Giải bài tập SBT Sinh học 10 Bài 7: Tế bào nhân sơ

Qua nội dung tài liệu hướng dẫn giải bài SBT Sinh học 10 Bài 7: Tế bào nhân sơ được eLib biên soạn và tổng hợp đầy đủ với các phương pháp giải chi tiết, hướng dẫn giải dễ hiểu giúp các em củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập. Mời các em cùng theo dõi.

Giải bài tập SBT Sinh học 10 Bài 7: Tế bào nhân sơ

1. Giải bài 1 trang 45 SBT Sinh học 10

Cho một cầu khuẩn có đường kính 3 μm, một trứng ếch có đường kính 30 μm. Em hãy tính tỉ lệ giữa diện tích và thể tích (S/V) của 2 tế bào trên. Từ đó rút ra nhận xét về ưu thế sinh học của kích thước tế bào vi khuẩn.

Phương pháp giải

- Xác định tỷ lệ S/V.

- So sánh 2 tỷ lệ và rút ra kết luận.

Hướng dẫn giải

S = 4πR2

V = 4/3. πR3

Tỉ lệ S/V = 3/R

Cầu khuẩn: R = 3/2 = 1,5 → S/V = 2

Trứng ếch: R = 30/2 = 15 → S/V = 0,2

→ Vi khuẩn có kích thước nhỏ thì tỉ lệ S/V lớn gấp 10 lần ở trứng ếch, thuận lợi cho sự trao đổi chất, dẫn tới sinh trưởng, phân chia nhanh, đảm bảo sự thích nghi với môi trường.

2. Giải bài 2 trang 45 SBT Sinh học 10

Giả thiết tế bào A và B đều có hình khối lập phương, tế bào A có tỉ lệ S/V = 0,3, tế bào B có tỉ lệ S/V = 3.

a) Kích thước tế bào A và B là bao nhiêu μm?

b) So sánh tương quan giữa diện tích, thể tích của hai tế bào đó. Rút ra nhận xét.

Phương pháp giải

- Xác định S/V.

- Xác định S và V của từng tế bào.

Hướng dẫn giải

a) Nếu gọi a là kích thước 1 cạnh (tính theo μm) thì hình khối hộp có:

Ss = 6a2, V = a3 → S/V = 6/a

- Tế bào A có 6/a = 0,3 → a = 6/0,3 = 20 μm.

- Tế bào B cố 6/a = 3 → a = 6/3 = 2 μm.

b) Tương quan kích thước và thể tích của hai tế bào đó:

Tế bào A có S = 6 x 202 = 2 400 μm2; V=203 = 8 000 μm3.

Tế bào B có: S = 6 x 22 = 24 μm2; V = 23 = 8 μm3.

Tế bào B có diện tích nhỏ hơn 100 lần vầ thể tích rihỏ hơn 1 000 lần.

- Nhận xét:

+ Tế bào A có kích thước tựơng đương vởi kích thước tế bào nhân thực, Tế bào B có kích thước tương đương kích thước tế bào nhân sơ.

+ Nếu tế bào nhỏ thì tỉ lệ S/V lớn, tế bào trao đổi chất và vận chuyển các chất nhanh hơn, tốc độ sinh trưởng và phân chia tế bào nhanh hơn.

3. Giải bài 3 trang 46 SBT Sinh học 10

a) Hãy chú thích cho các số 1, 2, 3,4,5,6, 7 trong hình sau đây.

b) Những cấu trúc nào có ở mọi vi khuẩn, cấu trúc nào không hẳn có ở mọi vi khuẩn?

Phương pháp giải

- Xem cấu tạo tế bào nhân sơ.

Hướng dẫn giải

a) Chú thích

1: Lông, 2: Vỏ nhầy, 3: Thành peptiđôglican, 4: Màng sinh chất, 5: Ribôxôm, 6: ADN trần dạng vòng, 7: Roi.

b)

- Cấu trúc có ở mọi vi khuẩn: Thành tế bào, màng sinh chất, ribôxôm, ADN trần dạng vòng.

- Cấu trúc có ở tuỳ từng loại vi khuẩn: Màng nhầy, lông, roi.

4. Giải bài 4 trang 47 SBT Sinh học 10

a) Hãy phân biệt về cấu tạo và hoạt động của vi khuẩn Gram dương với vi khuẩn Gram âm.
b) Nêu ý nghĩa thực tiễn của sự khác biệt này.

Phương pháp giải

a) Phân biệt dựa trên các đặc điểm:

+ Màu sắc nhuộm.

+ Kích thước màng peptiđooglican.

+ Độ mẫn cảm với pênicilin.

+ Đại diện.

b) ý nghĩa: Phân biệt để xác định loại thuốc kháng sinh sử dụng, phân biệt các vi sinh vật khác nhau.

Hướng dẫn giải

a) Phân biệt vi khuẩn Gram dương với vi khuẩn Gram âm:

b) Ý nghĩa:
- Biết được vi khuẩn Gram dương hay Gram âm để sử dụng các loại thuốc kháng sinh đặc hiệu tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh.

- Các kháng sinh được chia thành kháng sinh phổ hẹp (chỉ chống được vi khuẩn Gram dương, ví dụ như pênixilin) và kháng sinh phổ rộng (chống được cả vi khuẩn Gram dương và Gram âm, ví dụ như steptômixin).

- Dùng trong phân loại để phân biệt các vi sinh vật khác nhau.

5. Giải bài 2 trang 62 SBT Sinh học 10

Thành tế bào của vi khuẩn được cấu tạo từ

A. Peptiđôglican.

B. Phôtpholipit.

C. Lipôprôtêin.

D. Xenlulôzơ.

Phương pháp giải

- Thành tế bào của vi khuẩn được cấu tạo từ Peptiđôglican.

Hướng dẫn giải

  • Chọn A.

6. Giải bài 3 trang 62 SBT Sinh học 10

Tập hợp các thành phần nào sau đây có thể có ở cả tảo và vi khuẩn lam?

A. Lạp thể, thể Gôngi và Ribôxôm.

B. Thành tế bào, Ribôxôm, sắc tố quang hợp.

C. Lục lạp, Xenlulôzơ và không bào.

D. Nhân, lục lạp và Ribôxôm.

Phương pháp giải

- Tảo là tế bào nhân thực, vi khuẩn lam là tế bào nhân sơ.

Hướng dẫn giải

- Các thành phần nào sau đây có thể có ở cả tảo và vi khuẩn lam là: Thành tế bào, Ribôxôm, sắc tố quang hợp.

  • Chọn B

7. Giải bài 4 trang 62 SBT Sinh học 10

Trong các thành phần sau đây, thành phần nào không có trong cấu trúc của một vi khuẩn?

A. Ti thể.

B. Mêzôxôm.

C. Màng sinh chất.

D. Ribôxôm.

Phương pháp giải

- Ti thể không có trong cấu trúc của một vi khuẩn.

Hướng dẫn giải

  • Chọn A.

8. Giải bài 5 trang 62 SBT Sinh học 10

Các vi khuẩn thực có các đặc điểm nào dưới đây?

1. Tế bào chưa có nhân.

2. Thành tế bào cứng cấu tạo từ peptiđôglican.

3. Có hệ thống nội màng.

4. Sinh sản bằng phân đôi.

5. Màng tế bào cứng, cấu tạo từ xenlulôzơ.

Tổ hợp đúng là :

A. 1, 2, 4.

B. 3, 4, 5.

C. 2, 3, 4.

D. 1, 2, 5.

Phương pháp giải

Các đặc điểm có ở vi khuẩn là:

+ Tế bào chưa có nhân.

+ Thành tế bào cứng cấu tạo từ peptiđôglican.

+ Sinh sản bằng phân đôi.

Hướng dẫn giải

  • Chọn A.

9. Giải bài 6 trang 63 SBT Sinh học 10

Các tế bào thường có kích cỡ khá nhỏ vì

A. Dễ thay đổi hình dạng.

B. Khi bị thương tổn thì dễ thay thế.

C. Thuận lợi cho việc trao đổi chất.

D. Đỡ tiêu tốn năng lượng và nguyên liệu để tạo tế bào.

Phương pháp giải

- Các tế bào thường có kích cỡ khá nhỏ vì Thuận lợi cho việc trao đổi chất.

Hướng dẫn giải

  • Chọn C.

10. Giải bài 7 trang 63 SBT Sinh học 10

- Các cấu trúc: I: Nhân, II: Lưới nội chất, III: Bào quan có màng bao bọc, IV: Khung tế bào, V: Thành tế bào, VI: Ribôxôm, VII: Chất nhân, VIII: Nhung mao, IX: Roi, X: Bộ máy Gôngi, XI: Hạch nhân.

Cấu trúc nào có ở vi khuẩn?

A. I, II, III, XI.

B. V, VI, VII.

C. V, X, XI.

D. I, III, XI.

Phương pháp giải

- Các cấu trúc nào có ở vi khuẩn là: V: Thành tế bào, VI: Ribôxôm, VII: Chất nhân

Hướng dẫn giải

  • Chọn B.

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Tế bào nhân sơ Sinh học 10 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

Ngày:25/10/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM