Giải bài tập SGK Công nghệ 8 Bài 27: Mối ghép động

eLib xin giới thiệu đến các em nội dung tài liệu hướng dẫn giải SGK Công nghệ 8 Bài 27 để giúp các em củng cố các kiến thức về mối ghép động như: khái niệm, ứng dụng,... Mời các em cùng tham khảo.

Giải bài tập SGK Công nghệ 8 Bài 27: Mối ghép động

1. Giải bài 1 trang 95 SGK Công nghệ 8

Thế nào là khớp động? Nêu công dụng của khớp động? 

Phương pháp giải

- Xem lại lý thuyết về khái niệm khớp động

- Mối ghép động chủ yếu để ghép các chi tiết thành cơ cấu.

Hướng dẫn giải

- Khớp động là mối ghép có các chi tiết chuyển động tương đối với nhau

- Công dụng: Mối ghép động chủ yếu để ghép các chi tiết thành cơ cấu, gồm: khớp tịnh tiến, khớp quay, khớp cầu...chúng được dùng rộng rãi trong nhiều máy và thiết bị

- Ví dụ: khớp tịnh tiến; khớp quay; khớp cầu ; khớp vít ; khớp các đăng…..

2. Giải bài 2 trang 95 SGK Công nghệ 8

Có mấy loại khớp động thường gặp? Tìm ví dụ mỗi loại? 

Phương pháp giải

Có 2 loại khớp động:

- Khớp tịnh tiến

- Khớp quay

Hướng dẫn giải

Gồm có hai lọai: 

- Khớp tịnh tiến:

  • Mối ghép pít tông - xi lanh: ứng dụng trong máy nổ, máy hơi nước.
  • Mối ghép sống trượt - rãnh trượt: Có trong ụ trượt của các máy công cụ: Máy tiện, máy phay....

- Khớp quay: Ổ trục, Trục, Bạc lót

3. Giải bài 3 trang 95 SGK Công nghệ 8

Nêu cấu tạo và công dụng của khớp quay? 

Phương pháp giải

Cấu tạo của khớp quay:

- Chi tiết có mặt trụ trong là ổ trục

- Chi tiết có mặt trụ ngoài là trục

Hướng dẫn giải

- Cấu tạo:

  • Khớp quay gồm trục và ổ trục tạo thành, để giảm ma sát. Ổ trục được làm bằng bạc lót hoặc vòng bi.
  • Trong khớp quay mỗi chi tiết chỉ có thể quay quanh một trục cố định so với chi tiết kia.

- Ứng dụng:

  • Ổ trục quạt máy.
  • Ổ trục bàn đạp trong xe đạp, ổ trục trước và trục sau của xe đạp.
  • Ròng rọc và trục.
  • Trục cối xay sinh tố.
Ngày:07/10/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM