Bài tập trắc nghiệm môn Kinh tế học kèm đáp án và lời giải chi tiết

eLib.VN xin chia sẻ đến các bạn "Bài tập trắc nghiệm môn Kinh tế học kèm đáp án và lời giải chi tiết" dưới đây. Hy vọng tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các bạn trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Mời các bạn tham khảo cùng eLib!

Bài tập trắc nghiệm môn Kinh tế học kèm đáp án và lời giải chi tiết

Câu 1 : GDP danh nghĩa năm 1997 là 6000 tỷ . GDP danh nghĩa năm 1998 là 6500 tỷ . Chỉ số giá năm 1997 là 120. Chỉ số giá năm 1998 là 125 . Tỷ lệ tăng trưởng năm 1998 là:

a. 8,33 %

b. 4%

c. 4,5%

d. 10%

Đáp án Câu 1: b

Giải thích :  GDPthực 1997 = 6000/120 = 50 tỷ

* GDPthực 1998 = 6500/125 = 52 tỷ

 => Tỷ lệ tăng trưởng = ( 52-50)/50 x 100% = 4%

Câu 2: Cho biết tỷ lệ tiền mặt so với tiền gởi ngân hàng là 60% , tỷ lệ dự trữ ngân hang so với tiền gởi ngân hàng là 20% . Ngân hàng trung ương bán ra 5 tỷ đồng trái phiếu sẽ làm cho khối tiền tệ:

a. Tăng thêm 5 tỷ đồng

b. Giảm bớt 5 tỷ đồng

c. Giảm bớt 10 tỷ đồng

d. Tăng thêm 10 tỷ đồng

Đáp án Câu 2: c

Giải thích: Theo đề bài ta có : m = 60% = 0,6

 d = 20% =0,2

 ∆H = - 5 (tỷ đồng)

Suy ra : kM

= (m+1)/ (m+d) = ( 0,6+1)/(0,6+0,2) = 2

 Do ở đây m và d không đổi nên ta có :

 ∆M1 = km

.∆H = 2 x ( -5) = -10

Câu 3: Cho biết tỷ lệ tiền mặt so với tiền gởi ngân hàng là 60% , tỷ lệ dự trữ ngân hang so với tiền gởi ngân hàng là 20% . Ngân hàng trung ương bán ra 5 tỷ đồng trái phiếu sẽ làm cho khối tiền tệ:

a. Tăng thêm 5 tỷ đồng

b. Giảm bớt 5 tỷ đồng

c. Giảm bớt 10 tỷ đồng

d. Tăng thêm 10 tỷ đồng

Đáp án Câu 3: c

Giải thích: Theo đề bài ta có : m = 60% = 0,6

 d = 20% =0,2

 ∆H = - 5 (tỷ đồng)

Suy ra : kM

= (m+1)/ (m+d) = ( 0,6+1)/(0,6+0,2) = 2

 Do ở đây m và d không đổi nên ta có :

 ∆M1 = km

.∆H = 2 x ( -5) = -10

Vậy khối tiền tệ bớt 10 tỷ đồng

Câu 4 : Sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng khác nhau ở:

a. Mục đích sử dụng

b. Thời gian tiêu thụ

c. Độ bền trong quá trình sử dụng

d. Cả 3 câu đều đúng

Đáp án Câu 4: d

Giải thích:

 

Câu 5 : Ngân hàng trung ương có thể làm thay đổi cung nội tệ bằng cách:

a. Mua hoặc bán trái phiếu chính phủ

b. Mua hoặc bán ngoại tệ

c. a và b đều đúng

d. a và b đều sai

Đáp án Câu 5: c

Giải thích: Khi muốn thay đổi lượng cung nội tệ , NHTW có thể mua hoặc bán

trái phiếu chính phủ hoặc ngoại tệ vì :

+ Trái phiếu chính phủ :

- Bán : người dân sẽ dùng nội tệ để mua => lượng nội tệ ngoài thị trường

- Mua : Người dân sẽ bán trái phiếu lại cho chính phủ => Chính phủ sẽ đưa một

lượng nội tệ ra để mua lại trái phiếu => lượng cung nội tệ

+ Ngoại tệ

- Bán : Người dân có xu hướng dùng nội tệ mua ngoại tệ để tích lũy hoặc trao đổi

mua bán => lượng cung nội tệ

- Mua : Chính phủ dùng nội tệ mua ngoại tệ => lượng cung nội tệ

Ở đây có thể xét rộng hơn là : các doanh nghiệp tư nhân , doanh nghiệp NN…

Câu 6: GDP thực và GDP danh nghĩa của một năm bằng nhau nếu:

a. Tỷ lệ lạm phát của năm hiện hành bằng tỷ lệ lạm phát của năm trước

b. Tỷ lệ lạm phát của năm hiện hành bắng tỷ lệ lạm phát của năm gốc

c. Chỉ số giá của năm hiện hành bằng chỉ số giá của năm trước

d. Chỉ số giá của năm hiện hành bằng chỉ số giá của năm gốc

Đáp án Câu 6: d

Giải thích: Vì chỉ số giá được tính bởi tỉ số giữa GDPdanh nghĩa với GDPthự

Câu 7 : Trong cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn

a. Dự trữ ngoại tệ của quốc gia thay đổi tùy theo diễn biến trên thị trường ngoại hối

b. Dự trữ ngoại tệ của quốc gia tăng khi tỷ giá hối đoái giảm

c. Dự trữ ngoại tệ của quốc gia không thay đổi , bất luận diễn biến trên thị trường

ngoại hối

d. Dự trữ ngoại tệ của quốc gia giảm khi tỷ giá hối đoái tăng

Đáp án Câu 7: a

Giải thích: Thị trường ngoại hối là thị trường mua bán ngoại tệ . Ví dụ như : nếu

ngoại tệ có xu hướng nhiều ngoài thị trường thì nhà nước dùng nội tệ để mua

ngoại tệ nhằm ổn định thị trường ngoại hối => dự trữ ngoại tệ . Và ngược lại

Câu 8 : Nếu tỷ giá hối đoái danh nghĩa không thay đối đáng kể , tốc độ tăng giá trong nước nhanh hơn giá thế giới, sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước sẽ:

a. Tăng

b. Giảm

c. Không thay đổi

d. Không thể kết luận

Đáp án Câu 8: d

Giải thích: Nếu tỉ giá hối đoái danh nghĩa không đổi tốc độ giá trong nước

nhanh hơn giá Thế giới , sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước sẽ còn phụ

thuộc vào tỉ giá hối đoái của trong nước so với nước ngoài, phụ thuộc vào yếu tố

môi trường , thị hiếu…

Câu 9: Tỷ giá hối đoái thay đổi sẽ ảnh hưởng đến:

a. Cán cân thương mại

b. Cán cân thanh toán

c. Sản lượng quốc gia

d. Cả 3 câu đều đúng

Đáp án Câu 9: d

Giải thích: Vì cán cân thương mại , cán cân thanh toán và sản lượng quốc gia

đều có liên quan đến việc mua bán , trao đổi , xuất nhập khẩu trong nước và nước

ngoài => liên quan đến mối quan hệ giữa nội tệ và ngoại tệ => tỷ giá hối đoái

Câu 10: Hàm số tiêu dùng: C = 20 + 0,9Y ( Y là thu nhập) . Tiết kiệm (S) ở mức thu

nhập khả dụng 100 là:

a. S = 10

b. S = 0

c. S = -10

d. Không thể tính được

Đáp án Câu 10: d

Giải thích: Cho : C = 20+0.9Y ( Y là thu nhập )

 Yd = 100

Ta có : Yd = C + S

S = Yd – C

 = 100 – 20 – 0,9Y

 = 100 – 20 – 0,9 ( Yd + T )

 = 80 – 0,9 ( 100 + T )

 = 80 – 90 – 0,9T

 = -10 – 0,9T

Vì thiếu T nên không thể tính S ở mức Yd = 100 này được ( Do Y trong C = 20 +

0,9Y là thu nhập ; Y # Yd)

Câu 11: Theo lý thuyết xác định sản lượng ( được minh họa bằng đồ thị có đường 45o), nếu tổng chi tiêu theo kế hoạch ( tổng cầu dự kiến ) lớn hơn GDP thực ( hoặc sản lượng ) thì:

a. Các doanh nghiệp sẽ giảm sản lượng để giải phóng thặng dư tồn kho so với mức

tồn kho dự kiến

b. Các doanh nghiệp se tăng hoặc giảm sản lượng tùy theo tình hình tồn kho thực tế

ít hơn hay nhiều hơn mức tồn kho dự kiến

c. Các doanh nghiệp sẽ không thay đổi sản lượng vì tồn kho thực tế đã bằng mức tồn

kho dự kiến

d. Các doanh nghiệp sẽ tăng sản lượng để bổ sung tồn kho cho đủ mức tồn kho dự

kiến

Đáp án Câu 11: a

Giải thích: ADthực < AD dự kiến => hàng hóa doanh nghiệp sx theo AD dự kiến sẽ bị

tồn kho => để không bị động trong Sx , doanh nghiệp sẽ sản lượng để GP thặng

dư tồn kho so với mức tồn kho dự kiến

Câu 12: Chính sách tài chính là một công cụ điều hành kinh tế vĩ mô vì:

a. Sự thay đổi thuế và chi tiêu ngân sách của chính phủ có tác động đến mức giá ,

mức GDP và mức nhân dụng

b. Việc đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và phát hành cổ phiếu là

cần thiết để tăng trưởng kinh tế

c. Sự thay đổi lãi suất tín phiếu kho bạc có tác động đến mức huy động vốn tài trợ

cho bội chi ngân sách của chính phủ

d. Việc điều chỉnh lượng phát hành tín phiếu kho bạc và công trái quốc gia có vai trò

quan trọng trong việc ổn định kinh tế

Đáp án Câu 12: d

Giải thích: Chú ý rằng tín phiếu kho bạc và công trái quốc gia cũng là quyền lợi

và nghĩa vụ của công dân khi sở hữu , do đó có vai trò rất quan trọng trong ổn

định kinh tế

Câu 13: Tính theo chi tiêu ( Tính theo luồng sản phẩm ) thì GDP là tổng cộng của:

a. Tiêu dùng , đầu tư , chi tiêu của chính phủ để mua sản phẩm và dịch vụ, xuất khẩu

ròng

b. Tiêu dùng , đầu tư , chi tiêu của chính phủ để mua sản phẩm và dịch vụ , xuất

khẩu

c. Tiêu dùng , đầu tư , chi chuyển nhượng của chính phủ , xuất khẩu ròng

d. Tiêu dùng , đầu tư , chi chuyển nhượng của chính phủ , xuất khẩu

Đáp án Câu 13: a

Giải thích: Vì theo phân tích thì

GDP = C + I + G + X – M (theo chi tiêu )

Trong đó

C : tiêu dùng

I : đầu tư

G : chi tiêu của chính phủ

X – M : xuất khẩu ròng

X : xuất khẩu

M : nhập khẩu

Mời các bạn bấm nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ Bài tập trắc nghiệm môn Kinh tế học kèm đáp án và lời giải chi tiết​!

Để củng cố kiến thức và nắm vững nội dung bài học mời các bạn cùng làm Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Kinh tế học có đáp án dưới đây.

Trắc Nghiệm

Ngày:30/01/2021 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM