Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Bài 51: Các tật của mắt và cách khắc phục

Nội dung hướng dẫn Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Bài 51 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức về các tật của mắt và cách khắc phục. Mời các em cùng theo dõi.

Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Bài 51: Các tật của mắt và cách khắc phục

1. Giải bài 1 trang 256 SGK Vật lý 11 Nâng cao

Trong trường hợp nào của các trường hợp sau, mắt nhìn thấy ở xa vô cực

A. Mắt không có tật, không điều tiết

B. Mắt không có tật và điều tiết tối đa

C. Mặt cận không điều tiết

D. Mắt viễn không điều tiết

Phương pháp giải

Mắt bình thường là mắt có thể nhìn thấy vật ở xa vô cực mà không cần điều tiết

Hướng dẫn giải

- Trường hợp mắt nhìn thấy ở xa vô cực là mắt không có tật, không điều tiết

- Chọn A

2. Giải bài 2 trang 256 SGK Vật lý 11 Nâng cao

Chọn câu đúng

Mắt lão nhìn thấy ở xa vô cùng khi

A. Đeo kính hội tụ và mắt không điều tiết

B. Đeo kính phân kì và mắt không điều tiết

C. Mắt không điều tiết

D. Đeo kính lão

Phương pháp giải

Để trả lòi câu hỏi này cần nắm được đặc điểm của mắt lão

Hướng dẫn giải

- Mắt lão nhìn thấy ở xa vô cùng khi không điều tiết

- Chọn C

3. Giải bài 3 trang 256 SGK Vật lý 11 Nâng cao

Mắt cận có điểm cực viễn cách mắt 50cm và điểm cực cận cách mắt 12,5 cm.

a) Tính độ tụ của kính phải đeo để mắt thấy rõ vật ở xa vô cực.

b) Khi đeo kính thì mắt sẽ nhìn rõ được vật đặt cách mắt gần nhất là bao nhiêu? Kính đeo sát mắt, quang tâm của kính coi như trùng với quang tâm của mắt.

Phương pháp giải

Áp dụng tính chất: Mắt nhìn qua kính thấy ảnh ảo của vật tại CC hoặc CV

 d' = -(OC- l) hay d' = -(OCV- l)

a)- Áp dụng công thức:

\( \Rightarrow \frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}}\) để tính tiêu cự

- Tính độ tụ theo công thức: D=1/f

b) Áp dụng công thức:

\(\frac{1}{d} = \frac{1}{f} - \frac{1}{{d'}}\) để tính khoảng cách đặt vật

Hướng dẫn giải

Dùng sơ đồ sau:

Mắt cận có OCV = 50 (cm); OCC = 12,5 (cm)

a) Để mắt thấy rõ vật ở xa vô cực (d = ∞) thì mắt đeo kính và nhìn qua kính thấy ảnh ảo của vật tại điểm cực viễn:

d' = -(OCV-l ) = -50 (cm) ( l = 0: kính đeo sát mắt)

\( \Rightarrow \frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}} = \frac{1}{\infty } + \frac{1}{{ - 50}}\)

⇒ f = -50 (cm)

⇒D=1/(−0,5)=−2 (điôp)

b) Khi đeo kính, mắt nhìn qua kính thấy ảnh ảo của vật gần mắt nhất hiện lên tại điểm C

⇒  d' = - OCC = -12,5 (cm)

\(\begin{array}{l} \Rightarrow \frac{1}{d} = \frac{1}{f} - \frac{1}{{d'}} = \frac{1}{{ - 50}} - \frac{1}{{ - 12,5}}\\ \Rightarrow d = 16,67\left( {cm} \right) \end{array}\)

4. Giải bài 4 trang 256 SGK Vật lý 11 Nâng cao

Mắt viễn nhìn rõ được vật đặt cách mắt gần nhất 40 cm. Tính độ tụ của kính phải đeo để có thể nhìn rõ vật đặt cách mắt gần nhất là 25cm trong hai trường hợp:

a) Kính đeo sát mắt.

b) Kính đeo cách mắt 1cm.

Phương pháp giải

- Tính d' theo công thức: d' = - (OCC - l )

- Tính tiêu cự theo công thức:

\(\frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}}\)

- Độ tụ được tính bằng công thức: D=1/f

- Áp dụng các công thức trên để giải cho trường hợp a) I=0 và b) I=1

Hướng dẫn giải

Ta có OCC = 40 (cm)

a) Khi đeo sát mắt, mắt thấy ảnh ảo của vật tại CC:

d' = -(OCC - l ) = - OCC = - 40 (cm)

(Vì kính đeo sát mắt nên l = 0 ); d = 25 (cm)

\(\begin{array}{l} \Rightarrow \frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}} = \frac{1}{{25}} - \frac{1}{{40}}\\ \Rightarrow f = 66,67\left( {cm} \right)\\ \Rightarrow D = 1,5{\mkern 1mu} dp \end{array}\)

b) Kính đeo cách mắt 1 cm, l=1 cm.

⇒ d' = - (OCC - l ) = - (40 - 1) = - 39 (cm)

d = (25 – 1) = 24 (cm)

\(\begin{array}{l} \Rightarrow \frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}} = \frac{1}{{24}} - \frac{1}{{39}}\\ \Rightarrow f = 62,4\left( {cm} \right)\\ \Rightarrow D = 1,602{\mkern 1mu} dp \end{array}\)

Ngày:30/10/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM