Giải SBT Sinh 11 Bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật

Tài liệu hướng dẫn giải bài tập SBT Sinh 11 Bài 44 do eLib xin tổng hợp nhằm giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức về quá trình sinh sản vô tính ở động vật. Mời các em cùng tham khảo.

Giải SBT Sinh 11 Bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật

1. Giải bài 1 trang 94 SBT Sinh học 11

Cho biết những điểm giống nhau và khác nhau giữa các hình thức sinh sản vô tính ở động vật.

Phương pháp giải

Sinh sản vô tính ở động vật bao gồm các hình thức:

- Phân đôi

- Trinh sản

- Nảy chồi

- Phân mảnh

Hướng dẫn giải

* Điểm giống nhau:

Từ một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới có bộ nhiễm sắc thể giống cá thể mẹ, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.

* Điểm khác nhau:

- Phân đôi dựa trên phân chia đơn giản tế bào chất và nhân (tạo ra các eo thắt để phân chia nhân và tế bào chất).

- Trinh sản dựa trên phân chia tế bào trứng (không thụ tinh) theo kiểu nguyên phân nhiều lần tạo nên cá thể mới có bộ nhiễm sắc thể đơn bội.

- Nảy chồi dựa trên nguyên phân nhiều lần để tạo thành một chồi con, sau đó chồi con có thể tách khỏi mẹ tạo thành cá thể mới.

- Phân mảnh dựa trên mảnh vụn vỡ của cơ thể, qua nguyên phân để tạo ra cơ thể mới.

2. Giải bài 14 trang 100 SBT Sinh học 11

Giả sử 1 cơ thể amip hoàn tất quá trình phân đôi mất 3 ngày. Hãy xác định số cá thể tạo thành sau 18 ngày từ 103 cá thể ban đầu?

Phương pháp giải

Tính số lần nhân đôi 

Tính số cả thể mới 

Hướng dẫn giải

Từ 1 cơ thể sau 1 lần phân đôi (3 ngày) tạo ra 2 cơ thể mớị.

→ Số cá thể mới tạo thành sau 18 ngày là 26 (tương ứng với 18/3 = 6 lần phân đôi).

→ Số cá thể mới tạo thành sau 18 ngày từ 103 ban đầu là 26×103.

3. Giải bài 3 trang 101 SBT Sinh học 11

So sánh sinh sản vô tính ở thực vật và động vật

Phương pháp giải

So sánh dựa trên các tiêu chuẩn:

- Nguyên phân

- Các hình thức sinh sản 

Hướng dẫn giải

- Giống nhau:

+ Sinh sản vô tính ở thực vật và động vật đều có cơ sở tế bào học là nguyên phân (phân bào nguyên nhiễm ) vì vậy các cá thể mới được tạo ra giống nhau và giống hệt cơ thể gốc về mặt di truyền.

+ Không có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái (không có sự tổ hợp lại vật chất di truyền.

- Khác nhau: 

+ Thực vật: sinh sản bằng bào tử và sinh sản sinh dưỡng

+ Động vật: phân đôi, nẩy chồi, phân mảnh và trinh sản

Sinh sản vô tính ở động vật có hình thức trinh sinh: cơ thể mới được hình thành không phải từ một tế bào sinh dưỡng 2n mà từ một tế bào trứng 1n. Tế bào trứng (n) này không thụ tinh mà phát triển thành một cơ thể.

4. Giải bài 4 trang 101 SBT Sinh học 11

Phân biệt sinh sản vô tính và tái sinh các bộ phận cơ thể.

Phương pháp giải

Phân biệt dựa vào tiêu chuẩn có tạo ra cơ thể mới hay không

Hướng dẫn giải

- Sinh sản vô tính tạo ra cá thể mới mà không cần thụ tinh.

- Tái sinh chỉ tái tạo lại cơ quan, bộ phận bị mất, không tạo được cơ thể mới.

Ví dụ: hiện tượng thằn lằn mọc đuôi mới hoặc con sao biển tái sinh các cánh mới khi bị đứt.

5. Giải bài 5 trang 101 SBT Sinh học 11

Hiện tượng tằn lằn đứt đuôi, tái sinh được đuôi; tôm, cua có chân, và càng bị gãy sẽ tái sinh được chân và càng có phải là hình thức sinh sản vô tính không? Vì sao?

Phương pháp giải

Sinh sản vô tính ở động vật sẽ tạo ra cơ thể mới mà không cần thụ tinh

Hướng dẫn giải

Không, vì chỉ tạo ra cơ quan mới mà không tạo ra cơ thể mới.

6. Giải bài 6 trang 102 SBT Sinh học 11

Vì sao trinh sinh (trinh sản) là một hình thức sinh sản đặc biệt nhưng có thể coi đó là một hình thức sinh sản vô tính?

Phương pháp giải

Trinh sản là quá trình hình thành ong đực do trứng không được thụ tinh

Hướng dẫn giải

Trinh sinh (trinh sản) là một hình thức sinh sản đặc biệt nhưng có thể coi đó là một hình thức sinh sản vô tính vì trứng không thụ tinh nguyên phân nhiều lần tạo thành cơ thể mới đơn bội (n) (đây chính là quá trình hình thành ong đực).

7. Giải bài 7 trang 102 SBT Sinh học 11

Vì sao trong ghép mô, dạng dị ghép khó thành công?

Phương pháp giải

Mô từ cá thể này được ghép cho một cá thể khác không tương đồng về mặt di truyền, các gen và tế bào 

Hướng dẫn giải

Dạng dị ghép khó thành công vì là dạng lấy mô từ cá thể này được ghép cho một cá thể khác không tương đồng về mặt di truyền , các gen và tế bào ----> Dạng dị ghép khó thành công

8. Giải bài 8 trang 102 SBT Sinh học 11

Nhân bản vô tính là gì? Ý nghĩa của nhân bản vô tính.

Phương pháp giải

- Xem lý thuyết khái niệm nhân bản vô tính

- Nhân bản vô tính tạo ra cá thể mới giống cá thể ban đầu có ý nghĩa trong y học

Hướng dẫn giải

- Nhân bản vô tính là chuyển nhân của 1 tế bào xoma vào 1 tế bào trứng đã lấy nhân, kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi -> phát triển thành cá thể mới.

- Ý nghĩa của nhân bản vô tính:

+ Tạo ra các cá thể mới có đặc điểm sinh học giống cá thể ban đầu (có bộ gen của cá thể gốc)

+ Dùng thay thế các cá thể ban đầu, tạo ra các cơ quan mới thay thế các cơ quan bị hư ở người.

9. Giải bài 13 trang 102 SBT Sinh học 11

Nêu các hình thức sinh sản vô tính ở động vật và cơ sở sinh học của sinh sản vô tính?

Phương pháp giải

Snh sản vô tính ở động vật có 4 hình thức: phân đôi, nảy chồi, phân mảnh, trinh sản đựa trên quá trình giảm phân và nguyên phân

Hướng dẫn giải

*Có 4 hình thức sinh sản vô tính chính:

- Phân đôi.

- Nảy chồi.

- Phân mảnh.

- Trinh sản.

* Cơ sở tế bào học của sinh sản vô tính

- Tổ hợp vật chất di truyền

- Sự tự nhân đôi của NST

- Phân bào nguyên nhiễm.

- Phân bào giảm nhiễm.

10. Giải bài 16 trang 102 SBT Sinh học 11

Tại sao động vật bậc cao khỏng có khả năng sinh sản vô tính bằng cách phân đôi, nảy chồi và phân mảnh?

Phương pháp giải

Động vật bậc cao tế bào mang tính chuyên hóa

Hướng dẫn giải

Vì các tế bào của cơ thể động vật đã bị biệt hoá và có tính chuyên hoá cao.

11. Giải bài 1 trang 103 SBT Sinh học 11

Hình thức sinh sản bằng nảy chồi gặp ở động vật:

A. Ruột khoang, giun dẹp

B. nguyên sinh

C. bọt biển, ruột khoang 

D. bọt biển, giun dẹp

Phương pháp giải

Nảy chồi thường gặp ở các loài động vật của ngành Ruột khoang

Hướng dẫn giải

Hình thức sinh sản bằng nảy trồi gặp ở động vật: bọt biển, ruột khoang

Chọn C

12. Giải bài 2 trang 103 SBT Sinh học 11

Hình thức sinh sản phân mảnh có ở nhóm động vật

A. bọt biển, giun dẹp

B. ruột khoang, giun dẹp

C. nguyên sinh

D. bọt biển, ruột khoang

Phương pháp giải

Hình thức phân mảnh thường gặp ở các nhóm động vật thuộc ngành giun dẹp

Hướng dẫn giải

Hình thức sinh sản phân mảnh có ở nhóm động vật bọt biển, giun dẹp

Chọn A

13. Giải bài 3 trang 103 SBT Sinh học 11

Hình thức trinh sản có ở:

A. ong                            B. chân khớp

C. Giun đất                    D. Sâu bọ 

Phương pháp giải

Trinh sản là hình thức trứng không được thụ tinh, tạo thành ong đực

Hướng dẫn giải

Hình thức trinh sản có ở ong 

Chọn A

14. Giải bài 4 trang 103 SBT Sinh học 11

Trong tổ ong cá thể đơn bội là 

A. ong thợ                    B. ong đực 

C. ong chúa                 D. cả A và B 

Phương pháp giải

Ong đực được tạo thành từ hình thức trinh sản là trứng không được thụ tinh

Hướng dẫn giải

Trong tổ ong cá thể đơn bội là ong đực

Chọn A

15. Giải bài 5 trang 103 SBT Sinh học 11

Trinh sản là hình thức sinh sản

A. sinh ra con cái không có khả năng sinh sản

B. xảy ra ở động vật bậc thấp.

C. chỉ sinh ra những cá thể mang giới tính cái.

D. không cần có sự tham gia của giao tử đực.

Phương pháp giải

Ong đực được hình thành từ hình thức trinh sản do trứng không được thụ tinh

Hướng dẫn giải

Trinh sản là hình thức sinh sản không cần có sự tham gia của giao tử đực.

Chọn D

16. Giải bài 8 trang 104 SBT Sinh học 11

Giun dẹp có các hình thức sinh sản

A. phân mảnh, phân đôi.

B. nảy chồi, phân đôi.

C. phân đôi, trinh sản.

D. nảy chồi, phân mảnh

Phương pháp giải

Hình thức sinh sản của giun dẹp là phân mảnh và phân đôi

Hướng dẫn giải

Giun dẹp có các hình thức sinh sản phân mảnh, phân đôi.

Chọn B.

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Sinh sản vô tính ở động vật Sinh học 11 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

Ngày:22/10/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM