Giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 19: Một số thân mềm khác

Các em đã được học các kiến thức về ngành Thân mềm. Nhằm giúp các em có thể củng cố các kiến thức về một số đaị diện của ngành này. Đồng thời giúp các em có thể rèn luyện các kỹ năng làm bài Sinh học 7. Mời các em cùng tham khảo!

Giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 19: Một số thân mềm khác

1. Giải bài 1 trang 67 SGK Sinh học 7

Em thường gặp ốc sên ở đâu? Khi bò ốc sên đế lại dấu vết trên lá như thế nào?

Phương pháp giải

  • Xem lại kiến thức về một số đại diện của ngành Thân mềm.
  • Cơ thể ốc sên có lớp nhầy bao quanh phần thịt của chúng.

Hướng dẫn giải

  • Ốc sên thường sống ở nơi cây cối rậm rạp, ẩm ướt, cũng có khi gặp ốc sên ớ độ cao trên 1000m so với mặt nước biển.
  • Khi bò, ốc sên tiết ra chất nhờn làm giảm ma sát. Khi khô, chất nhờn đó tạo nên vết màu trắng trên lá cây.

2. Giải bài 2 trang 67 SGK Sinh học 7

Hãy nêu một số tập tính của mực.

Phương pháp giải

  • Xem lại Tập tính của thân mềm
  • Hệ thẩn kinh của Thân mềm phát triển và tập trung hơn Giun đốt. hạch não phát triển. Mực có “hộp sọ” (bảo vệ não) là hiện tượng duy nhất có ở động vật không xương sông. Thần kinh phát triển là cơ sở cho các giác quan và tập tính phát triển.

Hướng dẫn giải

- Một số tập tính ở mực:

  • Tập tính săn mồi bằng cách rình bắt
  • Tập tính phun “hỏa mù” che mắt kẻ thù để trốn chạy.
  • Tập tính chăm sóc trứng: Mực đẻ trứng thành chùm như chùm nho bám vào rong rêu, đẻ xong mực ở lại canh trứng. Thỉnh thoảng mực phun nước vào trứng để làm giàu ôxi cho trứng phát triển.
  • Tập tính sinh sản: con đực có một tua miệng đảm nhiệm chức năng giao phối (tay giao phôi). Ớ một số loài, tay giao phối có thể đứt ra mang theo các bó tinh trùng bơi đến thụ tinh cho con cái.
Ngày:19/08/2020 Chia sẻ bởi:An

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM