Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Bài 52: Kính lúp

Nội dung hướng dẫn Giải bài tập Lý 11 Nâng cao Bài 52 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức về kính lúp. Mời các em cùng theo dõi.

Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Bài 52: Kính lúp

1. Giải bài 1 trang 259 SGK Vật lý 11 Nâng cao

Chọn câu đúng.

A. Kính lúp là dụng cụ quang tạo ra ảnh thật, cùng chiều của vật để mắt nhìn thấy ảnh đó dưới một góc trông α≥αminmin là năng suất phân li của mắt).

B. Kính lúp là dụng cụ quang tạo ra ảnh thật, ngược chiều của vật để mắt nhìn thấy ảnh đó dưới một góc trông α≥αminmin là năng suất phân li của mắt).

C. Kính lúp là dụng cụ quang tạo ra ảnh ảo, ngược chiều của vật để mắt nhìn thấy ảnh đó dưới một góc trông α≥αminmin là năng suất phân li của mắt).

D. Kính lúp là dụng cụ quang tạo ra ảnh ảo, cùng chiều của vật để mắt nhìn thấy ảnh đó dưới một góc trông α≥αminmin là năng suất phân li của mắt).

Phương pháp giải

Kính lúp luôn cho ta ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật 

Hướng dẫn giải

- Kính lúp là dụng cụ quang tạo ra ảnh ảo, cùng chiều của vật dể mắt nhìn thấy ảnh đó dưới một góc trông α≥αmin (αmin là năng suất phân li của mắt).

- Chọn D

2. Giải bài 2 trang 259 SGK Vật lý 11 Nâng cao

Trên vành của một kính lúp có ghi 10. Đáp số nào sau đây là đúng khi nói về tiêu cự f của kính lúp này?

A. f= 5cm.                 B. f = 10cm.            

C. f = 25cm.              D. f= 2,5cm.

Phương pháp giải

Áp dụng công thức số bội giác để tính tiêu cự của thấu kính:

\(f = \frac{{25}}{{{G_\infty }}}\)

Hướng dẫn giải

- Tiêu cự của kính là:

\(\begin{array}{l} {G_\infty } = \frac{{0,25}}{f} = \frac{{25cm}}{f}\\ \Rightarrow f = \frac{{25}}{{{G_\infty }}} = \frac{{25}}{{10}} = 2,5cm \end{array}\)

- Chọn D

3. Giải bài 3 trang 259 SGK Vật lý 11 Nâng cao

Trên vành của một kính lúp có độ tụ +10 điôp để làm kính lúp.

a) Tính số bội giác của kính khi ngắm chừng của vô cực.

b) Tính số bội giác của kính và số phóng đại khi ngắm chừng ở điểm cực cận.

Cho khoảng cách nhìn rõ ngắn nhất của mắt là 25cm. Mắt coi như đặt sát kính.

Phương pháp giải

a) Áp dụng công thức:

\({G_\infty } = \frac{D}{f} \) để tính số bội giác khi ngắm ở vô cực

b)  Áp dụng công thức:

\({{G_C} = k = - \frac{{d'}}{d}}\)  để tính số bội giác khi ngắm ở cực cận

Hướng dẫn giải

D=+10 điôp⇒f=1/10=0,1(m)=10(cm)

a)  Số bội giác của kính khi ngắm chừng của vô cực là:

\({G_\infty } = \frac{D}{f} = \frac{{25}}{{10}} = 2,5\)

b)  Khi ngắm chừng ở cực cận, mắt thấy ảnh ảo tại điểm cực cận của mắt

\(\Rightarrow d' = - O{C_C} = - D = - 25cm\)

Ta có:  

\(\begin{array}{l} d = \frac{{d'f}}{{d' - f}} = \frac{{ - 25.10}}{{ - 25 - 10}} = 7,14\left( {cm} \right)\\ \Rightarrow {G_C} = k = - \frac{{d'}}{d} = - \frac{{ - 25}}{{7,14}} = 3,5 \end{array}\)

4. Giải bài 4 trang 259 SGK Vật lý 11 Nâng cao

Một người cận thị có khoảng cách từ mắt đến điểm cực cận là 10cm và đến điểm cực viễn là 50cm, quan sát một vật nhỏ qua kính lúp có độ tụ là 10 điôp. Mắt đặt sát sau kính.

a) Phải đặt vật trong khoảng nào trước kính?

b) Tính số bội giác của kính lúp với mắt của người ấy và số phóng đại của ảnh trong các trường hợp sau:

-  Ngắm chừng ở điểm cực viễn.

-  Ngắm chừng ở điểm cực cận

Phương pháp giải

Tính tiêu cự theo công thức: f=1/D

a) Áp dụng công thức:

\({d = \frac{{d'f}}{{d' - f}}}\) để xác định vị trí đăt vật với mỗi d' tương ứng

b) Lần lượt tính số bội giác và số phóng đại khi ngắm chừng tại CC và CV theo công thức:

\({{G_{}} = k\frac{{O{C_c}}}{{O{C_v}}}}\) với k=-d'/d

Hướng dẫn giải

OCC = 10cm, OCV = 50cm, D = 10 điôp

⇒f=1/10=0,1m=10cm; l=0

a) Ngắm chừng ở CV:  

\(\begin{array}{l} d' = - 50cm\\ \Rightarrow d = \frac{{d'f}}{{d' - f}} = \frac{{ - 50.10}}{{ - 50 - 10}} = 8,33cm \end{array}\)

Ngắm chừng ở CC:  

\(\begin{array}{l} d' = - 10cm\\ \Rightarrow d = \frac{{d'f}}{{d' - f}} = \frac{{ - 10.10}}{{ - 10 - 10}} = 5cm \end{array}\)

Phải đặt vật trong khoảng 5cm ≤ d ≤ 8,33cm

b) Số bội giác và số phóng đại khi ngắm ở điểm CV và CC

\(\begin{array}{l} + \,\,{G_V} = {k_V}\frac{{O{C_c}}}{{O{C_v}}} = - \frac{{d'}}{d}.\frac{{O{C_c}}}{{O{C_v}}}\\ = - \frac{{ - 50}}{{8,33}}.\frac{{10}}{{50}} = 1,2\\ + \,\,{k_V} = - \frac{{d'}}{d} = \frac{{50}}{{8,33}} = 6\\ + \,\,{G_C} = {k_C} = - \frac{{d'}}{d} = - \frac{{ - 10}}{5} = 2 \end{array}\)    

Ngày:30/10/2020 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM