Giải bài tập SBT Sinh học 10 Bài 6: Axit nuclêic

Tài liệu hướng dẫn giải bài tập SBT Sinh học 10 Bài 6: Axit nuclêic được eLib biên soạn và tổng hợp đầy đủ với các phương pháp giải chi tiết, lời giải dễ hiểu giúp các em củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập. Mời các em cùng theo dõi.

Giải bài tập SBT Sinh học 10 Bài 6: Axit nuclêic

1. Giải bài 15 trang 30 SBT Sinh học 10

Mô tả hình vẽ sau, chỉ rõ thành phần cấu trúc, các mối liên kết giữa các thành phần và ý nghĩa của các mối liên kết đó.

Phương pháp giải

- Xem cấu trúc phân tử ADN, các liên kết trong phân tử ADN.

Hướng dẫn giải

- Hình vẽ mô tả cấu trúc các loại nuclêôtit của ADN gồm 4 loại A, T, G, X.

- Các nuclêôtit đều gồm 3 thành phần: Đường C5H10O4, axit phôtphoric (H3PO4), bazơ nitơ (có 4 loại A, T, G, X).

- Bazơ liên kết với đường pentôzơ bằng liên kết glicôzit. Axit phôtphoric liên kết với đường pentôzơ bằng liên kết este.

→ Đây là các mối liên kết bền vững đảm bảo cấu trúc bền vững của từng đơn phân nuclêôtit, là cơ sở cho sự bền vững của ADN.

2. Giải bài 18 trang 32 SBT Sinh học 10

Một đoạn ADN có 2400 nuclêôtit, trong đó có 900 ađênin.

a) Xác định chiều dài của đoạn ADN.

b) Số nuclêôtit từng loại của ADN là bao nhiêu?

c) Xác định số liên kết hiđrô trong đoạn ADN đó

Phương pháp giải

- Dựa vào công thức: \(L = \frac{N}{2}x0.34\) (nm)

- Số liên kết hidro: \(H = 2A +3G\)

Hướng dẫn giải

a) Chiều dài của đoạn ADN là: \(L = \frac{{2400}}{2}x0.34 = 408nm\)

b) Số nuclêôtit từng loại của đoạn ADN:

A = T = 900 nuclêôtit

G = X = (2400 : 2) - 900 = 300 nuclêôtit

c) Số liên kết hiđrô trong đoạn ADN đó là

(900 X 2) + (300 X 3) = 2700 liên kết hiđrô

3. Giải bài 9 trang 33 SBT Sinh học 10

Hãy chỉ ra những điểm trong cấu tạo của ARN phù hợp với chức năng?

Phương pháp giải

- mARN mang thông tin làm khuôn cho quá trình tổng hợp prôteein.

- tARN vận chuyển aa.

- rARN sản xuất ribôxôm.

Hướng dẫn giải

- ARN có 3 loại chính: mARN (ARN thông tin), tARN (ARN vận chuyển), và rARN. Mỗi loại có một chức năng riêng do vậy có cấu tạo khác nhau. Cụ thể:

+ mARN có cấu tạo mạch đơn thẳng vai trò để làm khuôn cho quá trình tổng hợp Prôtêin (chuỗi p.p)

+ tARN có cách bộ ba đối mã (anticodon) có vai trò gắn kết các a.a nội bào vào mARN (hay còn gọi là sắp xếp chúng).

+ rARN có vai trò tạo ra riboxom. Mà riboxom tồn tại dạng 2 tiểu phần biệt lập chỉ khi tổng hợp prôtêin chúng mới được gắn với nhau.

4. Giải bài 22 trang 35 SBT Sinh học 10

- Mô tả thành phần cấu tạo của một nuclêôtit và liên kết giữa các nuclêôtit.

Phương pháp giải

- Nuclêôtit gồm 3 phần: Đường pentôzơ, nhóm phôtphat và bazơ nitơ (A, T, G, X).

- Liên kết cộng hóa trị, liên kết hiđrô

Hướng dẫn giải

- Mỗi nuclêôtit lại có cấu tạo gồm 3 thành phần là đường pentôzơ (đường 5 cacbon), nhóm phôtphat và bazơ nitơ. Có 4 loại nuclêôtit là A, T, G, X. Các loại nuclêôtit chỉ khác biệt nhau về bazơ nitơ nên người ta gọi tên của các nuclêôtit theo tên của các bazơ nitơ (A = Ađênin, T = Timin, G = Guanin, X = Xitôzin).

- Giữa các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị tạo thành chuỗi polinuclêôtit. Giữa 2 chuỗi polinuclêôtit, các nuclêôtit liên kết với nhau bởi liên kết hiđrô.

5. Giải bài 23 trang 35 SBT Sinh học 10

Trình bày cấu trúc phân tử ADN theo mô hình của Oatxon – Crick.

Phương pháp giải

- Xem mô hình cấu trúc phân tử ADN của Oatxon – Crick.

Hướng dẫn giải

- ADN có cấu trúc xoắn kép gồm hai chuỗi polinuclêôtit song song ngược chiều nhau và xoắn đều quanh một trục tưởng tượng tượng từ trái sang phải 

- Cấu trúc này giống như một chiếc thang dây xoắn trong đó hai dây thang là các phân tử đường và gốc phốt phát xếp xen kẽ nhau, còn mỗi bậc thang là cặp bazo nito liên kết với nhau.

- Các bazơ nitơ của hai chuỗi pôlinuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô theo nguyên tắc bổ sung: 1 bazơ nitơ lớn liên kết với 1 bazơ nitơ bé.

+ A liên kết T bằng 2 liên kết H.

+ G liên kết X bằng 3 liên kết H.

6. Giải bài 24 trang 35 SBT Sinh học 10

Phân biệt các loại liên kết trong phân tử ADN

Phương pháp giải

- Trong phân tử ADN có hai loại liên kết:

+ Liên kết photphodieste.

+ Liên kết hiđrô.

Hướng dẫn giải

- Liên kết photphodieste là liên kết giữa các nuclêôtit trong cùng một chuỗi nuclêôtit

- Liên kết hidrô là liên kết giữa 2 nuclêôtit trên 2 mạch với nhau, trong đó A liên kết với T = 2H, G- X = 3H.

7. Giải bài 25 trang 35 SBT Sinh học 10

Một đoạn ADN có 2400 nucleotit, có hiệu của A với loại nucleotit khác là 30% số nucleotit của gen.
a) Xác định số nucleotit từng loại của ADN.
b) Xác định số liên kết hidro có trong đoạn mạch đó.

Phương pháp giải

- Dựa vào công thức: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {A{\text{ }} + {\text{ }}G{\text{ }} = {\text{ }}50\% N} \\ {H{\text{ }} = {\text{ }}2A{\text{ }} + {\text{ }}3G} \end{array}} \right.\)

Hướng dẫn giải

a) Ta có:

 \(\begin{gathered} \left\{ \begin{gathered} A{\text{ }} + {\text{ }}G{\text{ }} = {\text{ }}50\% \hfill \\ A{\text{ }} - {\text{ }}G{\text{ }} = {\text{ }}30\% \hfill \\ \end{gathered} \right. \to \left\{ \begin{gathered} A{\text{ }} = {\text{ }}T{\text{ }} = {\text{ }}40\% \hfill \\ G{\text{ }} = {\text{ }}X{\text{ }} = {\text{ }}10\% \hfill \\ \end{gathered} \right. \hfill \\ \to \left\{ \begin{gathered} A{\text{ }} = {\text{ }}T{\text{ }} = {\text{ }}960\; \hfill \\ G{\text{ }} = {\text{ }}X{\text{ }} = {\text{ }}240 \hfill \\ \end{gathered} \right. \hfill \\ \end{gathered} \)

b) Ta có: \(H =2A+3G = 2×960+3×240 =2640 LK\)

8. Giải bài 26 trang 35 SBT Sinh học 10

Gen B có 3000 nucleotit có A + T = 60% số nucleoti T của gen.

a) Xác định chiều dài của B

b) Số nucleotit từng loại của gen B là bao nhiêu.

Phương pháp giải

Dựa vào công thức:

\(L = \frac{N}{2}x3.4\)

\(A{\text{ }} + {\text{ }}G{\text{ }} = {\text{ }}50\% N\)

Hướng dẫn giải

a) Chiều dài của gen là: \(L = \frac{N}{2}x3.4 = \frac{3000}{2}x3.4= 5100Å\)

b) Ta có hệ phương trình:

\(\begin{gathered} \left\{ \begin{gathered} 2A{\text{ }} + {\text{ }}2G{\text{ }} = {\text{ }}3000\; \hfill \\ 2A = {\text{ }}60\% \hfill \\ \end{gathered} \right. \hfill \\ \to \left\{ \begin{gathered} A{\text{ }} = {\text{ }}T{\text{ }} = {\text{ }}30\% \hfill \\ G{\text{ }} = {\text{ }}X{\text{ }} = {\text{ }}20\% \hfill \\ \end{gathered} \right. \hfill \\ \to \left\{ \begin{gathered} A{\text{ }} = {\text{ }}T{\text{ }} = {\text{ }}900Nu \hfill \\ G{\text{ }} = {\text{ }}X{\text{ }} = {\text{ }}600Nu \hfill \\ \end{gathered} \right. \hfill \\ \end{gathered}\)

9. Giải bài 27 trang 35 SBT Sinh học 10

Chiều dài của phân tử ADN là 34000 nm. Phân tử ADN này có 40000G.
a) Xác định số vòng xoắn trong phân tử ADN.
b) Xác định số lượng nucleoti từng loại trong phân tử ADN.

Phương pháp giải

- Dựa vào công thức: \(\left\{ \begin{gathered} L = \frac{N}{2}x3.4 \hfill \\ A + G = 50\% \hfill \\ \end{gathered} \right.\)

Hướng dẫn giải

L = 34000 nm = 340000 Å 

a) Số nucleotit của phân tử AND này là: \(N = \frac{{2L}}{{3.4}}= \frac{{2x34000}}{{3.4}}=200000\) 

Số vòng xoắn trong phân tử này là: \(Sx = \frac{N}{{20}} = \frac{{200000}}{{20}} = 10000\)
b) Ta có:

\(\begin{gathered} 2A + 2G = N \hfill \\ \to 2A + 2 \times 40000 = 200000\; \hfill \\ \left\{ \begin{gathered} A{\text{ }} = {\text{ }}T{\text{ }} = {\text{ }}60000\; \hfill \\ G{\text{ }} = {\text{ }}X{\text{ }} = {\text{ }}40000\; \hfill \\ \end{gathered} \right. \hfill \\ \end{gathered} \)

10. Giải bài 28 trang 35 SBT Sinh học 10

Một chuỗi polipeptit có 200 axit amin, xác định số nucleotit trên phân tử mARN mã hóa chuỗi polipeptit.

Phương pháp giải

- Cứ 3 nuclêôtit tạo thành một bộ ba, quy định tổng hợp 1 axit amin hoặc quy định kết thúc tổng hợp.

Hướng dẫn giải

- Trên phân tử mARN mã hóa chuỗi polipeptit sẽ có 1 bộ ba mở đầu và một bộ ba kết thúc (không mã hóa axit amin)

→ Vậy tổng số nucleotit có trên đoạn mARN này là: \(3×200 + 3×2 = 606 nucleotit\)

11. Giải bài 26 trang 41 SBT Sinh học 10

Phân tử nào có chức năng lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền?

A. ADN.

B. Prôtêin.

C. Cacbohiđrat.

D. Lipit.

Phương pháp giải

- ADN có chức năng lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền.

Hướng dẫn giải

  • Chọn A.

12. Giải bài 35 trang 42 SBT Sinh học 10

Sau khi thực hiện xong chức năng của mình, các ARN thường

A. Tồn tại tự do trong tế bào.

B. Liên kết lại với nhau.

C. Bị các enzim của tế bào phân huỷ thành các nuclêôtit.

D. Bị vô hiệu hoá.á.

Phương pháp giải

- Sau khi thực hiện xong chức năng của mình, các ARN thường bị các enzim của tế bào phân huỷ thành các nuclêôtit.

Hướng dẫn giải

  • Chọn C.

13. Giải bài 37 trang 43 SBT Sinh học 10

Tính đa dạng và đặc thù của ADN được quy định bởi

A. Số vòng xoắn.

B. Chiều xoắn.

C. Số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các nuclêôtitễ

D. Tỉ lệ \(\frac{{\left( {A + T} \right)}}{{\left( {G + X} \right)}}\)

Phương pháp giải

- Tính đa dạng và đặc thù của ADN được quy định bởi tỉ lệ  \(\frac{{\left( {A + T} \right)}}{{\left( {G + X} \right)}}\)

Hướng dẫn giải

  • Chọn C.

14. Giải bài 38 trang 43 SBT Sinh học 10

Loại liên kết hoá học góp phần duy trì cấu trúc không gian của ADN là

A. Cộng hoá trị.

B. Hiđrô.

C. Ion.

D. Vanđecvan.

Phương pháp giải

- Loại liên kết hoá học góp phần duy trì cấu trúc không gian của ADN là Hiđrô.

Hướng dẫn giải

  • Chọn B.

15. Giải bài 40 trang 43 SBT Sinh học 10

Trong các loại ARN sau đây, loại nào chỉ có ở tế bào nhân sơ?

A. rARN 5,8S.

B. rARN 18S.

C. rARN 16S.

D. rARN 28S.

Phương pháp giải

- rARN 16S chỉ có ở tế bào nhân sơ.

Hướng dẫn giải

  • Chọn C.

16. Giải bài 41 trang 44 SBT Sinh học 10

Trong các loại ARN sau đây, loại nào chỉ có ở tế bào nhân thực?

A. rARN 23S.

B. rARN 16S.

C. rARN 18S.

D. cả ba loại trên.

Phương pháp giải

- rARN 18S chỉ có ở tế bào nhân thực.

Hướng dẫn giải

  • Chọn C.

17. Giải bài 42 trang 44 SBT Sinh học 10

Liên kết este giữa 2 nuclêôtit là liên kết được hình thành giữa

A. nhóm OH vị trí 5' của đường ở nuclêôtĩt trước với nhóm phôtphat nuclêôtit sau.

B. nhóm OH vị trí 3' của đường ở nuclêôtit trước với nhóm phôtphat của nuclêôtit sau.

C. nhóm OH ở vị trí 3' và nhóm OH ở vị trí 5'.

D. nhóm OH vị trí 3' của đường ở nuclêôtit trước với gốc R ở nuclêôtit sau.

Phương pháp giải

- Liên kết este giữa 2 nuclêôtit là liên kết được hình thành giữa nhóm OH vị trí 3' của đường ở nuclêôtit trước với nhóm phôtphat của nuclêôtit sau.

Hướng dẫn giải

  • Chọn B.

18. Giải bài 43 trang 44 SBT Sinh học 10

Nuclêôtit là đơn phân cấu tạo nên phân tử nào dưới đây?

A. ADN.

B. Prôtêin.

C. Xenlulôzơ.

D. Mỡ.

Phương pháp giải

- Nuclêôtit là đơn phân cấu tạo nên ADN.

Hướng dẫn giải

  • Chọn A.

19. Giải bài 44 trang 44 SBT Sinh học 10

Các phân tử nào dưới đây được cấu trúc theo nguyên tắc đa phân?

A. ADN, prôtêin, lipit

B. ADN, lipit, cacbohiđrat.

C. Prôtêin, lipit, cacbohiđrat.

D. ADN, prôtêin, cacbohiđrat.

Phương pháp giải

- Các phân tử được cấu trúc theo nguyên tắc đa phân là ADN, prôtêin, cacbohiđrat.

Hướng dẫn giải

  • Chọn D.

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Axit nuclêic Sinh học 10 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

Ngày:25/10/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM