồn cacbon.

C. Sử dụng các hợp chất hữu cơ vừa làm nguồn năng lượng vừa làm nguồn cacbon.

D. Ôxi hóa các hợp chất hữu cơ đơn giản để thu năng lượng và dùng CO2 làm nguồn cacbon.

Phương pháp giải

- Điều không đúng khi nói về vi sinh vật dị dưỡng là: Ôxi hóa các hợp chất hữu cơ đơn giản để thu năng lượng và dùng CO2 làm nguồn cacbon.

Hướng dẫn giải

  • Chọn D.

22. Giải bài 22 trang 142 SBT Sinh học 10

Vi sinh vật sử dụng nguồn Cacbon vô cơ và nhận năng lượng từ các chất hoá học được gọi là vi sinh vật

A. Hoá tự dưỡng.

B. Hoá dị dưỡng.

C. Quang tự dưỡng.

D. Quang dị dưỡng.

Phương pháp giải

- Vi sinh vật sử dụng nguồn Cacbon vô cơ và nhận năng lượng từ các chất hoá học được gọi là vi sinh vật Hoá tự dưỡng.

Hướng dẫn giải

  • Chọn A.

23. Giải bài 23 trang 143 SBT Sinh học 10

Những vi sinh vật chỉ dùng ôxi phân tử làm chất nhận êlectron cuối cùng được gọi là vi sinh vật

A. Kị khí bắt buộc.

B. Kị khí tuỳ tiện.

C. Hiếu khí bắt buộc.

D. Vi hiếu khí.

Phương pháp giải

- Những vi sinh vật chỉ dùng ôxi phân tử làm chất nhận êlectron cuối cùng được gọi là vi sinh vật Hiếu khí bắt buộc.

Hướng dẫn giải

  • Chọn C.

24. Giải bài 24 trang 143 SBT Sinh học 10

Nấm men rượu (Saccharomyces cerevisiae) và E. coli thuộc loại nào sau đây?

A. Chỉ có thể tồn tại và hoạt động khi có mặt ôxi không khí.

B. Không đòi hỏi sự có mặt của ôxi nhưng nếu có thì sinh trưởng tốt hơn.

C. Không thể tồn tại và hoạt động khi có mặt ôxi không khí.

D. Cần ôxi để sinh trưởng nhưng với nồng độ rất thấp.

Phương pháp giải

- Nấm men rượu (Saccharomyces cerevisiae) và E. coli cần ôxi để sinh trưởng nhưng với nồng độ rất thấp.

Hướng dẫn giải

  • Chọn D.

25. Giải bài 25 trang 143 SBT Sinh học 10

Tuy cũng là nấm, nhưng nấm mốc khác với nấm men ở điểm nào sau đây?

A. Là vi sinh vật hiếu khí bắt buộc.

B. Là vi sinh vật kị khí tuỳ tiện (không bắt buộc).

C. Là vi sinh vật kị khí bắt buộc.

D. Là vi sinh vật vi hiếu khí.

Phương pháp giải

- Nấm mốc là vi sinh vật hiếu khí bắt buộc.

Hướng dẫn giải

  • Chọn A.

26. Giải bài 27 trang 143 SBT Sinh học 10

Điều nào sau đây không đúng khi nói về lên men ở vi sinh vật:

A. Cơ chất (ví dụ đường) bị ôxi hoá từng phần.

B. NADH bị khử thành NAD+ để cung cấp cho đường phân.

C. Chất nhận électron là chất hữu cơ nội sinh.

D. ATP được tạo thành nhờ phôtphorin hoá ôxi hoá.

Phương pháp giải

- Điều không đúng khi nói về lên men ở vi sinh vật là D.

Hướng dẫn giải

  • Chọn D.

27. Giải bài 29 trang 144 SBT Sinh học 10

Ý nào sau đây là đúng với hô hấp hiếu khí?

A. Là sự khử Ôxi phân tử.

B. Là sự khử Sunphat.

C. Là sự khử Nitrat.

D. Là sự khử các hợp chất hữu cơ.

Phương pháp giải

- Ý đúng với hô hấp hiếu khí: Là sự khử Ôxi phân tử.

Hướng dẫn giải

  • Chọn A.

28. Giải bài 30  trang 144 SBT Sinh học 10

Ý nào sau đây không đúng với hô hấp kị khí?

A. Với vi sinh vật kị khí, ôxi là chất độc.

B. Là sự khử các chất hữu cơ trung gian.

C. Chất nhận Electron lấy từ bên ngoài.

D. Là sự khử Ôxi khí quyển.

Phương pháp giải

- Ý không đúng với hô hấp kị khí: Là sự khử Ôxi khí quyển.

Hướng dẫn giải

  • Chọn D.

29. Giải bài 31 trang 144 SBT Sinh học 10

Ý nào sau đây là đúng với lên men?

A. Chất nhận Electron cuối cùng là Ôxi phân tử.

B. Chất nhận Electron cuối cùng là hợp chất hữu cơ trung gian.

C. Chất nhận Electron cuối cùng là Nitrat.

D. Chất nhận Electron cuối cũng là Sunphat.

Phương pháp giải

- Ý đúng với lên men là: Chất nhận Electron cuối cùng là hợp chất hữu cơ trung gian.

Hướng dẫn giải

  • Chọn B.

30. Giải bài 32 trang 144 SBT Sinh học 10

Hiện tượng nào sau đây chỉ có ở hô hấp mà không có ở lên men?

A. Xảy ra trong môi trường không có ôxi.

B. Phân giải chất hữu cơ đế tạo năng lượng.

C. Chất nhận Electron cuối cùng là từ bên ngoài.

D. Cả chất cho êlectron ban đầu và chất nhận Electron cuối cùng đều là chất vô cơ hoặc hữu cơ.

Phương pháp giải

- Chất nhận Electron cuối cùng là từ bên ngoài chỉ có ở hô hấp mà không có ở lên men.

Hướng dẫn giải

  • Chọn C.

31. Giải bài 34 trang 145 SBT Sinh học 10

Vi sinh vật khi không có ôxi thì tiến hành lên men, còn khi có ôxi thì tiến hành hô hấp, gọi là vi sinh vật

A. Hiếu khí không bắt buộc.

B. Hiếu khí bắt buộc.

C. Kị khí bắt buộc.

D. Kị khí không bắt buộc.

Phương pháp giải

- Vi sinh vật khi không có ôxi thì tiến hành lên men, còn khi có ôxi thì tiến hành hô hấp, gọi là vi sinh vật Kị khí không bắt buộc.

Hướng dẫn giải

  • Chọn D.

32. Giải bài 38 trang 146 SBT Sinh học 10

Các sinh vật sau đây không phải là quang tự dưỡng

A. Vi khuẩn lam.

B. Vi tảo đơn bào (clorella).

C. Vi khuẩn lưu huỳnh tía, vi khuẩn lưu huỳnh lục.

D. Vi khuẩn lục không lưu huỳnh, vi khuẩn tía không lưu huỳnh.

Phương pháp giải

- Vi khuẩn lục không lưu huỳnh, vi khuẩn tía không lưu huỳnh không phải là quang tự dưỡng

Hướng dẫn giải

  • Chọn D.

33. Giải bài 39 trang 146 SBT Sinh học 10

Các vi sinh vật sau đây không phải là quang dị dưỡng

A. Vi khuẩn lam, vi tảo đơn bào.

B. Vi khuẩn lục không lưu huỳnh.

C. Vi khuẩn tía không lưu huỳnh

D. Cả B và C.

Phương pháp giải

- Vi khuẩn lam, vi tảo đơn bào không phải là quang dị dưỡng.

Hướng dẫn giải

  • Chọn A.

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật Sinh học 10 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

Ngày:27/10/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM