Giải bài tập SGK Công nghệ 8 Bài 25: Mối ghép cố định, mối ghép không tháo được

Tài liệu hướng dẫn giải SGK Công nghệ 8 Bài 25 do eLib tổng hợp nhằm giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức về các mối ghép cố định, mối ghép không tháo được như: khái niệm, ứng dụng,... Nội dung chi tiết mời các em tham khảo tại đây.

Giải bài tập SGK Công nghệ 8 Bài 25: Mối ghép cố định, mối ghép không tháo được

1. Giải bài 1 trang 89 SGK Công nghệ 8

Thế nào là mối ghép cố định? Chúng gồm mấy loại? Nêu sự khác biệt cơ bản của các loại mối ghép đó? 

Phương pháp giải

- Xem lại lý thuyết về khái niệm mối ghép cố định

- Mối ghép cố định gồm có 2 loại: tháo được và không tháo được

Hướng dẫn giải

- Mối ghép cố định là những mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau.

- Có hai loại: Mối ghép tháo được và mối ghép không tháo được.

- Khác biệt:

  • Trong mối ghép không tháo được muốn tháo rời các chi tiết được ghép buộc phải phá hỏng một thành phần nào đó của mối ghép, chi tiết không còn nguyên vẹn như trước khi lắp.
  • Trong mối ghép tháo được có thể tháo rời các chi tiết ở dạng nguyên vẹn như trước khi lắp.

2. Giải bài 2 trang 89 SGK Công nghệ 8

Mối ghép bằng đính tán và hàn được hình thành như thế nào? Nêu ứng dụng của chúng? 

Phương pháp giải

- Mối ghép đinh tán là mối ghép không tháo được, gồm hai chi tiết được ghép và đinh tán (Chi tiết ghép)

- Mối ghép hàn là mối hàn không tháo được, khi hàn người ta làm nóng chảy cục bộ kim loại

Hướng dẫn giải

- Mối ghép bằng đinh tán 

+ Hình thành khi ghép, thân đinh tán được luồn qua lỗ của các chi tiết được ghép, sau đó dùng búa tán đầu còn lại thành mũ.

+ Ứng dụng khi:

  • Vật liệu tấm ghép không được hàn hoặc khó hàn.
  • Mối ghép phải chịu được nhiệt độ cao (như nồi hơi).
  • Mối ghép phải chụi được lực lớn và chấn động mạnh..
  • Mối ghép bằng đinh tán được ứng dụng trong kết cấu cầu, giàn cần trục , các dụng cụ sinh hoạt gia đình..

- Mối ghép bằng hàn

  • Hình thành khi làm nóng chảy cục bộ kim loại tại chỗ tiếp xúc để dính kết các chi tiết lại với nhau, hoặc được dính kết với nhau bằng vật liệu nóng chảy khác (thiếc hàn)
  • Ứng dụng: tạo các khung giàn, thùng chứa, khung xe đạp, xe máy và được ứng dụng trong công nghiệp điện tử..

3. Giải bài 3 trang 89 SGK Công nghệ 8

Tại sao người ta không dùng hàn thiếc quai vào nồi nhôm mà phải đinh tán? 

Phương pháp giải

Dựa vào tính chất của nhôm và mối ghép đinh tán người ta vận dụng vào thực tế

Hướng dẫn giải

Vì nhôm khó hàn và mối ghép đinh tán chịu được nhiệt độ cao, chịu lực lớn và chấn động mạnh còn nếu hàn thì mối hàn dễ bị nứt và giòn, chịu lực kém và hàn dễ làm các chi tiết bị biến dạng

Ngày:07/10/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM