Giải SBT Sinh 11 Bài 20: Cân bằng nội môi

Nội dung tài liệu hướng dẫn giải bài tập SBT Sinh 11 Bài 20 do eLib tổng hợp nhằm giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức về cân bằng nội môi. Mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết tại đây.

Giải SBT Sinh 11 Bài 20: Cân bằng nội môi

1. Giải bài 9 trang 33 SBT Sinh học 11

Sử dụng đây để giải thích cơ chế cân bằng huyết áp của cơ thể.

Phương pháp giải

Dựa vào chiều mũi tên trên hình vẽ để giải thích cơ chế cân bằng huyết áp của cơ thể

Hướng dẫn giải

Khi huyết áp tăng cao thì thụ quan áp lực trên mạch máu (trên xoang động mạch cảnh và gốc cung động mạch chủ) tiếp nhận và báo về trung khu điều hoà tim mạch ở hành não.

Từ trung khu điều hoà tim mạch ở hành não, xung thần kinh theo dây li tâm đến tim và mạch máu, làm tim giảm nhịp đập, giảm lực co bóp và làm mạch máu dãn rộng.

Kết quả là huyết áp giảm xuống và trở lại bình thường. Sự thay đổi huyết áp ở mạch máu lúc này lại được thụ quan áp lực ở mạch máu tiếp nhận và thông báo về trung khu điều hoà tim mạch ở hành não (liên hệ ngược).

2. Giải bài 7 trang 36 SBT Sinh học 11

a) Trình bày cơ chế điều hoà nước và muối khoáng của thận?

b) Trình bày vai trò của gan trong sự điều hoà glucôzơ và prôtêin huyết tương?

c) Sự điều chỉnh pH của nội môi được thực hiện như thế nào và bằng cách nào?

Phương pháp giải

- Dựa vào sự bài tiết nước tiểu và đào thải và hấp thu ion

- Dựa trên sự tổng hợp phân giải và dự trữ glycogen

- Nhờ hệ đệm phổi và thận 

Hướng dẫn giải

a) Cơ chế điều hòa nước và muối khoáng:

+ Điều hòa lượng nước: Khi áp suất thẩm thấu tăng, huyết áp giảm do khối lượng nước trong cơ thể giảm→ vùng dưới đồi tăng tiết ADH, tăng uống nước→ giảm nước tiểu. Ngược lại, khi lượng nước trong cơ thể tăng làm giảm áp xuất thẩm thấu, tăng huyết áp→ tăng bài tiết nước tiểu

+ Điều hòa muối khoáng: Khi Na+ trong máu giảm→ tuyến thận trên tăng tiết andosossteron→ tăng hấp thụ Na+ từ các ống thận. Ngược lại khi thừa Na→ tăng áp xuất thẩm thấu, gây cảm giác khát→ uống nhiều nước→ muối dư thừa sẽ loại qua nước tiểu.

b) Vai trò của gan trong sự điều hòa glucozơ và protein huyết tương: Glucozo tăng→ hoocmon insualin được tiết ra, biến đổi glucozo thành glycogen; nếu gluczo giảm → hooocmon glucagon được tiết ra biến đổi glycogen dự trữ thành glucozo

c)

- pH nội môi được duy trì ổn định là nhờ hệ đệm, phổi và thận.

- Hệ đệm có khả năng lấy đi ion H+ (khi ion H+ dư thừa) hoặc ion OH- (khi thừa OH-) khi các ion này làm thay đổi môi trường bên trong.

- Các hệ đệm:

+Hệ đệm bicacbonat: \({H_2}C{O_3}/NaHC{O_3}\)

+Hệ đệm phootphat: \(Na{H_2}P{O_4}^ - \)

+Hệ đệm proteinat (protein)

3. Giải bài 8 trang 36 SBT Sinh học 11

Hãy đánh dấu cộng trong bảng ở các vị trí xảy ra sự lọc, tái hấp thụ và tiết trong thận động vật có vú (có thể có các trả lời đúng cho một quá trình).

Phương pháp giải

Dựa vào quá trình lọc và bài tiết của thận để đánh dấu cộng vào các vị trí thích hợp

Hướng dẫn giải

4. Giải bài 9 trang 37 SBT Sinh học 11

Một số tuyến nội tiết được đánh số trong hình phía dưới. Một số khẳng định về chức năng liên quan đến các tuyến nội tiết này được cho ở trong bảng phía dưới. Hãy ghép tuyến nội tiết trên hình vẽ với các chức năng phù hợp (bằng cách điền số của tuyến nội tiết vào ô bên phải trong bảng). Chú thích cho các tuyến nội tiết trong hình.

a) Tiết ra hoocmôn làm tăng tái hấp thụ Na+ đưa vào máu

b) Sự tiết của tuyến tăng lên khi nồng độ Ca2+ của máu giảm xuống

c) Nếu sự tiết của tuyến giảm thì độ chuyển hoá cơ bản cũng giảm 

d) Sự tiết của tuyến cần cho sự phát triển của miễn dịch tế bào 

e) Hoocmôn của tuyến gây tạo hồng cầu trong tuỷ xương 

f) Nếu thiếu hoocmôn của tuyến thì sẽ dẫn đến cơ thể mất nhiều nước 

g) Sự tiết của tuyến tăng lên sau bữa ăn giàu gluxit (cacbohiđrat) 

h) Các hợp chất axit kích thích tuyến tiết hoocmôn 

i) Sự tiết của tuyến là cần thiết cho sự biến đổi hoá học prôtêin 

Phương pháp giải

Dựa vào vị trí các tuyến nội tiết ghi trên hình và chức năng tương ứng để nối với các ý a, b, c, d, e, f, g, h, i cho phù hợp

Hướng dẫn giải

a) Tiết ra hoocmôn làm tăng tái hấp thụ Na+ đưa vào máu ⟶ 5

b) Sự tiết của tuyến tăng lên khi nồng độ Ca2+ của máu giảm xuống ⟶ 2

c) Nếu sự tiết của tuyến giảm thì độ chuyển hoá cơ bản cũng giảm ⟶ 8

d) Sự tiết của tuyến cần cho sự phát triển của miễn dịch tế bào ⟶ 4

e) Hoocmôn của tuyến gây tạo hồng cầu trong tuỷ xương ⟶ 9

f) Nếu thiếu hoocmôn của tuyến thì sẽ dẫn đến cơ thể mất nhiều nước ⟶ 3

g) Sự tiết của tuyến tăng lên sau bữa ăn giàu gluxit (cacbohiđrat) ⟶ 6

h) Các hợp chất axit kích thích tuyến tiết hoocmôn ⟶ 1

i) Sự tiết của tuyến là cần thiết cho sự biến đổi hoá học prôtêin ⟶ 7

5. Giải bài 4 trang 38 SBT Sinh học 11

Mỗi ngày, người cần hàng trăm gam cacbohiđrat. Nhu cầu hằng ngày về hầu hết các vitamin chí tính bằng miligam. Nhu cầu về các vitamin với lượng nhỏ như vậy là vì

A. các vitamin không quan trọng lắm trong trao đổi chất.

B. năng lượng chứa trong các vitamin khá lớn mà ta lại không cần nhiều lắm

C. cơ thể có thể dự trữ hầu hết các vitamin với số lượng lớn.

D. vitamin chỉ đóng vai trò là các yếu tố điều hoà, xúc tác.

E. mọi tế bào đều cần cacbohiđrat, nhưng chỉ một ít tế bào cần vitamin.

Phương pháp giải

Vitamin là chất cần thiết cho cơ thể đóng vai trò điều hòa và xúc tác cho các quá trình trong cơ thể, nhu cầu vitamin với có thể thường rất ít.

Hướng dẫn giải

Nhu cầu về các vitamin với lượng nhỏ như vậy là vì vitamin chỉ đóng vai trò là các yếu tố điều hoà, xúc tác.

Chọn D

6. Giải bài 16 trang 41 SBT Sinh học 11

Trong mỗi ống đơn thận của động vật có xương sống, cầu thận và nang Baoman đảm nhiệm 

A. lọc máu và thu chất lọc 

B. chất lọc hấp thụ lại nước vào máu 

C. phân giải các chất có hại và chất độc 

D. hấp thu lại muối khoáng và các chất dinh dưỡng 

E. lọc lại và cô đặc nước tiểu để bài tiết

Phương pháp giải

Cầu thận và nang Baoman đảm nhiệm lọc máu và thu chất lọc 

Hướng dẫn giải

Cầu thận và nang Baoman được bao bọc bởi các mao mạch. Các chất lọc được khuếch tán qua thành mao mạch vào trong nang Bao man và được thu bởi hệ thống ống thận.Trong mỗi ống dơn thận của động vật có xương sống, cầu thận và nang Baoman đảm nhiệm: lọc máu và thu chất lọc

Chọn A

7. Giải bài 17 trang 41 SBT Sinh học 11

Các loài chim và các loài côn trùng bài tiết ra axit uric trong khi các loài thú và lưỡng cư bài tiết chủ yếu là urê. Ưu thế chủ yếu của chất thải axit uric so với chất thải urê là

A. axit uric dễ tan trong nước hơn.

B. axit uric là một phân tử đơn giản

C.để tạo axit uric cần sử dụng ít năng lượng hơn

D. để bài tiết axit uric bị mất nước ít hơn.

E. để bài tiết axit uric mất nhiều chất tan hơn

Phương pháp giải

Bài tiết axit uric bị mất nước ít hơn so với bài tiết ure nên nhu cầu nước của các loài này khá ít.

Hướng dẫn giải

Các loài chim và các loài côn trùng bài tiết ra axit uric trong khi các loài thú và lưỡng cư bài tiết chủ yếu là urê. Ưu thế chủ yếu của chất thải axit uric so với chất thải urê là để bài tiết axit uric bị mất nước ít hơn.

Chọn D

8. Giải bài 18 trang 41 SBT Sinh học 11

Trong cơ thể, các hệ nào sau đây có vai trò chủ yếu điều chỉnh hoạt động của các hệ khác?

A. Hệ tim mạch và hệ cơ.                    

B. Hệ thần kinh  và hệ nội tiết

C. Hệ bạch huyết và hệ da.                  

D. Hệ bạch huyết và hệ nội tiết.

E. Da và hệ thần kinh.

Phương pháp giải

Hệ thần kinh và hệ nội tiết có vai trò chủ yếu điều chỉnh hoạt động của các hệ khác 

Hướng dẫn giải

Xét các hệ đề cho đáp án đúng là B

Chọn B

9. Giải bài 19 trang 41 SBT Sinh học 11

Mọi tế bào trong cơ thể người đều tiếp xúc với môi trường trong chứa

A. máu.

B. mô liên kết.

C. dịch gian bào.

D. chất nền.

E. các màng nhầy.

Phương pháp giải

Môi trường giữa các tế bào người ta gọi là dịch gian bào

Hướng dẫn giải

Mọi tế bào trong cơ thể người đều tiếp xúc với môi trường trong chứa dịch gian bào.  

Chọn C

10. Giải bài 20 trang 41 SBT Sinh học 11

Khắng định nào sau đây minh hoạ tốt nhất cân bằng nội mô:

A. Hầu hết người trưởng thành cao 1,5m đến 1,8m.

B. Phổi và ruột non đều có diện tích bề mặt trao đổi rộng

C. Khi nồng độ muối của máu tăng lên, thận phải thải ra nhiêu muối hơn.

D. Mọi tế bào của cơ thể có cùng một kích cỡ giốn2 nhau

E. Khi lượng ôxi trong máu giảm, ta cảm thấy đầu lâng lâng.

Phương pháp giải

Khi nồng độ muối của máu tăng lên, thận phải thải ra nhiêu muối hơn.

Hướng dẫn giải

Khắng định nào sau đây minh hoạ tốt nhất cân bằng nội mô: Khi nồng độ muối của máu tăng lên, thận phải thải ra nhiêu muối hơn.

Chọn C

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Cân bằng nội môi Sinh học 11 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

Ngày:20/10/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM