Giải SBT Sinh 11 Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ

Tài liệu hướng dẫn giải bài tập SBT Sinh 11 Bài 1 do eLib tổng hợp nhằm giúp các em ôn tập các kiến thức về quá trình hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ từ đó các em có thể thấy được các con đường hút nước và muối khoáng. Nội dung chi tiết các em tham khảo tại đây.

Giải SBT Sinh 11 Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ

1. Giải bài 1 trang 5 SBT Sinh học 11

Nêu các con đường thoát hơi nước ở lá? Con đường nào là chủ yếu?

Phương pháp giải

Thoát hơi nước ở lá có 2 con đường: 

- Thoát hơi nước qua cutin trên biểu bì lá

- Thoát hơi nước qua khí khổng 

Xem lý thuyết thoát hơi nước

Hướng dẫn giải

- Có 2 con đường thoát hơi nước ở lá : Thoát hơi nước qua cutin trên biểu bì lá và thoát hơi nước qua khí khổng 

- Thoát hơi nước qua cutin trên biểu bì lá chiếm khoảng 10% tổng lượng nước mất khỏi bề mặt cây. Thoát hơi nước qua khí khổng chiếm khoảng 90% tổng lượng nước mất đi nên con đường này là chủ yếu.

2. Giải bài 1 trang 13 SBT Sinh học 11

Khi nghiên cứu chiều dài của rễ một số loài cây, người ta thu được số liệu: Đậu côve 0,8-0,9m; cỏ ba lá 1-3m; kê 0,8-1,1m; khoai tây 1,1-1,6m; ngô 1,1-2,6m; nhiều cây bụi ở sa mạc trên 10m.

a) Các con số trên chứng minh điều gì?

b) Tại sao cây bụi ở sa mạc có rễ dài trên 10m?

Phương pháp giải

Dựa vào con số nói lên khả năng lan rộng của rễ vào đất. Rễ càng dài khả năng lan rộng càng mạnh.

Hướng dẫn giải

a)

- Những con số trên nói lên khả năng đâm sâu và lan rộng vào đất của rễ. Rễ cây lan rộng, hệ thống lông hút phát triển giúp tăng diện tích tiếp xúc với môi trường đất. Các đặc điểm này là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên lâu dài, giúp cây hút được nước và muối khoáng từ môi trường đất phức tạp.

- Môi trường càng khô cạn thì chiều dài của rễ càng cao, để có thể hút được nước và mối kháng giúp cây sinh tưởng và phát triển.

b) Do ở sa mạc thì môi trường khô cạn, các bụi cây ở đó phải phát triển mạnh bộ rễ dài(10m) để có thể đâm sâu xuống đất hút nước và muối khoáng.

3. Giải bài 10 trang 16 SBT Sinh học 11

Thí nghiệm: lấy một cây nhỏ còn nguyên bộ rễ, nhúng bộ rễ đã rửa sạch vào dung dịch xanh mêtilen. Một lúc sau, lấy cây ra, rửa sạch bộ rễ và lại nhúng tiếp vào dung dịch CaCl2.

Em hãy dự đoán xem có thể quan sát thấy hiện tượng gì?

Phương pháp giải

Dựa vào tính thấm chọn lọc của màng tế bào: Màng tế bào trao đổi những chất cần thiết cho cây 

Hướng dẫn giải

Khi ta ngâm bộ rễ vào dung dịch xanh mêtilen, các phân tử xanh mêtilen hút bám trên bề mặt rễ và chỉ dừng lại ở đó, không đi được vào trong tế bào, vì xanh mêtilen không cần thiết đối với tế bào.

Tính thấm chọn lọc của màng sinh chất không cho xanh mêtilen đi qua. Khi ta nhúng bộ rễ vào dung dịch CaCl2 thì các ion Ca2+ và Cl sẽ bị hút vào rễ và đẩy các phân tử xanh mêtilen hút bám trên bề mặt rễ vào dung dịch, làm cho dung dịch có màu xanh. Màu xanh đó chính là màu xanh của xanh mêtilen. 

=> Thí nghiệm: minh họa về cơ chế hút bám trao đổi đồng thời chứng minh tính thấm chọn lọc của màng sinh chất!

4. Giải bài 12 trang 17 SBT Sinh học 11

Nguyên nhân chính làm cho các thực vật không ưa mặn không có khả năng sinh trưởng trên đất có nồng độ muối cao là gì?

Phương pháp giải

Sự chênh lệch nồng độ muối ảnh hưởng đến khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng từ đất

Hướng dẫn giải

Nguyên nhân chính là do sự chênh lệch nồng độ muối bên trong về bên ngoài, nồng độ muối bên ngoài cao làm cây không lấy được các chất dinh dưỡng cần thiết.

5. Giải bài 2-TN trang 17 SBT Sinh học 11

Sự hút khoáng thụ động của tế bào phụ thuộc vào

A. hoạt động trao đổi chất.

B. chênh lệch nồng độ ion.

C. cung cấp năng lượng.

D. hoạt động thẩm thấu

Phương pháp giải

Sự hấp thụ thụ động được tạo nên do sự chênh lệch nồng độ ion từ cao đến thấp

Hướng dẫn giải

Xét các phát biểu trên phát biểu đúng là phát biểu B

Chọn B

6. Giải bài 3 trang 18 SBT Sinh học 11

Sự xâm nhập chất khoáng chủ động của tế bào phụ thuộc vào

A. gradient nồng độ chất tan.                    

B. hiệu điện thế màng.

C. trao đổi chất của tế bào.                      

D. tham gia của năng lượng.

Phương pháp giải

Xâm nhập chủ động là quá trình hấp thụ ngược chiều gradient và cần tiêu tốn năng lượng tế bào

Hướng dẫn giải

Sự xâm nhập khoáng chủ động của tế bào phụ thuộc vào tham gia của năng lượng 

Chọn D

7. Giải bài 14 trang 20 SBT Sinh học 11

Nồng độ Ca2+ trong cây là 0,3%, trong đất là 0,1 %. Cây sẽ nhận Ca2+ bằng cách

A. hấp thụ thụ động.

B. hấp thụ chủ động.

C. khuếch tán.

D. thẩm thấu.

Phương pháp giải

Xác định sự chênh lệch nồng độ ion trong cây và ngoài đất từ đó dự đoán hình thức hấp thu.

Hướng dẫn giải

Nồng độ Ca2+ trong cây là 0,3%, trong đất là 0,1 %. Cây sẽ nhận Ca2+ bằng cách hấp thu chủ động

Chọn B

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ Sinh học 11 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

Ngày:19/10/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM