Giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 13: Giun đũa

Các em đã được học các kiến thức về giun đũa một đại diện của ngành Giun tròn. Nhằm giúp các em có thể củng cố các kiến thức này. Đồng thời rèn luyện các kỹ năng làm bài Sinh học 7. Mời các em cùng tham khảo!

Giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 13: Giun đũa

1. Giải bài 1 trang 49 SGK Sinh học 7

Đặc điểm cấu tạo nào của giun đũa khác với sán lá gan?

Phương pháp giải

  • Xem lại cấu tạo cơ thể của giun đũa
  • Xem lại cấu tạo cơ thể của sán lá gan
  • So sánh về hình dạng cơ thể, cấu tạo, sinh sản của sán lá gan và giun đũa

Hướng dẫn giải

2. Giải bài 2 trang 49 SGK Sinh học 7

Nêu tác hại của giun đũa với sức khỏe con người?

Phương pháp giải

  • Xem lại cấu tạo cơ thể của giun đũa
  • Giun đũa kí sinh trong ruột người.

Hướng dẫn giải

- Tác hại của giun đũa đối với sức khỏe con người.

  • Giun đũa kí sinh ở ruột non lấy chất dinh dưỡng của cơ thể, đôi khi có thể làm tắc ruột.
  • Giun đũa kí sinh nếu chui vào ống mật sẽ làm tắc ống mật.
  • Giun đũa tiết độc tố, làm cơ thể bị ngộ độc.
  • Người mắc giun đũa có khả năng lây bệnh cao cho cộng đồng.

3. Giải bài 3 trang 49 SGK Sinh học 7

Nêu các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người?

Phương pháp giải

  • Xem lại cấu tạo cơ thể của giun đũa
  • Cần phòng chống khả năng xâm nhập của trứng giun vào cơ thể và sự sinh sản của giun đũa

Hướng dẫn giải

- Các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người là:

  • Ăn chín, uống sôi
  • Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
  • Giữ vệ sinh cá nhân và nơi sống
  • Thức ăn bảo quản trong lồng bàn, tủ kín; không sử dụng thực phẩm ôi thiu
  • Diệt trừ ruồi nhặng
  • Xây dựng khu vực vệ sinh an toàn, khoa học
  • Sử dụng phân xanh một cách khoa học vì lợi ích và sức khỏe của gia đình và cộng đồng
Ngày:19/08/2020 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM