Logic học

Để giúp các bạn dễ dàng ôn tập, tự kiểm tra và đánh giá học lực của mình, eLib giới thiệu đến các bạn Bộ đề ôn thi Logic học. Bộ đề ôn thi được biên soạn trên hình thức tổng hợp nhiều dạng để giúp các bạn hệ thống lại kiến thức nhanh chóng, để chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới đạt kết quả cao. Mời các em cùng tham khảo!

1. Logic học là gì?

Logic khách quan, dùng để chỉ tính qui luật cụ thể là mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng; hoặc mối liên hệ nội tại của mỗi sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan. Các khoa học cụ thể (như vật lí, hóa học, triết học) chủ yếu nghiên cứu logic khách quan – tìm ra các qui luật tất nhiên giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan.

Logic chủ quan, dùng để chỉ mối liên hệ có tính tất yếu, có qui luật giữa các tư tưởng của con người, xem như phản ánh chân thực hiện thực khách quan. Logic chủ quan được các môn logic học và toán học nghiên cứu.

Khoa học nghiên cứu logic chủ quan và sự chi phối giữa logic khách quan và chủ quan là logic học.

Vì vậy có thể định nghĩa logic học như sau:

Logic học là khoa học nghiên cứu những qui luật và hình thức cấu tạo chính xác của tư duy.

2. Ý nghĩa của Logic học

Sống trong xã hội, mỗi người không tồn tại một cách cô lập mà luôn có mối quan hệ với nhau và quan hệ với tự nhiên. Cùng với ngôn ngữ, Lôgíc giúp còn người hiểu biết nhau một cách chính xác và nhận thức tự nhiên đúng đắn hơn.

Trải qua quá trình lao động, tư duy lôgíc của con người được hình thành trước khi có khoa học về lôgíc. Tuy nhiên tư duy lôgíc được hình thành bằng cách như vậy là tư duy lôgíc tự phát. Tư duy lôgíc tự phát gây trở ngại cho việc nhận thức khoa học, nó dễ mắc phải sai lầm trong quá trình trao đổi tư tưởng với nhau, nhất là những vấn đề phức tạp.

Lôgíc học giúp chúng ta chuyển lối tư duy lôgíc tự phát thành tư duy lôgíc tự giác. Tư duy lôgíc tự giác đem lại những lợi ích sau:

  • Lập luận chặt chẽ, có căn cứ; trình bày các quan điểm, tư tưởng một cách rõ ràng, chính xác, mạch lạc hơn.
  • Phát hiện được những lỗi lôgíc trong quá trình lập luận, trình bày quan điểm, tư tưởng của người khác.
  • Vạch ra các thủ thuật ngụy biện của đối phương.

Lôgíc học còn trang bị cho chúng ta các phương pháp nghiên cứu khoa học : Suy diễn, Qui nạp, Phân tích, Tổng hợp, Giả thuyết, Chứng minh v.v… nhờ đó làm tăng khả năng nhận thức, khám phá của con người đối với thế giới.

Ngoài ra, lôgíc học còn có ý nghĩa đặc biệt đối với một số lĩnh vực, một số ngành khoa học khác nhau như : Toán học, Điều khiển học, Ngôn ngữ học, Luật học v.v…

3. Đối tượng của logic học

Logic học nghiên cứu các hình thức logic của tư duy, vạch ra những qui tắc, qui luật của quá trình tư duy. Qua đó khẳng định tính đúng đắn của tư duy. Tuân theo các qui tắc, qui luật là điều kiện cần để đạt tới chân lí trong quá trình phản ánh hiện thực.

4. Phương pháp nghiên cứu của logic học

Đối tượng của logic học là nghiên cứu hình thức, qui luật, các qui tắc tư duy đúng đắn. Muốn hiểu biết đúng đắn các hình thức, các qui luật, các qui tắc của tư duy, chúng ta phải phân tích kết cấu logic của tư tưởng được thể hiện trong đó, nghĩa là phải chỉ ra được các bộ phận, các yếu tố cấu thành và các kiểu liên kết đúng của tư tưởng.

Việc phân chia một sự vật phức tạp thành các mặt phải dùng các kí hiệu để chỉ các thành phần, các yếu tố và các kiểu liên kết. Việc kí hiệu hóa một quá trình tư tưởng phức tạp, làm rõ kết cấu của nó như vậy được gọi là sự hình thức hóa kết cấu logic của tư tưởng.

Vậy phương pháp cơ bản mà người ta sử dụng trong logic học là phương pháp phân tích và hình thức hóa.

Ngoài phương pháp trên, chúng ta còn sử dụng các phương pháp khác như: Phương pháp so sánh, phương pháp trừu tượng hóa, khái quát hóa… thậm chí sử dụng cả những phương pháp của bản thân môn logic như diễn dịch, qui nạp…

5. Ý nghĩa của việc học tập logic học

Học tập và nghiên cứu logic học góp phần nâng cao trình độ tư duy của mỗi người. Logic rèn luyện tính hệ thống trong quá trình tư duy của mỗi người. 

Ngoài tính hệ thống nó rèn luyện cho chúng ta biết tư duy theo đúng những qui tắc, qui luật vốn có của tư duy, đồng thời nó còn rèn luyện tính chính xác của tư duy, giúp chúng ta có thói quen chính xác hóa các khái niệm, quan tâm tới ý nghĩa của các từ, các câu được sử dụng trong ngôn ngữ hàng ngày.

6. Tư liệu ôn tập logic học

6.1 Trắc nghiệm logic học

Câu 1. Các yếu tố lôgích của suy luận là gì?

A. Đại tiền đề, tiểu tiền đề và kết luận.

B. Tiền từ, hậu từ và liên từ lôgích.

C. Chủ từ, vị từ, hệ từ và lượng từ.

D. Tiền đề, kết luận và cơ sở lôgích.

Câu 2. Thế nào là suy luận hợp lôgích?

A. SL tuân thủ mọi quy tắc lôgích hình thức.

B. SL từ tiền đề đúng và tuân thủ mọi quy tắc lôgích.

C. SL luôn đưa đến kết luận xác thực.

D. SL có lý nhưng luôn đưa đến kết luận sai lầm.

Câu 3. Thế nào là suy luận đúng? 

A. Suy luận hợp lôgích.

B. Suy luận đưa đến kết luận đúng.

C. Suy luận hợp lôgích và xuất phát từ mọi tiền đề đều xác thực.

D. A, B, C đều đúng.

Câu 4. Thao tác lôgích đi từ tiền đề là 1 phán đoán dạng A, E, I, O để rút ra kết luận cũng là 1 phán đoán dạng trên cùng lượng cùng chủ từ, nhưng khác chất và có vị từ là khái niệm mâu thuẫn với khái niệm đóng vai trò vị từ của tiền đề được gọi là gì?

A. Diễn dịch trực tiếp.

B. Phép đổi chất.

C. Phép đổi chỗ.

D. Suy luận theo hình vuông lôgích.

Câu 5. Cơ quan điều tra phải ra quyết định đình chỉ điều tra nếu đã hết thời hạn điều tra mà không CM được bị can đã thực hiện tội phạm. Cơ quan điều tra đã phải ra quyết định đình chỉ điều tra. Vậy đã hết thời hạn điều tra mà không CM được bị can đã thực hiện tội phạm:
A. sai vì tiểu tiền đề phủ định tiền từ

B. sai vì tiểu tiền đề khẳng định hậu từ

C. đúng

6.2 Bài tập tự luận logic học

Câu 1: Cho phán đoán “Một số nhà kinh tế học là giáo sư, vì một số nhà khoa học là nhà kinh tế học.

a. Mô hình hóa quan hệ thực của các thuật ngữ trong phán đoán trên

b. Các suy luận trên vì sao không hợp logic?

c. Hãy thực hiện phép đối lập chủ từ ở tiền đề lớn của 1 trong 2 tam đoạn luận đã khôi phục

d. Từ 3 thuật ngữ trong phán đoán của đề bài hãy khôi phục thành tam đoạn luận đúng

Câu 2: Nếu không mở rộng hội nhập kinh tế, thì nước ta sẽ không phát triển.

Nếu mở rộng hội nhập kinh tế, thì nước ra sẽ phát triển.

Muốn phát triển, thì nước ta phải mở rộng hội nhập kinh tế

Hễ không phát triển, thì nước ta đã không mở rộng hội nhập kinh tế.

a. Hãy viết công thức logic của các phán đoán và xác định các cặp đẳng trị

b. Từ 4 phán đoán trên hãy chọn 1 phán đoán chân thực, tự viết 1 phán đoán nữa để rút ra kết luận đúng theo phương pháp suy luận điều kiện thuần túy. Viết công thức logic và chứng minh công thức đó là hẳng đúng.

Câu 3: Cho phán đoán sau: ”Mọi sinh viên đều phải nỗ lực học tập để ngày mai lập nghiệp, vì vậy sinh viên trường ĐHNT cũng phải nỗ lực học tập để ngày mai lập nghiệp.”

a. Khôi phục luận 3 đoạn đúng từ luận 3 đoạn rút gọn trên.

b. Cho biết luận 3 đoạn vừa khôi phục thuộc kiểu hình mấy, có phương thức kết hợp như thế nào?

c. Cho biết quan hệ giữa các thuật ngữ trong các phán đoán trên và mô hình hóa chúng.

d. Thực hiện phép đối lập vị ngữ với phán đoán kết luận.

Câu 4: Các suy luận sau là kiểu suy luận gì và nó có hợp logic hay ko, vì sao:

a) Thuật ngữ này không chu diên vì nó không phải chủ từ trong phán đoán toàn thể.”

b) Nếu bạn thường xuyên làm bài tập thì sẽ nắm được phương pháp giải. Nếu nắm vững phương pháp giải sẽ giải được những bài tương tự. Bài này tương tự với những bài đã làm. Thế mà cậu lại không giải được.

Câu 5: Cho 3 khái niệm: trí thức; cử nhân kinh tế; thanh niên

a. Xác định quan hệ bao hàm và mô hình hóa quan hệ của 3 khái niệm trên.

b. Xác định những khái niệm mới hình thành dựa vào mô hình trên.

c. Dựa vào 3 khái niệm trên lập những phán đoán a,i,o chân thực, xác định tính chu diên của các thuật ngữ và mô hình hóa nó.

Trên đây là một số nội dung liên quan đến logic học như khái niệm, ý nghĩa, phương pháp về logic học. Ngoài ra, eLib còn tổng hợp thêm những dạng bài tập tự luận và trắc nghiệm giúp các bạn dễ dàng ôn tập hơn.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM