Giải bài tập SGK Công nghệ 8 Bài 17: Vai trò của cơ khí trong sản xuất và trong đời sống

eLib xin giới thiệu nội dung tài liệu hướng dẫn giải SGK Công nghệ 8 Bài 17 nhằm giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức về vai trò của cơ khí trong sản xuất và trong đời sống. Nội dung chi tiết mời các em tham khảo tại đây.

Giải bài tập SGK Công nghệ 8 Bài 17: Vai trò của cơ khí trong sản xuất và trong đời sống

1. Giải bài 1 trang 59 SGK Công nghệ 8

Cơ khí có vai trò như thế nào trong sản xuất và đời sống? 

Phương pháp giải

Cơ khí có vai trò như: tạo ra máy móc thay sức lao động của con người, tăng năng suất,....

Hướng dẫn giải

Cơ khí có vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống:

- Cơ khí tạo ra các máy và các phương tiện thay lao động thủ công thành lao động bằng máy và tạo năng suất cao.

- Cơ khí giúp cho lao động và sinh hoạt của con người trở nên nhẹ nhàng, thú vị hơn .

- Nhờ có cơ khí, tầm nhìn của con người được mở rộng, chinh phục được thiên nhiên.

2. Giải bài 2 trang 59 SGK Công nghệ 8

Kể tên một số sản phẩm cơ khí? 

Phương pháp giải

Một số sản phẩn cơ khí như: Máy vận chuyển, Máy khai thác, Máy nông nghiệp, ...

Hướng dẫn giải

- Dao, kéo, kim khâu, búa, nồi niêu, xoong, chảo, quạt điện, ...

- Máy bay, ô tô, tàu hỏa, xe mô tô, xe đạp,...

- Máy xay xát, máy gặt đập, máy cày, máy bừa,...

- Máy dệt, máy chế biến thực phẩm, ...

3. Giải bài 3 trang 59 SGK Công nghệ 8

Sản phẩm cơ khí được hình thành như thế nào?

Phương pháp giải

Quá trình tạo ra sản phẩm cơ khí: Vật liệu cơ khí (Kim loại, phi kim) → Gia công cơ khí (Đúc, hàn, rèn, cắt gọt, nhiệt luyện) → Chi tiết → Lắp ráp → sản phẩm cơ khí.

Hướng dẫn giải

- Gia công cơ khí là quá trình tạo cho chi tiết có hình dạng, kích thước hoặc tính chất xác định, phù hợp với yêu cầu kĩ thuật dựa trên các nguyên lí khoa học và công nghệ.

- Quá trình tạo ra sản phẩm cơ khí: Vật liệu cơ khí (Kim loại, phi kim) → Gia công cơ khí (Đúc, hàn, rèn, cắt gọt, nhiệt luyện) → Chi tiết → Lắp ráp → sản phẩm cơ khí.

- Ví dụ: Quy trình chế tạo kìm nguội bao gồm các gia đoạn: Thép ---(rèn hoặc dập)--> Phôi kìm ---(khoan lỗ và dũa)--> Hai má kìm ---(Tán ghép)--> Chiếc kìm ---(Nhiệt luyện)--> Chiếc kìm hoàn chỉnh.

Ngày:07/10/2020 Chia sẻ bởi:Minh Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM