Lịch Sử 6 Bài 19: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế

Bài học dưới đây tóm tắt tình hình nước ta từ sau thời Trưng Vương đến trước thời Lý Nam Đế. Hi vọng đây là tài liệu bổ ích hỗ trợ cho các em học sinh lớp 6 trong quá trình học tập. Mời các em cùng tham khảo!

Lịch Sử 6 Bài 19: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ thế kỉ I – thế kỉ VI

a. Chính trị

- Thế kỉ I Giao Châu gồm 9 quận

- Đưa người Hán sang làm Huyện lệnh.

- Chúng bắt dân ta phải nộp nhiều thứ thuế: muối, sắt, cống nạp nhiều sản vật quý, bắt cả thợ khéo tay về Trung Quốc

- Đưa người Hán sang Giao Châu sinh sống, bắt dân ta theo phong tục tập quán của họ.

=>Thắt chặt hơn bộ máy cai trị

b. Kinh tế

- Nhân dân ta phải đóng nhiều thứ thuế nhất là thuế muối và sắt

- Cống nạp sản vật quý, sản phẩm thủ công và cả thợ khéo, lao dịch

c. Văn hóa

- Đưa người Hán sang Giao Châu sinh sống

- Bắt nhân dân ta học chữ Hán

- Sông theo phong tục của người Hán

=> Chúng âm mưu tiếp tục đồng hóa nhân dân ta.

1.2. Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I – thế kỉ VI có gì thay đổi?

- Nhà Hán giữ độc quyền về sắt.

- Nông nghiệp phát triển

- Nghề gốm, nghề dệt cũng rất phát triển.

- Buôn bán không chỉ với người trong nước mà cả người nước ngoài.

2. Luyện tập

Câu 1: Chính quyền đô hộ kiểm soát rất gắt gao và nắm độc quyền về sắt, nhưng nhân dân ta vẫn sản xuất được nhiều công cụ, dụng cụ, vũ khí bằng sắt. Kể tên các công cụ, vũ khí đó.

Gợi ý trả lời

- Công cụ lao động: có rìu, mai, cuốc, dao,…

- Dụng cụ trong gia đình: nồi gang, chân đèn, nhiều đinh sắt,…

- Vũ khí: kiếm, giáo, kích, lao,…

Câu 2: a) Mặc dù sống dưới ách kìm kẹp của chính quyền đô hộ nhưng nền nông nghiệp của ta bấy giờ vẫn đạt được nhiều tiến bộ. Hãy chỉ ra các tiến bộ này.

b) Lúc bấy giờ tổ tiên ta đã biết “Dùng côn trùng diệt côn trùng” bảo vệ cho cây trồng. Hiện nay chương trình khuyến nông đang thực hiện vấn đề này, em hiểu nội dung cơ bản của nó là gì?

Gợi ý trả lời

a) Các tiến bộ đạt được:

- Công việc làm đất: việc cày, bừa do trâu, bò kéo đã phổ biến.

- Công tác thủy lợi: ở huyện Phong Khê có đê phòng lụt.

- Trồng trọt: biết trồng hai vụ lúa trong một năm.

- Chăn nuôi: chăn nuôi rất phong phú.

b) Dùng côn trùng diệt côn trùng hiểu đơn giản là dùng các loài côn trùng không gây hại, diệt những loại côn trùng gây hại để bảo vệ cây trồng.

Câu 3: Cùng với nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp ở giai đoạn này cũng đạt được những tiến bộ và phát triển đáng kể. Em hãy lấy dẫn chứng.

Gợi ý trả lời

- Rèn sắt, đúc đồng: Kĩ thuật rèn sắt, đúc đồng ngày càng điêu luyện. Sản phẩm làm ra phong phú.

- Gốm sứ: Biết tráng men, vẽ trang trí trên đồ gốm rồi mới đem nung. Sản phẩm ngày càng phong phú về chủng loại: nồi, vò, bình, bát, đĩa,…

- Dệt vải: cùng với vải bông, vải gai, vải tơ,… người ta còn dùng tơ tre, tơ chuối dệt thành vải. Vải chuối là đặc sản của Âu Lạc cũ.

3. Kết luận

Kết thúc bài học, các em cần ghi nhớ các ý chính sau:

  • Chế độ cai trị tàn bảo của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta
  • Sự thay đổi trong kinh tế nước ta từ thế kỉ I – thế kỉ VI  
Ngày:09/08/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM