Lịch Sử 6 Bài 22: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (Tiếp theo)

Bài học hôm nay, các em tiếp tục tìm hiểu về đất nước Vạn Xuân. Tuy nhiên, khác với bài trước, với bài này các em sẽ tìm hiểu về cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống lại quân Lương và sự tan ra của nhà nước Vạn Xuân. Vậy cụ thể bài học như thế nào, mời các em cùng đến với bài học ngay bây giờ.

Lịch Sử 6 Bài 22: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (Tiếp theo)

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Chống quân Lương xâm lược

- Tháng 5/545 quân giặc tiến vào nước ta theo hai đường thủy và bộ

- Thế giặc mạnh Lý Nam Đế lui quân về thành ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).

- Sau đó rút quân về thành Gia Ninh

- Đầu năm 546 định chiếm thành Gia Ninh, ông đem quân đóng ở hồ Điển Triệt.

- Một đêm mưa gió, địch đáng úp hồ Điển Triệt, Lý Nam Đế chạy vào động Khuất Lão

- Năm 548 ông mất.

1.2. Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương như thế nào?

- Triệu Quang Phục chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến.

- Quân Lương tăng cường bao vây Dạ Trạch.

- Nghĩa quân anh dũng chống trả. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.

1.3. Nước Vạn Xuân độc lập đã kết thúc như thế nào?

- Đánh bại quân Lương, Triệu Quang Phục lên ngôi vua (Triệu Việt Vương) và tổ chức lại chính quyền.

- Năm 571 Lý Phật Tử cướp ngôi Triệu Việt Vương, lên ngôi vua gọi là hậu Lý Nam Đế.

- Năm 603, 10 vạn quân Tùy tấn công Vạn Xuân, Lý Phật tử bị băt giải về Trung Quốc.

2. Luyện tập

Câu 1: Tháng 5 năm 545 là lần thứ mấy quân Lương kéo quân sang xâm lược nước ta? Theo em thì trong lần xâm lược này thì chúng chuẩn bị như thế nào? (Về quân lính, tướng chỉ huy). Chúng ta bước vào cuộc kháng chiến lần này gặp những khó khăn gì?

Gợi ý trả lời

- Lần thứ 3

- Vua Lương cử Dương Phiêu làm Thứ sử Giao Châu, cùng tướng Trần Bá Tiên chỉ huy một đạo quân lớn theo hai đường thủy bộ tấn công nước ta.

- Chúng ta gặp khó khăn: Thế giặc manh, ta không chống cự nổi phải thường xuyên rút quân, nhiều tướng hi sinh, năm 548 Lý Nam Đế mất.

Câu 2: Vì sao Triệu Quang Phục lại được Lý Nam Đế trao quyền tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Lương?

Gợi ý trả lời

Triệu Quang Phục là người có nhiều công lớn với cuộc khởi nghĩa, là người Lý Bí rất tin tưởng nên ông đã trao quyền tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng chiến cho Triệu Quang Phục.

Câu 3: Đánh đuổi được quân Lương ra khỏi bờ cõi, đất nước giành lại được độc lập vào năm 550. Triệu Quang Phục lên ngôi vua (được 20 năm). Từ buổi đầu dựng nước và giữ nước đến đây tổ tiên ta đã bao phen giành được đất nước từ tay giặc. Đó là những lần nào? Em có nhận xét gì về Lý Phật Tử (người trong họ của Lý Bí) giành lấy ngôi vua từ tay Triệu Quang Phục? Việc đó đã gây nên khó khăn gì cho đất nước?

Gợi ý trả lời

Bốn lần. Đó là những lần:

- Cuộc kháng chiến chống quân Tần thành công

- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi

- Khởi nghĩa Lý Bí thắng lợi.

- Cuộc kháng chiến chống quân Lương thắng lợi của Triệu Quang Phục.

- Hành động của Lý Phật Tử cho thấy ông ta vì quyền lợi cá nhân, vì quyền lợi dòng họ mà hi sinh quyền lợi quốc gia. Ông ta có tội với đất nước. Việc đó đã đẩy nước ta đứng trước xâm lược của nhà Tùy. Và cuối cùng đất nước lại rơi vào tay giặc.

3. Kết luận

Kết thúc bài học, các em cần ghi nhớ các ý chính sau:

  • Nước Vạn Xuân chống quân Lương xâm lược
  • Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương
  • Tình trạng độc lập của nước Vạn Xuân kết thúc
Ngày:09/08/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM